Sinh non là nỗi sợ của biết bao mẹ bầu. Bởi mẹ biết được rằng, khi con sinh ra chưa đủ tháng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Như vậy, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Bạn đọc sẽ tìm thấy câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu sinh non là gì?
Sinh non là hiện tượng em bé ra đời quá sớm. Thông thường, nếu em bé được sinh ra trước 37 tuần tuổi, tức là trước 3 tuần so với ngày dự sinh thì được tính là sinh non. Tin tốt là nếu mẹ phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo sinh non, cùng với sự can thiệp của cán bộ y tế có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Những dấu hiệu đó bao gồm:
Đau lưng dưới. Những cơn đau xuất hiện dai dẳng hoặc chỉ nhói lên từng cơn. Tuy nhiên, một đặc điểm của những cơn đau này là dù bạn làm bất kỳ cách nào như xoa bóp hay thay đổi tư thế đều không thể dịu bớt được.
- Các cơn co thắt. Các cơn co thắt lặp đi lặp lại, thường cách nhau 10 phút. Sau đó, cơn đau xuất hiện càng ngày càng dày và nghiêm trọng hơn.
- Chuột rút. Mẹ bầu sẽ cảm thấy các cơn chuột rút ở phần bụng dưới, đau gần giống đau bụng kinh. Đôi khi những cơn chuột rút này lại giống như cơn đau do đầy hơi kèm theo tiêu chảy.
- Chất lỏng từ âm đạo. Mẹ bầu hãy cẩn thận nếu xuất hiện chất lỏng đục rỉ ra từ âm đạo. Đây có thể là dịch nước ối chảy ra. Mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi màu nước ối là xanh hoặc nâu. Bởi đây có thể là nước ối có phân su và gây nguy hiểm cho em bé.
- Các triệu chứng giống như cảm cúm. Điển hình như nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt, trong vòng 8 giờ, nếu mẹ không thể dùng bất kỳ loại chất lỏng nào (nước, sữa, nước hoa quả,…) thì cần liên hệ ngay cho bác sĩ.
- Vùng xương chậu hoặc âm đạo cảm thấy bị kéo xuống.
- Chảy máu âm đạo. Kể cả các trường hợp chảy ít máu âm đạo mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý.
Đôi khi, những triệu chứng phía trên khá giống với biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào để đảm bảo bản thân và em bé luôn an toàn. [1]
Yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non
Hàng năm có đến 15 triệu trẻ em sinh non do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, mẹ có khả năng sinh non cao nếu không may mắc phải các bệnh như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc huyết áp cao. Bên cạnh đó, sinh non có thể do người mẹ gặp các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi trong suốt thai kỳ.
- Sử dụng ma túy, hút thuốc hoặc uống nhiều rượu khi mang thai.
- Có tiền sử sinh non hoặc phá thai trong các lần mang thai trước đó.
- Cổ tử cung mở sớm khiến người mẹ chuyển dạ sớm hơn dự kiến.
- Mẹ mang thai đôi, thai ba,…
- Khoảng cách mang thai với lần thai trước dưới 6 tháng.
- Thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Mẹ bị thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai.
- Gặp phải các sự kiện gây sốc, căng thẳng tột độ trong cuộc sống như mất người thân, bạo lực gia đình. [2]
Tham khảo ngay: Lý do khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai và cách cải thiện hiệu quả
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu em bé sinh ra khi chưa được 22 tuần tuổi sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Với trẻ từ 22 đến 28 tuần tuổi, cơ hội sống sót và phát triển bình thường khoảng 40%. Nếu trẻ sinh non khi được 28-36 tuần tuổi thì tỷ lệ này tăng lên 90%.
Em bé sinh non chắc chắn khó có được sức khỏe tốt như trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ, khuyết tật, suy giảm hệ miễn dịch,… Nếu trẻ sinh ra với độ tuổi thai nhi càng bé thì nguy cơ tử vong và mắc bệnh càng cao.
Thực tế, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến như cân nặng, giới tính (bé gái tỷ lệ sống sót cao hơn bé trai), số lượng thai (thai đơn, thai đôi, thai ba,…), gen di truyền hoặc sức khỏe của người mẹ.
Ngoài ra, không thể không kể đến điều kiện của cơ sở y tế. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của những em bé sinh thiếu tháng. Nếu quá trình sinh con, mẹ được cấp cứu với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi, kinh nghiệm lâu năm thì trẻ sinh non có tỷ lệ sống sót sẽ cao.
Trẻ sinh non có ảnh hưởng gì không?
Khi em bé được đưa ra khỏi cơ thể mẹ sớm hơn dự kiến, phần lớn đều gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong đó, em bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu này ngay sau khi sinh:
- Hoạt động hô hấp kém.
- Cơ thể gầy yếu, nhẹ cân.
- Hàm lượng chất béo trong cơ thể thấp.
- Không có khả năng duy trì nhiệt độ của cơ thể ổn định. Do đó, phần lớn các bé sinh non cần sự hỗ trợ kỹ thuật như lồng hấp, hô hấp nhân tạo.
- Hoạt động chân, tay, quấy khóc,… ít hơn trẻ bình thường.
- Gặp khó khăn trong quá trình bú sữa mẹ.
- Da nhợt nhạt hoặc vàng vọt bất thường.
Không những vậy, trẻ sinh non có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng nếu bị:
- Xuất huyết não, xuất huyết phổi, viêm phổi.
- Lượng đường trong máu thấp.
- Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh gây nhiễm trùng máu do sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Hở ống động mạch. Khi gặp tình trạng này, động mạch chính của tim sẽ xuất hiện một lỗ hổng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Thiếu máu. Cơ thể trẻ sơ sinh không cung cấp đủ tế bào hồng cầu cho cơ thể sẽ dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của các cơ quan.
- Suy hô hấp gây rối loạn nhịp thở.
Trẻ sinh non có thể khỏe mạnh trở lại hay không đều phụ thuộc vào điều kiện và cách chăm sóc sau sinh của cơ sở y tế. Một số trẻ sinh non không may mắn có thể bị tàn tật, sức khỏe yếu kém dẫn đến bệnh tật triền miên sau này. [3]
Cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà
Khi trẻ sinh non được bác sĩ cho phép xuất viện về nhà, việc chăm sóc bé cũng không hề đơn giản chút nào. Cha mẹ và người thân của trẻ nên thực hiện những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo bé con luôn có thân nhiệt ổn định. Mẹ bầu cần theo dõi và chắc chắn con luôn thoải mái và có nhiệt độ bình thường. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,3 độ C và nhiệt độ phòng lý tưởng là 20 – 23 độ C
- Giúp trẻ ngủ ngon giấc. Phòng ngủ mát mẻ, ít ánh sáng cùng không gian yên tĩnh, ấm áp sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu hơn.
- Tắm cho bé cẩn thận, an toàn. Mẹ cần sử dụng nước ấm để tắm cho bé. Đồng thời, không nên sử dụng bất kỳ dạng sữa tắm, kem dưỡng da hoặc dầu thoa cơ thể nào cho đến khi bé được ít nhất 1 tháng tuổi.
- Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Trong khoảng 6 tháng đầu đời, những em bé sinh thiếu tháng có nguy cơ bị đột tử cao hơn so với các bé sinh bình thường. Không có nguyên nhân cụ thể cho trường hợp này. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh cho trẻ nằm sấp khi ở một mình vì có thể khiến bé khó thở. Ngoài ra, không để thêm đồ trên giường của bé trừ chăm, gối và một vài món đồ chơi yêu thích của trẻ.
- Hạn chế đến nơi đông người. Các địa điểm công cộng hoặc thậm chí là khách đến thăm nhà cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị vi khuẩn lạ tấn công.
- Thực hiện chăm sóc kiểu “chuột túi”. Đây là một tư thế để giữ bé, thực hiện bằng cách: Trẻ chỉ mặc tã rồi nằm úp trên ngực của cha hoặc mẹ, xoay đầu bé sang một bên. Phương pháp này tạo tiếp xúc da kề da giữa bé với cha mẹ. Nhờ vậy, tư thế chuột túi sẽ làm tăng sự gắn kết giữa trẻ với người thân, hỗ trợ quá trình bú sữa mẹ, ổn định nhịp tim và hô hấp của trẻ, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể,…
- Luôn sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp. Mẹ hãy luôn chăm sóc và bên con nhiều nhất có thể. Đồng thời, mẹ cần sẵn sàng để liên hệ với cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. [4]
Cách phòng tránh sinh non ở mẹ bầu
Sinh non luôn khiến mẹ phải hoang mang, lo sợ vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ sinh non, mẹ bầu nên tuân thủ những điều dưới đây:
- Đảm bảo cung cấp đủ 3 lít nước mỗi ngày. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ không bị mất nước, giảm thiểu nguy cơ sảy thai do mất nước tử cung.
Không nên nhịn tiểu nhiều lần. Việc này sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm, kích thích cổ tử cung co bóp dẫn đến các cơn co thắt khi đang mang thai. - Điều chỉnh tư thế nằm. Nằm nghiêng và kê gối mềm vùng bụng thường là tư thế giúp mẹ nằm thoải mái và an toàn nhất.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Đồng thời, mẹ bầu cũng đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi và giải trí phù hợp để có cuộc sống bầu bí luôn vui vẻ và thoải mái.
- Khám thai định kỳ. Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những rủi ro cho thai nhi, phòng tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.
Như vậy, với bài viết trên đây, Aplicaps đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn”. Chắc chắn đây sẽ là những thông tin bổ ích để mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh và an toàn suốt thai kỳ. Để được các chuyên gia tư vấn thêm về sức khỏe sinh sản, bạn có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 1900 636 985 nhé!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Premature birth. Ngày truy cập: 13/5/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/premature-labor#091e9c5e8000920e-1-3 |
---|---|
↑2 | Premature birth. Ngày truy cập: 13/5/2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-birth/symptoms-causes/syc-20376730 |
↑3 | Premature infant. Ngày truy cập: 13/05/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/premature-infant |
↑4 | How to take care of a preterm baby at home. Ngày truy cập: 13/5/2022. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/first-year/how-to-take-care-of-a-preterm-baby-at-home/articleshow/72083398.cms |