Trong thai kỳ, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chóng mặt. Chóng mặt khi mang thai xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thiếu máu, mất nước, tiểu đường thai kỳ,… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu biết được nguyên nhân cụ thể của những cơn chóng mặt vô cớ và cách cải thiện hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
Chóng mặt khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Dấu hiệu chóng mặt khi mang thai là cảm giác lâng lâng, choáng váng, đôi khi kèm theo những cơn khó thở, nhịp tim nhanh, tức ngực. Tùy vào từng nguyên nhân mà chóng mặt có thể xuất hiện với tần suất ít và trong một vài phút ngắn ngủi. Nhưng đôi khi, mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng chóng mặt kéo dài, thậm chí một ngày vài lần.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi bị chóng mặt buồn nôn trong thời kỳ mang thai, nếu không cẩn thận, thai phụ có thể bị va đập, thậm chí ngã và ngất xỉu. Trong một số trường hợp, mẹ bầu chỉ bị xây xước nhẹ, chảy máu rò rỉ . Tuy nhiên, nặng hơn thì mẹ bầu có thể bị mất thăng bằng, va đập, ngã ngất và gây tổn thương thai, thậm chí xảy ra sảy thai.
Vì thế, dù là những cơn chóng mặt nhỏ nhất, mẹ bầu cũng đừng xem thường nhé. Đồng thời, hãy để ý tần suất và thời gian tái phát để tránh gây tổn hại sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tại sao mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai?
Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến chóng mặt giữa các giai đoạn của thai kỳ tương đối giống nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Trong đó phải kể đến:
- Thay đổi hormon và huyết áp thấp: Trong quá trình mang thai, hormon của mẹ thay đổi đáng kể. Điều này giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể để mẹ bầu nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Việc tăng lượng máu thường gây tình trạng tụt huyết áp mà triệu chứng điển hình là chóng mặt. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra phổ biến khi mẹ bầu đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi hoặc đứng.
- Nôn nghén: Chóng mặt có thể xảy ra nếu thai phụ bị nôn nghén quá nhiều. Triệu chứng này thường xảy ra vào những tháng đầu thai kỳ do lượng hormon của mẹ bầu thay đổi.
- Mang thai ngoài tử cung: Trong trường hợp này, trứng đã thụ tinh tự làm tổ bên ngoài tử cung. Thường gặp nhất là tại phần ống dẫn trứng. Phần lớn ở người mang thai ngoài tử cung, trứng không có khả năng phát triển thêm thành phôi thai. Mẹ bầu sẽ bị chóng mặt, đau bụng kèm xuất huyết âm đạo. Lúc này, bác sĩ có thể phải can thiệp phẫu thuật hoặc dùng thuốc để loại bỏ trứng đã thụ tinh.
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa
Một số nguyên nhân gây chóng mặt ở 3 tháng đầu vẫn có thể tiếp diễn sang 3 tháng giữa như huyết áp thấp hoặc nôn nghén. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể khiến mẹ bầu chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ hai là:
- Áp lực lên tử cung: Thai ngày càng phát triển, áp lực lên mạch máu của người mẹ cũng lớn dần theo. Thậm chí, mẹ bầu có thể vẫn bị chóng mặt trong trạng thái nằm ngửa. Nguyên nhân là do khi nằm ngửa, tử cung giãn nở làm cản trở lưu thông máu từ chân đến tim. Vì vậy, các mẹ thường có xu hướng nằm nghiêng ở giai đoạn này hơn.
- Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này xảy ra khi lượng hormon cơ thể mẹ thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất insulin. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, nếu lượng đường trong máu ở mức quá thấp sẽ gây cảm giác chóng mặt.
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối
Trong những tháng chuẩn bị sinh nở, tình trạng chóng mặt của mẹ bầu vẫn tiếp diễn. Bên cạnh nguyên nhân như ở 6 tháng trước, chóng mặt giai đoạn này có thể do 2 nguyên nhân dưới đây:
- Bà bầu thiếu máu: Khi không được cung cấp đủ sắt và axit folic cho cơ thể, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu, gây chóng mặt. Ngoài ra, thiếu máu có thể khiến mẹ bầu xanh xao, mệt mỏi, đôi lúc khó thở. vậy bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?
- Mất nước: Tình trạng mất nước có thể xảy ra tại bất kỳ tại một thời điểm nào trong thai kỳ. Nguyên nhân cơ bản là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn so với thông thường, khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Nếu không bổ sung đủ lượng nước này, cơ thể mẹ sẽ gặp tình trạng mất nước gây chóng mặt, buồn nôn.[1]
Giai đoạn nào thường bị chóng mặt khi mang thai
Mẹ bầu có thể bị chóng mặt tại bất cứ thời điểm nào trong 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng đầu là thời kỳ khiến mẹ bầu thường xuyên bị chóng mặt nhất. Bởi đây là khoảng thời gian cơ thể mẹ phải trải nghiệm những thay đổi đột ngột nhất của cơ thể như thay đổi hormon, lượng đường trong máu giảm,… gây ốm nghén, buồn nôn, chán ăn.
Làm như thế nào để giảm chóng mặt khi mang thai?
Có thể thấy nguyên nhân bệnh lý gây chóng mặt khi mang thai không nhiều và cần sự trợ giúp của bác sĩ. Còn các nguyên nhân sinh lý mẹ bầu hoàn toàn khắc phục được thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng thực đơn để cải thiện khẩu vị hàng ngày. Đồng thời mẹ cũng nên chú ý những loại thực phẩm giàu sắt và những loại thực phẩm nên và không nên ăn để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Chẳng hạn, các loại rau xanh như đậu bắp, súp lơ, bắp cải,… chứa nhiều chất xơ và vitamin vitamin A, E, axit folic. Các loại thịt đỏ, hải sản chứa nhiều kẽm, sắt, canxi, DHA, EPA. Ngoài ra, trái cây, các loại hạt, sữa, gạo cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên cao, rất tốt cho mẹ bầu.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần không nhỏ để hạn chế những cơn chóng mặt của mẹ bầu:
- Chia nhỏ những bữa ăn để tránh bị đói và khiến huyết áp tụt, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
- Uống nhiều nước, khoảng 3 lít mỗi ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ, có thể nhờ sự trợ giúp của chuyên gia để giảm bớt tình trạng nôn nghén.
- Tập thể dục điều độ nhưng không cần quá thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Luôn đi đứng chậm rãi, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.[2]
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu nhờ bộ 3 Aplicaps
Để đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, bên cạnh thức ăn hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng thêm các loại viên uống bổ sung. Những viên uống này cung cấp đa dạng loại vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của mẹ bầu. Trong đó, bộ 3 sản phẩm của Aplicaps được nhiều mẹ thông thái tin dùng hiện nay:
- Aplicaps Befoma: Bổ sung Acid folic thể hệ 4 (Quatrefolic), sắt amin cùng các loại vitamin và khoáng chất khác giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu gây chóng mặt cũng như nhiều biến chứng thai sản khác như sảy thai, sinh non, dị tật thần kinh,…
- Aplicaps Hymega: Hymega bổ sung DHA siêu tinh khiết chiết lạnh độc quyền với hàm lượng cao 250mg cùng EPA và vitamin để đảm bảo thai nhi phát triển trí não cùng thị giác toàn diện. Đồng thời, sản phẩm giúp ngăn ngừa triệu chứng trầm cảm và hay quên khi mang thai của mẹ bầu.
- Aplicaps Menacal: Với hàm lượng Canxi, vitamin D3 và K2 theo tiêu chuẩn WHO, sản phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để hạn chế đau lưng, mỏi gối, chuột rút khi mang thai. Đồng thời, Aplicaps Menacal còn giúp hỗ trợ thai nhi hình thành hệ xương răng chắc khỏe.
Với dạng viên uống tiện lợi, bộ ba sản phẩm nhà Aplicaps không chỉ giúp giảm triệu chứng chóng mặt khi mang thai do sinh lý mà còn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng suốt thai kỳ cho mẹ bầu.
Những bước tự chăm sóc bị chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu có thể làm theo một vài bước dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác chóng mặt:
- Bước 1: Bám vào đâu đó vững chắc và giữ ở tư thế đứng để tránh bị ngã khi bị chóng mặt, đồng thời giúp máu lưu thông trở lại.
- Bước 2: Uống một cốc nước lọc hoặc nước chanh pha đường hay trà gừng. Những loại nước này giúp bổ sung lại năng lượng cho cơ thể, đồng thời cải thiện khả năng lưu thông máu hiệu quả hơn.
- Bước 3: Nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể lực để cơ thể ổn định lại.
Chú ý rằng các bước này sẽ giúp giảm cơn chóng mặt tức thì. Tuy nhiên, chúng chỉ áp dụng trong trường hợp chóng mặt khi mang thai do sinh lý như mất nước, hạ huyết áp, nôn nghén,… Các trường hợp bệnh lý như mang thai ngoài tử cung, tiểu đường thai kỳ thì bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra lời khuyên giúp cải thiện tình trạng này một cách lâu dài.
Làm sao để phòng ngừa chóng mặt khi mang thai tái phát
Để hạn chế tần suất những cơn hoa mắt chóng mặt khi mang thai đột ngột, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng những thói quen dưới đây:
- Tránh đứng dậy quá nhanh khi đang ngồi hoặc đang nằm. Bởi đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến mẹ bầu bị chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
- Mẹ bầu hạn chế ngồi liên tục trong thời gian dài. Nếu bắt buộc, bạn nên thỉnh thoảng di chuyển chân để giúp lưu thông máu.
- Ăn uống đều đặn. Mẹ bầu tránh để thời gian giữa các bữa ăn quá xa, tốt nhất nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày..
- Tránh tắm bồn hoặc vòi sen quá nóng.
- Hạn chế nằm ngửa khi mẹ mang thai từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.
- Mặc quần áo thoải mát, rộng rãi để tránh cản trở khí huyết không lưu thông. [3]
Thông qua bài viết trên đây, chắc chắn các mẹ đã biết được nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai cũng như các biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Để được các chuyên gia tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ hoặc các sản phẩm bổ bầu của Aplicaps, bạn đọc vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 1900 636 985 nhé! Chúc các mẹ bầu luôn có một thai kỳ vui vẻ, khỏe mạnh trọn vẹn nhé!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | What cause dizziness in pregnancy. Ngày truy cập” 6/5/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/dizziness-in-pregnancy#in-the-third-trimester |
---|---|
↑2 | Can dizziness occur in the first week of pregnancy. Ngày truy cập: 6/5/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/dizziness-in-early-pregnancy#managing-dizziness |
↑3 | Dizzy during pregnancy. Ngày truy cập: 6/5/2022. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/dizziness-during-pregnancy/ |