Bổ sung đầy đủ acid folic giúp mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Đặc biệt hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu bắt đầu tăng lên đáng kể so với trước mang thai. Vậy hàm lượng phù hợp nhất cho giai đoạn này là bao nhiêu? Có những cách nào để bổ sung? Các mẹ sẽ tìm thấy ngay đáp án trong bài viết dưới đây!
Vai trò của acid folic trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Axit folic có tác dụng gì đối với bà bầu? Acid folic được biết đến với tên gọi khác là Folate hay vitamin B9. Nó tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và hình thành nên các ống thần kinh của cơ thể. Với phụ nữ mang thai, ở từng giai đoạn, acid folic đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy trong 3 tháng đầu, acid folic có vai trò như thế nào?
Trong suốt thời kỳ thai nghén, nhu cầu acid folic của mẹ bầu rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Bởi mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng acid folic trong thời gian này để:
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu. Mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén (thường khoảng 3 tháng đầu) có nguy cơ thiếu máu rất cao. Vì vậy, bổ sung acid folic sẽ góp phần duy trì quá trình tạo hồng cầu, ngăn chặn kịp thời tình trạng thiếu máu cho mẹ.
- Phòng ngừa dị tật ống thần kinh. Nếu được cung cấp đủ acid folic sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh dị tật ống thần kinh. Điển hình như hở hàm ếch, não không khép kín, nứt đốt sống, …
- Phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư. Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo một vài thống kê cho thấy, acid folic có thể làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
Hàm lượng acid folic bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tất cả phụ nữ mang thai đều cần bổ sung một lượng acid folic phù hợp mỗi ngày, thậm chí ngay từ khi có ý định mang thai. Để ngăn chặn rủi ro dị tật ống thần kinh từ những tháng đầu đời của thai nhi, CDC khuyến cáo, trong 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung 600mcg acid folic. Không chỉ trong 3 tháng đầu, mẹ còn cần bổ sung acid folic suôn suốt từ khi chuẩn bị mang thai 1 – 3 tháng đến giai đoạn cho con bú. Hàm lượng acid folic cho bà bầu qua các thời kỳ cụ thể như sau:
- Trước khi mang thai: 400mcg.
- Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: 600mcg.
- Từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9: 600mcg.
- Mẹ bầu đang cho con bú: 500mcg.
Có thể thấy hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu bắt đầu tăng lên đáng kể. Nếu mẹ bầu không đủ acid folic cho thai nhi có thể khiến ống thần kinh không khép kín được. Và kéo theo đó là những dị tật chẳng hề mong muốn với em bé. Chính vì thế hãy luôn đảm bảo cung cấp đủ acid folic để phòng ngừa những dị tật này tốt nhất. [1]
Nguyên nhân gây thiếu acid folic ở bà bầu 3 tháng đầu
Giữ vai trò quan trọng như vậy nên mẹ bầu luôn cần cố gắng để không bị thiếu acid folic. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần nắm được những nguyên nhân có thể gây thiếu acid folic. Trong đó phải kể đến 2 nguyên nhân chính dưới đây:
Không hấp thu được acid folic
Thông thường để hấp thu acid folic trong thực phẩm (rau, củ, quả, thịt), acid folic cần phải chuyển hóa qua 5 bước. Sản phẩm cuối cùng của quá trình là 5 methylfolate – dạng acid folic cơ thể mẹ bầu có thể dùng. Tuy nhiên, một số mẹ mắc triệu chứng thiếu men chuyển MTHF. Đây là chất quan trọng để chuyển hóa acid folic thành dạng hấp thu được. Kết quả là dù bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm nhưng mẹ bầu vẫn gặp tình trạng thiếu acid folic.
Do chế độ ăn hàng ngày thiếu
Một số mẹ bầu lại không hề chú trọng vấn đề acid folic cho thai nhi. Do đó mẹ không sử dụng bất kỳ một biện pháp nào để bổ sung hàm lượng cơ thể đang thiếu. Sử dụng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày là cách đơn giản có thể giúp mẹ bầu nạp thêm vi chất này.
Vậy ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu? Một số loại thực phẩm giàu acid folic mẹ bầu có thể dùng như:
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu hà lan, đậu xanh, …Măng tây
- Lòng đỏ trứng gà
- Rau là xanh: Cải xoăn, xà lách, rau bina, …
- Gan động vật. [2]
Với hàm lượng acid folic khác nhau, những nguồn thực phẩm này giúp mẹ bầu bổ sung một phần dưỡng chất một cách tự nhiên và an toàn.
Hậu quả của thiếu acid folic trong quá trình mang thai
Nếu không bổ sung đủ acid folic cho các giai đoạn như trên, chỉ sau vài tuần mẹ bầu phải cẩn thận với những hậu quả có thể xảy ra dưới đây:
- Dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Nếu thiếu hụt acid folic trong giai đoạn mang thai, trẻ sinh ra phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ dị tật. Nhẹ có thể là hở hàm ếch hay sứt môi. Nặng hơn thì bị tim bẩm sinh, não úng thủy, liệt chi, nứt đốt sống, thậm chí tử vong sau sinh, …
- Thiếu máu ở mẹ mang thai: Thiếu acid folic sẽ làm mẹ bầu thiếu máu. Mẹ bầu có thể nhận cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau đầu, da xanh xao, … Hậu quả là tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra chậm phát triển, thậm chí mắc bệnh tim mạch, …[3]
- Nguy cơ mắc ung thư: Phổ biến nhất phải kể đến ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
- Bệnh lý khác: Tuy không phổ biến như những triệu chứng ở trên, nhưng mẹ bầu có thể gặp rất nhiều bệnh lý khác nếu thiếu acid folic. Điển hình như mất trí nhớ, lãng tai, loãng xương, mệt mỏi, bồn chồn, đau xương,…
Chính vì hậu quả như vậy, bà bầu cần luôn đi khám sức khỏe thai sản định kỳ, trong đó có nồng độ folate huyết thanh. Thông thường, bà bầu được chẩn đoán là thiếu acid folic nếu nồng độ folate huyết thanh < 3ng/mL.[4]
Sản phẩm Befoma – Acid folic thế hệ thứ 4 có tác dụng không cần qua chuyển hóa như acid folic tự nhiên
Để ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn do thiếu acid folic gây ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ acid folic.
Bên cạnh dạng acid folic tự nhiên cần nhiều bước chuyển hóa trong thực phẩm ra, quatrefolic – acid folic thế hệ thứ 4, chuyển hóa 1 bước – là lựa chọn được nhiều mẹ thông thái tin dùng. Quatrefolic chính là dạng acid folic có trong sản phẩm Befoma.
Befoma là sản phẩm chính ngạch châu Âu với công thức hoàn hảo dành cho mẹ bầu với:
- Quatrefolic: hấp thu nhanh, ngăn ngừa dị tật thai nhi, phòng sảy thai hiệu quả.
- Sắt amin thế hệ mới: Hấp thu tốt, ngừa thiếu máu, không lo táo bón.
- 18 vitamin & khoáng chất: Đủ dinh dưỡng, tăng đề kháng, phát triển toàn diện.
Befoma đạt được nhiều chứng nhận an toàn châu Âu nên mẹ bầu luôn yên tâm sử dụng. Nhờ bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, Bổ bầu Befoma cung cấp đủ hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu, giai đoạn thai kỳ và cho con bú. Ngoài ra, sản phẩm giúp mẹ phòng ngừa nhiều nguy cơ sức khỏe do thiếu acid folic khác.
Để được các chuyên gia tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập https://aplicaps.vn/ hoặc liên hệ hotline 1900636985.
Chúc các mẹ luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt để “mẹ tròn con vuông” nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Folic acid and Pregnancy: how much do you need? Ngày truy cập: 30/03/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/folic-acid |
---|---|
↑2 | 15 healthy foods that are high in folate (Folic acid). Truy cập ngày 30/03/2022. https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid |
↑3 | Symptoms vitamin B12 or folate deficiency anaemia. Ngày truy cập: 30/03/2022. https://www.nhs.uk/conditions/vitamin-b12-or-folate-deficiency-anaemia/symptoms/ |
↑4 | Folate Deficiency. Truy cập ngày 30/3/2022. https://www.msdmanuals.com/professional/nutritional-disorders/vitamin-deficiency,-dependency,-and-toxicity/folate-deficiency |