Tiền sản giật là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khó có thể lường trước những hậu quả mà bệnh lý này mang lại. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn chi tiết hơn về dấu hiệu tiền sản giật, nguyên nhân và hậu quả. Mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi nhé!
Dấu hiệu tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một bệnh lý xảy ra ở phụ nữ mang thai. Hội chứng này thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. [1] Mẹ bầu có thể nhận biết sớm tình trạng tiền sản giật dựa trên các dấu hiệu điển hình.
Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai
Mẹ bầu hoàn toàn có thể tự bảo vệ bản thân bằng việc nhận biết các dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu phát hiện kịp thời và thông báo ngay với bác sĩ thì sẽ giảm thiểu nguy cơ sức khỏe ở cả mẹ và em bé. Bên cạnh các dấu hiệu cơ bản như sưng phù tay chân, xuất hiện protein trong nước tiểu và huyết áp cao thì triệu chứng tiền sản giật khi mang thai còn bao gồm:
- Tăng cân liên tục trong 1-2 ngày do tăng một lượng lớn dịch cơ thể.
- Đau vai, đau bụng vùng mạn phải.
- Đau đầu dữ dội.
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Chóng mặt, khó thở, nôn mửa và buồn nôn nghiêm trọng.
- Có vấn đề về mắt: Mắt mờ, ánh sáng nhấp nháy,…
Tuy nhiên, một vài trường hợp mẹ bầu mắc tiền sản giật nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó cũng chính là lý do mẹ bầu được khuyên nên đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra huyết áp và urin trong nước tiểu.
[2]
Dấu hiệu tiền sản giật sau sinh
Tiền sản giật sau sinh hiếm khi xuất hiện, xảy ra từ 48-72 giờ sau khi sinh. Tiền sản giật sau sinh được nhận biết dựa trên các dấu hiệu dưới đây:
- Huyết áp tăng đột ngột từ 140/90 mmHg trở lên.
- Có protein dư thừa trong nước tiểu.
- Nôn mửa hoặc có cảm giác buồn nôn.
- Đau đầu dữ dội.
- Bụng đau âm ỉ rồi dữ dội dần, tập trung phần dưới xương sườn bên phải.
- Khó đi tiểu hoặc lượng nước tiểu rất ít.
- Tăng cân đột ngột (>1kg chỉ trong 1 tuần).
- Hô hấp khó khăn.
- Mặt, tay chân sưng phù, mắt mờ đi hoặc mẫn cảm với ánh sáng.
Nếu mẹ không kịp thời nhận ra những dấu hiệu tiền sản giật để có phương pháp điều trị phù hợp thì mẹ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng khác như:
- Sản giật sau sinh. Triệu chứng tương tự tiền sản giật. Sản giật sẽ để lại hậu quả nặng nề trên toàn bộ cơ thể như co giật, phá hủy vĩnh viễn các cơ quan (thận, gan, não), hôn mê sâu, thậm chí tử vong.
- Huyết khối. Các cục máu đông gây thuyên tắc mạch. Mẹ sau sinh có biến chứng huyết khối sẽ thấy khó thở, ho, đau ngực, sốt.
- Các trường hợp diễn biến nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
- Đột quỵ. Do thiếu máu lên não dẫn đến rối loạn các chức năng của nhiều cơ quan.
- Phù phổi. Tiền sản giật sau sinh có thể gây biến chứng tích tụ dịch trong mô phổi. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là mẹ cảm thấy khó thở, đổ mồ hôi, ho ra máu. [3]
Xem thêm: Tiền sản giật – Những điều mẹ bầu cần biết
Nguyên nhân mắc tiền sản giật
Nguyên nhân gây tiền sản giật ở mẹ bầu liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, phần lớn chuyên gia cho biết vấn đề này liên quan đến sự phát triển của nhau thai. Bởi vì các mạch máu gắn liền với nhau thai phát triển hẹp hơn bình thường khiến giảm lưu lượng máu cung cấp cho nhau thai. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra một vài yếu tố liên quan đến tiền sản giật, bao gồm:
- Mạch máu bị tổn thương.
- Cơ thể mẹ cung cấp không đủ lượng máu đến tử cung.
- Mẹ mắc các bệnh về miễn dịch như: Lupus ban đỏ hệ thống, giảm tiểu cầu, hội chứng APS,…
- Yếu tố di truyền (bất thường trên nhiễm sắc thể số 13). [4]
Yếu tố nguy cơ mắc tiền sản giật
Nguy cơ bị tiền sản giật thai kỳ càng cao khi mẹ bầu có các yếu tố dưới đây:
- Tiền sử bệnh máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, bệnh miễn dịch.
- Tiền sử tăng huyết áp trước khi mang thai.
- Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật.
- Tiền sử tiền sản giật ở các lần mang thai trước.
- Thừa cân, béo phì trong thai kỳ.
- Mang đa thai (thai đôi, thai ba,…).
- Người mẹ mang thai từ 40 tuổi trở lên.
- Lần đầu mang thai.
- Thói quen sinh hoạt độc hại: Hút thuốc, uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích.
Không những vậy, nguy cơ tiền sản giật cũng dễ xảy ra khi thai nhi có những đặc điểm sau:
- Chửa trứng. Đây là hiện tượng gai rau phát triển không bình thường gây tiền sản giật.
- Thiếu máu nhau thai.
- Đa thai, đa ối.
Như vậy, cả người mẹ và thai nhi đều có nhiều yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật. Vì vậy, để không phải chịu những tổn thương của tiền sản giật, mẹ bầu đừng bỏ qua bất kỳ bất thường nào của cơ thể nhé!
Các xét nghiệm tiền sản giật mà mẹ bầu nên làm
Có thể thấy, tiền sản giật để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Mẹ bầu có thể phát hiện sớm nếu khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện nguy cơ tiền sản giật:
- Đo huyết áp nhiều lần và đo huyết áp động mạch trung bình.
- Xét nghiệm máu. Chỉ số được chú ý đến ở đây là PLGF và sFlt-1. Nếu hai chỉ số này giảm nhiều thì thai phụ rất dễ bị tiền sản giật khi mang thai.
- Siêu âm. Bác sĩ sẽ đo chỉ số xung động mạch tử cung, nhờ đó phán đoán nguy cơ mắc tiền sản giật.
Tham khảo ngay: Xét nghiệm tiền sản giật ở bệnh viện làm những gì? Quy trình chuẩn bộ y tế? Gía tiền là bao nhiêu?
Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiền sản giật không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến thai nhi. Trường hợp nghiêm trọng nhất là thai nhi mất ngay khi còn trong bụng mẹ (thai lưu).
Bên cạnh đó, tiền sản giật cũng làm giảm lượng máu đến nuôi dưỡng nhau thai. Đó là lý do thai nhi không có đủ lượng máu cần thiết gây thiếu máu, phát triển không toàn diện.
Ngoài ra, tiền sản giật có thể gây nhiều hậu quả khác. Chẳng hạn như sinh non, trẻ sinh ra gầy gò, còi cọc, suy dinh dưỡng. Thậm chí, ngay sau khi sinh, thai nhi vẫn có thể phải đối mặt với “tử thần” bởi hô hấp khó khăn, chảy máu phổi, chấn thương các cơ quan,…
Biện pháp phòng ngừa tiền sản giật
Với những hậu quả nặng nề do tiền sản giật để lại, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của mẹ bầu đó là phòng ngừa tiền sản giật. Mẹ bầu nên đảm bảo thực hiện theo những biện pháp dưới đây:
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, mẹ bầu cần chú trọng các loại dưỡng chất như DHA, EPA, canxi, vitamin D&K2, axit folic,… Đây là những dưỡng chất giúp gián tiếp giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu. Mẹ bầu nên lựa chọn kết hợp thức ăn hàng ngày và viên uống bổ sung. Mẹ có thể tham khảo bộ ba Aplicaps (Befoma, Menacal, Hymega), là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, giúp bổ sung sắt, acid folic, canxi, DHA cùng vitamin và khoáng chất cần thiết dành cho phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và cho con bú.
- Thường xuyên rèn luyện thân thể. Dù hạn chế vận động mạnh nhưng mẹ bầu vẫn nên dành thời gian cho các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Nhờ vậy, sức khỏe mẹ bầu được tăng cường, hỗ trợ giảm nguy cơ tiền sản giật.
- Khám thai định kỳ. Thói quen này sẽ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện nguy cơ tiền sản giật. Nhờ đó đảm bảo mẹ và thai nhi luôn được an toàn suốt thai kỳ.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã nắm rõ được các dấu hiệu của tiền sản giật cần phải ghi nhớ. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về sức khỏe sinh sản, hãy liên hệ theo số hotline 1900 636 985.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Preeclampsia. Ngày truy cập: 14/5/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia |
---|---|
↑2 | Preeclampsia. Ngày truy cập: 14/5/2022. https://www.webmd.com/baby/preeclampsia-eclampsia |
↑3 | Postpartum preeclampsia. Ngày truy cập: 14/5/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17733-postpartum-preeclampsia |
↑4 | Everything you need to know about preeclampsia. Ngày truy cập: 14/5/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/252025 |