ba-bau-bi-ho-3-thang-dau

Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ho không phải là một triệu chứng quá lạ lẫm với con người. Nhưng bà bầu bị ho 3 tháng đầu liệu có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho 3 tháng đầu

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể chỉ bị ho vài ngày nhưng cũng có lúc ho liên tục hàng tuần liền không khỏi. Triệu chứng này đều bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Thay đổi nội tiết tố kèm theo sức đề kháng kém. Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản,… Trong đó ho là triệu chứng điển hình của những bệnh lý này.
  • Ho do dị ứng. Môi trường sống xung quanh có rất nhiều yếu tố có thể gây dị ứng. Ví dụ như khói bụi, phấn hoa hoặc lông thú nuôi, đồ ăn,… Những yếu tố này dễ bay vào đường hô hấp hoặc kích ứng gây phản xạ ho.
  • Thời tiết. Tình trạng ho của mẹ bầu thường phổ biến nhất vào thời điểm chuyển mùa và bà bầu đau họng dễ hơn khi gặp thời tiết thay đổi. Đặc biệt những ngày trời trở lạnh sẽ khiến mẹ bầu càng dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn.
  • Trào ngược thực quản dạ dày. Cùng với sự phát triển của thai nhi, phôi thai có xu hướng chèn ép dạ dày làm tăng nguy cơ trào ngược. Lúc này, axit ở dạ dày sẽ trào lên thực quản đồng thời kích thích vùng niêm mạc tại đây. Hậu quả là ngoài triệu chứng buồn nôn, ợ nóng thì mẹ bầu sẽ xuất hiện ho kéo dài.

Nhìn chung, phần lớn nguyên nhân gây ho ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài. Nếu mẹ có thể phòng tốt những yếu tố này thì sẽ giảm đáng kể những cơn ho khó chịu.

di-ung-thoi-tiet-khi-mang-thai
Dị ứng thời tiết khi mang thai

Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu chỉ là những cơn ho do cảm lạnh thông thường hoặc do phản xạ đẩy dị vật ra ngoài thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, với trường hợp cơn ho kéo dài, liên tục không dứt thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý vì có thể để lại một số ảnh hưởng nhất định trên thai nhi:

  • Một số trường hợp mẹ bầu ho liên tục kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đau họng nghiêm trọng, mẹ cần đi khám liệu có phải đang bị nhiễm trùng đường hô hấp không. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất tim thai, thậm chí nhiễm trùng thai nhi.
  • Ho kéo dài khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, chán ăn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Những cơn ho liên tục không ngớt, ho mạnh có thể kích thích cơ bụng làm xuất hiện những cơn co thắt tử cung. Đây không phải là dấu hiệu tốt vì có thể triệu chứng báo sớm của động thai hoặc dọa sinh non.

Cách điều trị ho 3 tháng đầu của bà bầu

Tùy vào tình trạng cơn ho và thể trạng của mẹ mà có nhiều cách để giảm ho trong 3 tháng đầu hiệu quả.

Biện pháp Tây y

Đây được coi là biện pháp giảm nhanh chóng các cơn ho. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lại không phải là biện pháp hàng đầu bởi những tác dụng phụ khó lường trước lên thai nhi. Hiện nay, nếu mẹ bầu bị ho trong 3 tháng đầu có thể được bác sĩ hoặc dược sĩ kê những loại thuốc dưới đây:

  • Acetaminophen. Đây là loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs giúp làm dịu các cơn cảm cúm, cảm lạnh gây ho.
    Các loại viên ngậm. Công dụng chính của các loại viên ngậm này là làm dịu cổ họng, giảm ho. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính với thai nhi.
  • Codein và dextromethorphan. Nếu các thuốc bên trên không hiệu nghiệm, hai loại thuốc này có thể được xem xét để sử dụng giảm ho ở mẹ bầu. Tuy nhiên, codein và dextromethorphan không được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu. [1]
vien-ngam-ho-thao-duoc-thien-nhien
Các viên ngậm ho từ thảo dược thiên nhiên an toàn hơn với mẹ bầu

Sử dụng bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, ông cha ta thường sử dụng nhiều loại thảo dược thiên nhiên để giảm ho cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, mẹ bầu có thể làm dịu cơn ho ngay tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian mẹ có thể tham khảo:

  • Quất ngâm cùng mật ong. Mẹ thái lát mỏng quất đã được rửa sạch rồi xếp vào lọ thủy tinh. Sau đó, hãy đổ mật ong lên bề mặt và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sử dụng liên tục trong vòng 3-4 ngày có thể giúp mẹ bầu dịu họng, giảm ho nhanh chóng.
  • Bột tỏi nướng. Bước đầu tiên là đem tỏi đã còn nguyên vỏ gói trong 1 tờ giấy bạc. Sau đó, mẹ hãy nướng trên bếp than hoặc sử dụng lò vi sóng khoảng 20 giây. Tỏi đã nướng được để nguội, bóc bỏ và nghiền thành bột uống. Mỗi ngày mẹ bầu nên sử dụng 2-3 tép tỏi để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Lê hấp đường phèn. Quả lê được rửa sạch, bỏ cuống và hạt. Phần thịt lê được thái thành những miếng hình vuông vừa miệng ăn. Sau đó, mẹ bỏ vào bát phần thịt lê đã thái cùng một chút gừng và đường phèn rồi đem hấp cách thủy 30 phút. Cuối cùng, để nguội bát lê hấp là có thể dùng trực tiếp được rồi.
  • Nước củ cải trắng. Để làm được thức uống này, mẹ sử dụng mật ong, một củ cải trắng và vài lát gừng tươi. Củ cải sau khi được rửa sạch, gọt vỏ và thái thành hạt vuông thì đem đi xay/giã nhuyễn và lọc lấy nước. Sau đó, mẹ đem phần nước đó đi đun sôi và cho thêm một vài lát gừng tươi. Cuối cùng, mẹ thêm một chút mật ong, tùy thuộc vào khẩu vị và sử dụng trực tiếp. Mỗi ngày mẹ nên uống hỗn hợp này 3 lần, sau khi ăn.
  • Hẹ hấp cách thủy. Lá hẹ tươi sau khi được rửa sạch thì đem cắt khúc vừa miệng. Sau đó, mẹ mang lá hẹ đó đi hấp cách thủy khoảng 20 phút, để nguội và dùng phần nước tiết ra.

Dù là những loại nguyên liệu rất đơn giản nhưng mẹ bầu sẽ phải bất ngờ với công dụng giảm ho tuyệt vời của chúng. Những bài thuốc được làm từ thảo dược dễ tìm kiếm nên mẹ bầu có thể áp dụng dễ dàng để điều trị cơn ho cho mình.

meo-tri-ho-tu-dan-gian
Mẹo trị ho dân gian rất đơn giản, dễ thực hiện

Chăm sóc bà bầu bị ho 3 tháng đầu tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc các mẹo dân gian, việc chăm sóc mẹ bầu đúng cách sẽ giúp triệu chứng ho thuyên giảm nhanh chóng. Mẹ bầu nên chú ý:

  • Sử dụng nước ấm. Không chỉ giữ ấm cơ thể những ngày trở lạnh, nước ấm còn có khả năng hòa loãng đờm, giúp mẹ dễ dàng loại bỏ đờm khỏi cổ họng. Mỗi ngày mẹ nên chú ý uống đủ 3 lít nước nhé!
  • Súc miệng nước muối. Nước muối, đặc biệt nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn tốt. Nhờ đó, khoang miệng vừa được vệ sinh sạch sẽ, đồng thời làm sạch vi khuẩn, giảm sưng viêm và đẩy lùi cơn ho.
  • Sử dụng máy làm ẩm để giảm tình trạng khô rát cổ và làm dịu cơn ho.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Xây dựng một hệ miễn dịch, sức đề kháng khỏe mạnh là bước đầu để ngăn chặn viêm nhiễm và giúp mẹ bầu nhanh chóng đẩy lùi các bệnh gây ho. [2]

Bà bầu bị ho 3 tháng đầu cần lưu ý những gì?

Những cơn ho trong 3 tháng đầu có thể chỉ là ho sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là lời cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Để không xảy ra điều ảnh hưởng xấu đến thai nhi, mẹ bầu nên:

  • Không tiếp xúc gần với những người đang bị ốm, cảm cúm. Với sức đề kháng yếu ớt, mẹ bầu rất dễ bị lây bệnh trong quá trình tiếp xúc.
  • Giữ ấm cổ họng về đêm: Điều này đặc biệt quan trọng nhất là với bà bầu bị ho về đêm. Sử dụng chăn ấm hoặc 1 chiếc khăn đắp kín vùng cổ họng sẽ hạn chế hơi lạnh và giúp bà bầu có một giấc ngủ sâu và ngon.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn ngủ đủ giấc, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, dâu tây, kiwi,…).
  • Nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế sự mệt mỏi do ho kéo dài.
  • Nếu ho liên tục trong một thời gian dài thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
  • Tiêm vaccine phòng cúm giúp hạn chế nguy cơ mắc cúm cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai và 6 tháng sau sinh. [3]
ba-bau-nen-tiem-vaccine-cum
Bà bầu nên tiêm vaccine cúm

Bà bầu nên ăn và kiêng gì khi bị ho 3 tháng đầu?

Chế độ ăn uống hàng ngày giữ một vai trò quan trọng. Để có một sức khỏe ổn định, phòng tránh những cơn ho, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất hàng ngày. Như vậy, sức đề kháng của mẹ sẽ được nâng cao, nhanh chóng đẩy lùi cơn ho. Đồng thời, mẹ cần ăn chín, uống sôi tránh hiện tượng nhiễm khuẩn hoặc kích thích niêm mạc tiêu hóa và đường hô hấp.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kiêng những loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm lạnh. Loại thực phẩm này có thể khiến cho các cơn ho trở nên trầm trọng hơn, dễ gây phù nề hoặc ảnh hưởng đến phổi.
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ. Bởi dầu thường làm tăng tiết đờm nhày, khiến ho trở nên trầm trọng hơn.
  • Kiêng ăn hải sản. Một số mẹ bầu bị kích ứng với hải sản như tôm, cua, cá. Nếu sử dụng sẽ khiến cơn ho nặng thêm cùng nhiều biến chứng khác như mẩn đỏ, nổi mày đay, khó thở.
  • Kiêng da gà. Ăn da gà có thể kích thích niêm mạc đường hô hấp khiến ho nhiều hơn. Vì vậy, khi ăn thịt gà, mẹ nên loại bỏ phần da để tránh làm nặng cơn ho.
  • Đồ uống có ga, chất kích thích. Nước tăng lực, nước ngọt, cafe, trà là loại thức uống mẹ đều nên tránh. Loại đồ uống này thường khiến mẹ phải đi tiểu nhiều lần, dễ dẫn đến mất nước và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
an-da-ga-co-the-khien-ho-keo-dai
Ăn da gà có thể khiến cơn ho kéo dài hơn

Aplicaps tin rằng, với những lời khuyên hữu ích phía trên sẽ giúp bà bầu bị ho 3 tháng đầu biết cách để hồi phục nhanh chóng hơn. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh sản trong thai kỳ, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Cough and cold during pregnancy. Ngày truy cập: 10/6/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/
2 What can I take for a cough while pregnant. Ngày truy cập: 10/06/2022.
https://www.medicinenet.com/what_can_i_take_for_a_cough_while_pregnant/article.htm
3 How to treat a cold or flu when you’re pregnant. Ngày truy cập: 10/06/2022.
https://www.healthline.com/health/cold-flu/treating-during-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ