Thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ

Thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy lo lắng khi thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ. Vậy thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không là lỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ. Để có lời giải đáp cho chủ đề này, mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dây rốn quấn cổ có ý nghĩa gì?

Hiện tượng dây rốn quanh cổ của thai nhi còn được gọi là tràng hoa quấn cổ. Thông thường, cứ 10 mẹ mang thai thì có 3 mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này.

Tình trạng này xuất hiện khi thai nhi hoạt động trong bụng mẹ khiến tình trạng dây rốn quấn lại quanh người, đặc biệt là vùng cổ. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai. Tuy vậy, vẫn có một số nhỏ trường hợp tràng hoa quấn cổ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng phát triển của thai nhi.

Hiện tượng dây rốn quanh cổ của thai nhi còn được gọi là tràng hoa quấn cổ.
Hiện tượng dây rốn quanh cổ của thai nhi còn được gọi là tràng hoa quấn cổ

Đâu là nguyên nhân gây ra dây rốn quấn cổ?

Các chuyên gia sản khoa cho rằng nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở thai nhi là sự di chuyển quá mức trong túi ối.

Mặt ngoài dây rốn được bảo vệ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này có tác dụng giữ không cho dây rốn bị thắt nút, quấn quanh cổ hay chân tay… thai nhi khi thai nhi cử động, luồn lách hay nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm, lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến việc gia tăng nguy cơ dây rốn bị thắt nút hay quấn quanh cổ, tay chân thai nhi…

Bên cạnh đó, còn một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này như: 

  • Mẹ bầu mang đa thai
  • Có quá nhiều nước ối
  • Dây rốn quá dài
  • Cấu trúc của dây rốn kém
thai nhi  di chuyển quá mức dấn đến dây rốn quấn cổ
Nguyên nhân dây rốn quấn cổ có thể là thai nhi là sự di chuyển quá mức

Biến chứng khi trang hoa quấn cổ

Thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Trên thực tế, dây rốn quấn cổ rất hiếm gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ không nên căng thẳng quá mức. Hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Tùy thuộc vào mức độ dây rối quấn mẹ sẽ gặp phải một số sự cố sau.

Thai nhi có bất thường về nhịp tim

Biến chứng mà thai nhi gặp phải khi bị dây rốn quấn cổ xảy ra phổ biến nhất là có bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân là các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể khiến dây rốn bị xiết lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể thai nhi nên có thể làm cho nhịp tim của bé giảm.

Do đó, trong quá trình đỡ sinh, nếu nhận thấy nhịp tim của thai nhi tiếp tục giảm và có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

Giảm sự phát triển của thai nhi

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, tình trạng dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai nhi bị giảm, giảm kali máu, nhiễm toan và thiếu máu… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm cho bé cưng giảm chuyển động.

dây rốn quấn quanh cổ giảm sự phát triển của thai nhi
Dây rốn quấn quanh cổ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Nguy cơ mổ lấy thai

Việc dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng sẽ làm đầu thai ngửa ra sau gây cản trở đến việc sinh qua ngả âm đạo. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Những lưu ý khi bị dây rốn quấn cổ

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên hạn chế những điều sau đây để đảm bảo sự an toàn cho bé.

Tránh ngồi ở tư thế “lười”

Mang thai là cả một giai đoạn nặng nề, vất vả cho mẹ. Đa số thời gian này, mẹ bầu được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng đồng thời cũng chính vì vậy, mẹ dễ có thói quen ngồi ở tư thế “lười”, bao gồm cả tư thế ngồi gù lưng hoặc tư thế nằm ngủ khiến thai nhi bị chèn ép.

Nếu bé đang bị dây rốn quấn cổ mà mẹ không biết và hoạt động ở những tư thế này sẽ khiến bé chịu áp lực nhiều hơn. Thai nhi sẽ vùng vẫy kịch liệt hơn để thoát khỏi cảm giác khó chịu và vô tình làm tình trạng dây rốn quấn cổ nghiêm trọng hơn.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Thai 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41

Các tuần khám thai quan trọng mẹ không nên bỏ qua

Thai tuần bao nhiêu thì quay đầu?[/su_box]

Tránh làm việc và mang vác nặng

Có thể do điều kiện không đủ tốt nên nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen làm việc nhà. Vận động vừa phải đích thực có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Nhưng nếu mẹ hoạt động quá mạnh hay khiêng nhấc vật nặng sẽ khiến thai nhi không thoải mái mà quẫy đạp nhiều hơn. Lúc này, tử cung sẽ co thắt mạnh làm dây rốn quấn cổ bé càng chặt.

Bà bầu làm việc nặng khiến tử cung co bóp tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ thai nhi
Bà bầu làm việc nặng khiến tử cung co bóp tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Kiểm tra thai định kỳ

Tần suất kiểm tra sức khỏe của hai mẹ con vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể sẽ tăng lên và cần kiểm tra nhịp tim của con đều đặn hơn để biết bé yêu vẫn ổn. Nếu như tim thai có vấn đề, cần nghi ngờ luôn rằng bé có đang thiếu dưỡng khí hay không, vì vậy việc kiểm tra, siêu âm định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng.

Mẹ không nên quá lo lắng

Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập hít thở và giao lưu với thai nhi. Nhiều khi tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới con. Mẹ luôn vui vẻ, con cũng sẽ vui và có thể tự xoay và thoát ra ngoài.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai 23 tuần bị dây rốn quấn cổ?”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ vẫn còn thắc mắc về quá trình mang thai xin vui lòng liên hệ 1900636985 để được Aplicaps tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ