tram-cam-khi-mang-thai

Trầm cảm khi mang thai với những ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

Trên hành trình làm mẹ, chị em phải trải qua biết bao khó khăn, đau đớn. Đôi khi, mẹ bầu cáu kỉnh, nổi nóng mà ngay cả chính bản thân cũng không hiểu nổi. Khi đó, người mẹ có thể đang đối mặt với những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm khi mang thai gây ra. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời mẹ cùng theo dõi bài viết này nhé!

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng liên quan đến những rối loạn cảm xúc trong giai đoạn thai kỳ. Trạng thái chán nản là một phản ứng rất bình thường của mẹ bầu trước những thay đổi cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Đôi khi, trầm cảm có thể kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của mẹ bầu.

Trầm cảm khi mang thai là một quãng thời gian khó khăn. Người mẹ phải đối mặt với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như: Bối rối, sợ hãi, lo lắng, chán nản, lạc lõng,… Theo thống kê, có đến 7% phụ nữ khi mang thai phải cố gắng đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây ra.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, người thân xung quanh mẹ bầu lựa chọn phớt lờ căn bệnh này vì nghĩ rằng đây đơn giản là do mất cân bằng nội tiết và người mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh nở. Đây là một suy nghĩ sai lầm phải trả giá bằng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Vì vậy, những dấu hiệu trầm cảm ở mẹ bầu cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Trầm cảm khi mang thai có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của bác sĩ và quan tâm từ những người thân xung quanh mới chính là giải pháp tinh thần tuyệt vời nhất với mẹ bầu.

tram-cam-khi-mang-thai
Trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Mẹ bầu bị trầm cảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 5 nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Áp lực tài chính: Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn và thường xuyên phải đi khám sức khỏe định kỳ cùng với chi phí sinh nở, mua sắm sau sinh,… Điều này gây ra gánh nặng tài chính với nhiều gia đình. Chính vì vậy, lo toan, suy nghĩ, trăn trở tích tụ từng ngày và lâu dần khiến mẹ bầu bị trầm cảm.
  • Thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc: Trong thời gian mang thai, tâm lý phụ nữ luôn mỏng manh, yếu đuối hơn bao giờ hết. Dù có là người tài giỏi, độc lập nhưng người mẹ vẫn cần sự quan tâm từ những người xung quanh, dù là điều nhỏ nhất. Sự nhạy cảm này khiến mẹ bầu có thể suy nghĩ tiêu cực, dễ dàng dẫn đến trầm cảm hơn.
  • Mang thai ngoài ý muốn: Đây là nguyên nhân không quá phổ biến nhưng cũng có thể xảy ra ở một số trường hợp. Khi cái thai “không muốn mà đến” khiến chị em cảm thấy bị nhòm ngó, bêu rếu nên sinh ra tâm lý sợ hãi, ruồng bỏ, tuyệt vọng là điều dễ hiểu.
  • Thay đổi hormone: Hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều khi bắt đầu mang thai. Sự mệt mỏi về thể chất cùng nỗi lo cơm áo gạo tiền mang đến cảm xúc tiêu cực, khó thoát ra được,từ đó dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm khi mang thai thì khả năng mẹ bầu mắc chứng bệnh tương tự là tương đối cao.
ap-luc-cuoc-song-khien-me-bau-bi-tram-cam
Áp lực cuộc sống khiến mẹ bầu bị trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Tâm trạng thường xuyên thay đổi là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc dễ cáu gắt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thường thấp thỏm, lo âu, tuyệt vọng, không còn hứng thú với bất kỳ việc gì,… thì đó lại là dấu hiệu mắc trầm cảm khi mang thai. Người thân có thể nghi ngờ đến tình trạng trầm cảm nếu mẹ bầu có các biểu hiện như:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, buồn bã, cảm xúc tiêu cực hoặc đột nhiên khóc mà không có lý do cụ thể.
  • Thường xuyên cáu kỉnh, dễ nổi nóng với mọi thứ xung quanh.
  • Mất đi hứng thú về một điều gì đó mà trước đây mẹ bầu có thể rất thích.
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ mẹ bầu lo lắng không thể chăm sóc em bé sau khi sinh ra.
  • Cảm thấy tội lỗi, tuyệt vọng hoặc tự trách bản thân về những sự việc trước đó.
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định cho một việc nào đó. [1]

Bài test trầm cảm khi mang thai

Nhận thấy ngày càng nhiều chị em bị bất ổn tâm lý khi mang thai khiến các y bác sĩ vô cùng lo lắng. Các chuyên gia đã đưa ra bài test mức độ trầm cảm với 10 câu hỏi đơn giản. Dựa trên điểm số của bài kiểm tra mà có thể đánh giá nguy cơ trầm cảm của mẹ bầu.

Bài test gồm 10 câu hỏi như sau:

test-tram-cam-khi-mang-thai
Test trầm cảm khi mang thai

Mỗi đáp án sẽ tương ứng với một số điểm nhất định. Cộng tất cả các điểm đạt được của 10 câu hỏi và đối chiếu với kết quả dưới đây:

  • Nếu tổng điểm > 12, bạn chắc chắn đang mắc trầm cảm khi sinh mức độ nặng.
  • Tổng điểm ≥ 9 hoặc bạn đang có ý muốn tự sát thì cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Tổng điểm < 9 và các chuyên gia thấy bạn đang có dấu hiệu của trầm cảm thì cần được theo dõi thường xuyên, can thiệp kịp thời. [2]

Bài test trầm cảm mang thai này chỉ giúp sàng lọc và đánh giá tương đối ban đầu. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu hãy sẵn sàng nhờ sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau.

bai-test-tram-cam-de-sang-loc-benh-nhan
Bài test trầm cảm để sàng lọc bệnh nhân

Trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Trầm cảm nếu không được điều trị có thể là mối nguy tiềm ẩn đối với mẹ bầu và thai nhi. Trước hết, nếu mẹ bầu bị trầm cảm có thể khiến cơ thể bị thiếu chất, trở nên nghiện uống rượu bia, hút thuốc. Nghiêm trọng hơn, nhiều mẹ sau khi bị trầm cảm luôn tự trách bản thân, không muốn tiếp tục sống nên lựa chọn tự sát. Dù may mắn được cứu chữa, người mẹ trong trường hợp này cũng sẽ suy kiệt về tinh thần và thể xác, thậm chí không đủ sức khỏe để tự chăm sóc bản thân và em bé.

Không những vậy, trầm cảm khi mang thai còn ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này có thể khiến trẻ thường có xu hướng trầm tính, có thể kém hoạt bát, khả năng tập trung kém và tinh thần dễ bị kích động hơn.

Hơn nữa, khi mẹ bầu bị trầm cảm rất dễ bị sinh non. Hậu quả là đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân và gặp các vấn đề liên quan đến sự phát triển như kém thông minh, còi cọc, chậm lớn,… Đó là lý do tại sao cần phải hỗ trợ kịp thời nếu phát hiện người mẹ có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai. [3]

 

nguoi-me-de-bi-ton-thuong-khi-tram-cam
Người mẹ dễ bị tổn thương khi trầm cảm

Tham khảo: Mẹ khóc nhiều có ảnh hưởng đến con không? Cách giúp mẹ vui vẻ trở lại

Cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai

Tùy theo mức độ của bệnh trầm cảm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó có hai phương pháp chính: Giải pháp tâm lý và sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Biện pháp sử dụng thuốc

Khi mang thai, việc can thiệp sử dụng thuốc luôn được hạn chế tối đa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Với các thuốc chống trầm cảm cũng vậy. Bởi một khi đã sử dụng, mẹ có nguy cơ xuất huyết, sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân, mặc dù tỷ lệ rất thấp. Các thuốc được dùng thường là đơn trị liệu (chỉ dùng 1 loại thuốc) với liều rất thấp. Một số thuốc phổ biến thường được dùng điều trị trầm cảm khi mang thai như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs): Citalopram (Celexa), sertraline (Zoloft) hoặc fluoxetine (Prozac).
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI): Venlafaxine (Effexor XR), duloxetine (Cymbalta).
    Bupropion (Wellbutrin). Thuốc này là lựa chọn cuối cùng nếu các thuốc khác không có hiệu quả. Bupropion có thể liên quan đến dị tật tim sau khi sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nhóm này bao gồm nortriptyline (Parm Bachelor). Sử dụng thuốc này có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên cần cân nhắc khi sử dụng.
can-than-trong-khi-dung-thuoc-tri-tram-cam-cho-ba-bau
Cần thận trọng khi dùng thuốc trị trầm cảm cho bà bầu

Biện pháp tâm lý

Biện pháp này cần có sự phối hợp của chuyên gia tâm lý, người nhà bệnh nhân và cả sự cố gắng của mẹ bầu. Đặc biệt với chồng, người thân cận trong gia đình và bạn bè, hãy chú ý đến những biến đổi tâm trạng của mẹ trong suốt hành trình mang thai. Chia sẻ, lắng nghe những lời than vãn, bức xúc mà mẹ bầu tâm sự sẽ giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống cũng như giảm bớt áp lực đang phải gánh chịu.

Đặc biệt với vai trò là người “đầu ấp tay gối”, người chồng hãy cố gắng giúp vợ có tâm trạng vui vẻ nhất. Đồng thời, cũng đừng vì những lời lẽ vô lý của vợ trong lúc nóng giận mà gây bất hòa hai bên. Càng những lúc như này, mẹ bầu càng cần sự thấu hiểu và quan tâm của những người bên cạnh mình. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần tự động viên bản thân, suy nghĩ tích cực hơn nữa để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

nguoi-chong-can-luon-ben-canh-vo-bau-khi-mang-thai
Người chồng cần luôn bên cạnh vợ bầu khi mang thai

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm khi mang thai

Có thể thấy, trầm cảm không chỉ đơn thuần là căn bệnh ảnh hưởng đến tâm lý mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để phòng ngừa căn bệnh này, mẹ bầu nên cố gắng hình thành những thói quen lành mạnh như:

  • Đơn giản các vấn đề trong cuộc sống. Khi biết tâm lý bản thân nhạy cảm hơn khi mang thai, mẹ bầu hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh khi có thể. Không nên suy nghĩ quá nhiều và luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề.
  • Tâm sự với người xung quanh. Với những cảm xúc tiêu cực chồng chất từng ngày, mẹ bầu hãy chia sẻ với người thân, bạn bè.
  • Điều này sẽ giúp mối quan hệ với mọi người được thân thiết, cởi mở hơn. Đồng thời giúp mẹ bầu thoát khỏi cảm xúc tiêu cực và có hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề đang vướng mắc.
  • Thư giãn. Hãy dành nhiều thời gian để cơ thể thư giãn, tinh thần được thoải mái. Ví dụ mẹ bầu có thể pha trà, đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài hước. Ngoài ra, mẹ hãy nghỉ ngơi đúng giờ giấc để luôn có tâm trạng vui tươi, lạc quan nhất có thể.
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Duy trì lối sống khoa học, đúng giờ giấc. Mẹ nên đa dạng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cơ thể để dễ hấp thu hơn.
  • Thường xuyên vận động. Rèn luyện cơ thể mỗi ngày vừa giúp chị em tránh béo phì mà còn giữ tinh thần luôn sảng khoái, tích cực.
ba-bau-nen-giu-tam-trang-thoai-mai
Bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan trong suốt thai kỳ

Với những thói quen này, chắc chắn tỷ lệ mắc trầm cảm khi mang thai của mẹ bầu sẽ giảm đi đáng kể. Như vậy, qua bài viết trên đây, Aplicaps đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng trầm cảm của mẹ bầu. Nếu bạn muốn được các chuyên gia tư vấn trực tiếp, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 1900 636 985 bạn nhé!

Đọc thêm:

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Depression in pregnancy. Ngày truy cập: 18/5/2022.
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/depression/
2 Depression during pregnancy quiz. Ngày truy cập: 18/5/2022.
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-life/pregnancy-depression-quiz_20000527
3 Depression during pregnancy. Ngày truy cập: 18/5/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/depression-during-pregnancy/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ