Thai 16 tuần tuổi có nghĩa là mẹ đang ở tuần cuối cùng của tháng thứ nhất của tam nguyệt cá thứ 2. Vậy thai tuần 16 phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu gam, mẹ có cần chú ý gì không? Hãy cùng Aplicaps tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Thai tuần 16 như thế nào?
Thai 16 tuần thuộc vào tháng thứ tư của thai kỳ. Vậy trong tuần này thai nhi phát triển như thế nào là câu hỏi được nhiều mẹ qua tâm. Để biết rõ hơn về quá trình phát triển của bé, mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Thai 16 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi 16 tuần tuổi có sự phát triển lớn cả về kích thước lẫn tay chân. Lúc này, hệ xương của bé đã chắc chắn và trở nên dài hơn, thậm chí móng tay cũng bắt đầu mọc. Bé có thể xoay chuyển các khớp, một số bé có thể mút ngón tay cái.
Mặt của bé bắt đầu đảo từ bên này sang bên kia. Tuy nhiên, mí mắt của thai nhi vẫn còn nhắm, lông mi đã bắt đầu bọc ra. Tại tuần này tai của bé đã cảm nhận được âm thanh của mẹ.
Tuần này hệ thống cơ ở lưng của bé đã khỏe hơn so với các tuần trước. Điều này giúp bé có thể hơi giữ thẳng tư thế của mình. Hệ thống xương của bé vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển chắc hơn nhờ vào lượng canxi trong cơ thể mẹ.
Thai 16 tuần nặng bao nhiêu gam?
Ở tuần thai thứ 16 chiều dài đo từ đầu tới mông khoảng 12cm và nặng khoảng 100 gam. Trường hợp thai nhi thiếu cân nặng hoặc chiều cao, mẹ bầu cần nhanh chóng thay đổi chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình thông qua sự tư vấn của bác sĩ thăm khám.
Thai 16 tuần nhịp tim bao nhiêu?
Từ các tuần thứ 16 cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Nhịp tim ở tuần này trung bình sẽ từ 120 – 160 lần/phút. Khi em bé cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút. Sang tuần thứ 20, tim thai có thể đập nhanh và mạnh hơn.
Thai 16 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân?
Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc tăng cân khi mang thai là khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân nặng trước khi mang bầu. Đến tháng tứ 4 mẹ bầu có thể tăng khoảng 5-7kg so với trước khi mang thai. , tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai.
Khám thai tuần 16
Khám và sàng lọc ở tuần thứ 16 là một cột mốc quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Qua quá trình khám và sàng lọc bác sĩ sẽ phát hiện được một bất thường ở bé. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp và an toàn nhất.
Khám thai tuần 16 gồm những gì?
Xét nghiệm Triple test
Xét nghiệm Triple test này dùng đến máu của mẹ bầu để phân tích, tìm ra nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm tầm soát các yếu tố như AFP (protein do thai sản sinh), HCG (nội tiết do thai sản sinh), Estriol (nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản sinh).
Mục đích của xét nghiệm này nhằm xác định thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể không, cần làm thêm những xét nghiệm khác không. Vì vậy đây là xét nghiệm cần thiết không nên bỏ qua.
Siêu âm 4D
Siêu âm 4D giúp phát hiện những bất thường về hình thái bên ngoài của thai như hiện tượng sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, bất thường về tim mạch, xương khớp,… từ đó bác sĩ có sự can thiệp kịp thời.
Xét nghiệm máu
Đối với những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm liên quan đến việc dung nạp glucose (GTT), vì vậy trước khi xét nghiệm cần phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống) qua đêm. Nếu có lượng đường trong máu cao trong xét nghiệm dung nạp glucose, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khám thai tuần 16 có cần nhịn ăn không?
Khi đi khám thai ở tuần 16, mẹ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để test một số bệnh lý có thể gặp phải. Để có kết quả chính xác nhất, các bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo mẹ bầu nên nhịn ăn.
Nếu mẹ ăn trước khi xét nghiệm có thể khiến chỉ số đường huyết trong máu tăng cao bất thường, dẫn đến kết quả kiêm tra không chính xác. Chính vì thế, khi đi khám thai ở tuần 16, mẹ bầu không nên ăn gì trong vòng 12 tiếng. Sau khi lấy máu xong, mẹ có thể ăn ngay để tránh việc tụt đường huyết nhé.
Góc giải đáp dành cho mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi đang xuất hiện ở trong đầu. Sau đây là một số câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm khi mang thai được 16 tuần.
Thai 16 tuần độ trưởng thành 1
Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Từ tuần 1 – 28 tuộc độ trưởng thành 0, màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt. Chất nhau thai tập trung ở một vùng. Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ I là 31 tuần. Màng ối không bị rạn nứt, được xác định rõ ràng, có sự rung động. Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên.
Ở tuần 16 độ trưởng thành là 1 đang thuộc diện phát triển quá sớm sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực lên cả mẹ và bé. Do đó mẹ cần chú ý kỹ đến chế độ ăn và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Thai 16 tuần biết trai hay gái chưa?
Vào tuần 16, bộ phận sinh dục của thai nhi dần dần hoàn thiện, tuy nhiên việc biết được con là trai hay gái chỉ đạt khoảng 60 – 80%. Bởi kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Không chỉ ở tuần thứ 16 mà đến trước 20 – 22 tuần tuổi nói chung, bộ phận sinh dục của con vẫn chưa thấy được rõ ràng vì còn đang phát triển, nên không dễ để xác định trai hay gái, nhất là khi, bé nằm co chân, nằm quay mặt vào bên trong hay trường hợp dây rốn buông xuống che mất.
[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41
Thai 15 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai 14 tuần tuổi phát triển ra sao?
Khám phá quá trình phát triển của thai 13 tuần tuổi.
Tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 12 tuần tuổi[/su_box]
Thai 16 tuần gò cứng bụng
Cơn gò có 2 loại là cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ.
Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.
Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột vì tử cung chèn ép lên, cơn đau này thường không đáng ngại. Trong trường hợp quá khó chịu, thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường.
Thai 16 tuần tiêm uốn ván được không?
Thông thường mẹ bầu chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc từng tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi hoặc tiêm phòng khi còn rất nhỏ thì nên tiêm 2 mũi vắc xin.
Thời điểm tiêm uốn ván sẽ do bác sĩ quyết định trên cơ sở tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Về lý thuyết, chỉ cần 2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng và mũi tiêm sau cùng cách ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Nếu mẹ muốn tiên vào tuần thai thứ 16 hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Thai 16 tuần nên ăn gì?
Trong quá trình mang thai, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là một điều vô cùng cần thiết. Sau đâu là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai được 16 tuần.
Thực phẩm giàu sắt
Nhu cầu sắt của bà bầu theo khuyến cáo là 30mg sắt nguyên tố trên ngày trong suốt quá trình mang thai và sau sinh một tháng. Nếu thiếu sắt mẹ có nguy cơ gặp phải tai biến sản khoa cao. Bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ…
Bổ sung canxi
Canxi cần cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nhu cầu canxi trong suốt quá trình mang thai từ 800mg- 1000mg mỗi ngày, 3 tháng cuối thai kỳ có thể tăng lên đến 1500mg
Acid folic
Acid folic có tác dụng chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu là 400 – 600 mcg/ ngày.
Kẽm
Kẽm giúp phòng ngừa tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai bị già tháng. Nhu cầu kẽm của mẹ bầu khoảng 12 mg/ mỗi ngày.
Vitamin C
Vitamin C tham gia vào quá trình tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng hấp thu sắt giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Iot
Bổ sung thiếu iot sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hoặc trẻ sinh ra bi chậm nói, nói ngọng, câm điếc. Chính vì thế khi mang thai mẹ bầu nhớ bổ sung đầy đủ iot nhé.
Để bổ sung đủ các dưỡng chất trên, ngoài việc cung cấp bằng chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung bằng viên uống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Befoma với công thức vượt trội 3 tác động cho thai kỳ toàn diện
- Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và không lo táo bón.
- Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
- 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, hạn chế tối đa táo bón, không lắng đọng.
Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.
Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích ( hay đến tế bào xương).
Bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985
Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 16 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!
__Vũ Thoa__