Test trầm cảm khi mang thai là vấn đề được nhiều người quan tâm do tình trạng trầm cảm thai kỳ rất thường gặp hiện nay. Nghiên cứu có khoảng 7% bà bầu mắc chứng tâm lý này và tỷ lệ có xu hướng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, trầm cảm khi mang thai có thể khắc phục được nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Bài trắc nghiệm test trầm cảm khi mang thai chính xác nhất
Để kiểm tra chính xác xem bản thân có đang bị trầm cảm hay không, mẹ bầu hãy thử test qua bài trắc nghiệm sau. Bộ câu hỏi test trầm cảm khi mang thai gồm 10 câu. Mỗi câu có 4 mức độ đánh giá tâm trạng từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Mỗi mức độ tương ứng với điểm số khác nhau. Bạn trả lời và ghi chú số điểm từng câu, sau đó cộng tất cả các điểm lại để có được tổng điểm sau cùng.
Kiểm tra kết quả test trầm cảm khi mang thai
Từ tổng điểm vừa tính dựa vào các hỏi trên, bạn tra kết quả ứng với điểm số để xác định được mức trầm cảm của bản thân. Lưu ý, vì kết quả chỉ chênh lệch nhau 1 điểm nên bạn cần xác định chính xác và cộng đúng kết quả tổng để tránh đánh giá sai tình trạng nhé.
- Thấp hơn 9 điểm: Xin chúc mừng, bạn không có dấu hiệu trầm cảm. Tình trạng tâm lý của bạn vẫn đang rất ổn định. Mặc dù bạn thỉnh thoảng hay cảm thấy buồn nhưng đây không phải là dấu hiệu của trầm cảm mang thai. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan này bạn nhé.
- Từ 9 đến 11 điểm: Bạn có dấu hiệu trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, ở mức độ này không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể cải thiện bằng một số biện pháp điều trị tâm lý hay chăm sóc tại nhà. Mẹ bầu nên trao đổi tình trạng của mình với người thân để được chia sẻ và giải tỏa. Nếu cần thiết, mẹ hãy cân nhắc việc đến bác sĩ tâm lý để nhận tư vấn sớm nhất.
- Từ 12 đến 14 điểm: Mẹ bầu có khả năng mắc trầm cảm khá cao và cần sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Ở tình trạng hiện tại cho thấy, mẹ bầu đang có xu hướng tuyệt vọng, buồn bã và rối loạn tâm lý. Khi đó, mẹ bầu cần chia sẻ điều này đến người thân, chồng hoặc cha mẹ để mọi người có thể hiểu và cảm thông cho bạn.
- Từ 15 điểm trở lên: Bạn đang mắc bệnh trầm cảm khi mang thai. Tình trạng tồi tệ hơn nếu mẹ bầu có xu hướng suy nghĩ cực đoan như lại làm hại bản thân. Bệnh trầm cảm khi mang thai khá phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị được nên mẹ không cần quá lo lắng. Điều mẹ cần làm lúc này là nhận tư vấn và điều trị tâm lý từ bác sỹ càng sớm càng tốt. Nếu không tiếp nhận điều trị sẽ gây ra hậu quả khôn lường đến bản thân và thai nhi.
Trầm cảm rất đáng sợ và có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Nếu mẹ đang nghi ngờ mình bị trầm cảm, hãy nhanh chóng để lại thông tin và tình trạng của mình dưới đây. Các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps sẽ dành thời gian nghe mẹ tâm sự và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất giúp mẹ vượt qua nỗi ác mộng thai kỳ này.
Một số dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai
Nếu đã test trầm cảm khi mang thai nhưng vẫn chưa yên tâm với kết quả, bạn có thể kết hợp một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trầm cảm thai kỳ dưới đây để xác định chính xác nhất. Các dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai thường thể hiện qua thể chất, hoạt động hằng ngày và cảm xúc.
Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai về thể chất:
- Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù đã qua thời gian ốm nghén.
- Bà bầu thường bị đau bụng, đau dạ dày.
- Mẹ bầu hay bị đau nhức cơ thể, đau mỏi vai gáy không rõ nguyên nhân và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Các biểu hiện, thay đổi trong lối sống:
- Mẹ bầu thường xuyên mất ngủ do buồn bực, lo âu.
- Bà bầu ngủ quá nhiều so với bình thường và không có khung giờ ngủ nhất định.
- Mẹ bầu có dấu hiệu tránh né mọi người, ngại tiếp xúc hoặc trò chuyện cùng mọi người.
- Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường dù đã qua thời gian ốm nghén.
- Thường dễ mất hứng thú với công việc hoặc sở thích cá nhân.
Những dấu hiệu thay đổi cảm xúc khi bị trầm cảm thai kỳ:
- Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, buồn bã hoặc lo âu không rõ lý do.
- Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy choáng ngợp hoặc hồi hộp trước mọi việc.
- Mẹ bầu hay đổ lỗi và tự trách bản thân – Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý trầm trọng
- Dễ xúc động, khóc lóc hoặc không có cảm xúc trước một sự kiện đau buồn.
- Có xu hướng suy nghĩ cực đoan, tiêu cực. [1]
Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?
Trầm cảm khi mang thai rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Khi mắc chứng trầm cảm, mẹ bầu có xu hướng ăn ít hoặc ăn uống không điều độ. Từ đó, thai nhi sẽ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, dẫn đến kém phát triển thể chất lẫn trí não.
Không chỉ vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng tâm trạng mẹ không tốt dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc bé thiếu cân, kém phát triển. Việc mẹ thường xuyên đau buồn, khóc lóc cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách sau này của bé và làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ.
Đặc biệt, trầm cảm khi mang thai rất khó phát hiện. Tâm lý chung của mọi người cho rằng đó là biểu hiện bình thường khi mang thai và bỏ qua các dấu hiệu trầm cảm. Điều này càng làm các mẹ bầu nặng lòng hơn và khó mở lời chia sẻ. Chính vì mức độ nguy hiểm này, việc test trầm cảm khi mang thai là rất cần thiết dù bạn cảm thấy mình có dấu hiệu hay không. [2]
Hướng điều trị trầm cảm khi mang thai hiệu quả
Một tin vui rằng bệnh trầm cảm khi mang thai có thể khắc phục được nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng.
Điều trị tâm lý với bác sĩ
Sử dụng liệu pháp tâm lý là phương pháp tối ưu cho các bệnh về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Các bác sĩ tâm lý được đào tạo chuyên sâu về tâm lý và hành vi con người nên họ có thể giải thích những gì đang diễn ra với mẹ bầu theo góc nhìn khoa học nhất.
Trò chuyện và chia sẻ với bác sĩ không chỉ giúp mẹ bầu nhẹ lòng, giải tỏa vướng mắc bản thân mà còn giúp bạn định hướng suy nghĩ. Từ đây, mẹ bầu sẽ tự tìm được giải pháp khắc phục vấn đề và còn ngăn ngừa các suy nghĩ tiêu cực quay trở lại.
Sử dụng thuốc trầm cảm
Dùng thuốc trầm cảm cũng là một phương pháp bác sĩ sẽ cân nhắc nếu trường hợp quá nặng. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích áp dụng phương pháp này cho bà bầu. Thuốc chống trầm cảm gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Không chỉ thế, mẹ bầu khi dùng thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng tăng đường huyết, tiền sản giật hoặc thiếu nước ối,…Do đó, nếu mẹ bầu muốn áp dụng phương pháp này cần cân nhắc thật cẩn thận và tuyệt đối không tự ý mua thuốc. Mọi hoạt động liên quan đến thuốc chống trầm cảm phải có sự giám sát và cho phép của bác sĩ.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Trầm cảm thai kỳ là bệnh có thể điều trị và khắc phục nhanh chóng nếu có sự hợp tác của mẹ bầu và gia đình. Nếu bệnh không quá nặng, mẹ bầu có thể khắc phục bệnh này tại nhà bằng các cách sau:
- Test trầm cảm khi mang thai để xác định mức độ trầm cảm. Nếu thấp hơn 12 điểm, mẹ bầu có thể điều trị tại nhà.
- Mẹ bầu nên chủ động chia sẻ các vấn đề của bản thân để người thân và gia đình hiểu rõ.
- Người nhà không nên xem nhẹ các vấn đề của mẹ bầu, lắng nghe và quan tâm là điều các mẹ cần nhất lúc này. Tuyệt đối không được phớt lờ trước những mong muốn thông cảm của bà bầu.
- Dành 30 phút mỗi ngày tập thiền định hoặc suy nghĩ về những điều tốt đẹp.
- Nghỉ ngơi điều độ và tránh làm việc quá sức trong thời gian mang thai. [3]
Có lẽ đến đây mẹ bầu đã biết cách test trầm cảm khi mang thai và biện pháp khắc phục chứng bệnh này. Mong rằng những thông tin mà Aplicaps cung cấp ở trên đã phần nào giúp các mẹ giải đáp được những vướng mắc của bản thân về trầm cảm thai kỳ. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan TẠI ĐÂY hoặc gọi đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.
Dược sĩ Anh Th
Tài liệu tham khảo
↑1 | DEPRESSION DURING PREGNANCY. Truy cập ngày 02/07/2022. https://www.marchofdimes.org/complications/depression-during-pregnancy.aspx |
---|---|
↑2 | Depression During Pregnancy. Truy cập ngày 02/07/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9310-depression-during-pregnancy |
↑3 | Depression during pregnancy: You’re not alone. Truy cập ngày 02/07/2022. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/depression-during-pregnancy/art-20237875 |