Thiếu máu là một trong những vấn đề thường gặp nhất liên quan đến thai kỳ, chiếm tới 50% ở các mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không được phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời có thể xảy ra những trường hợp đáng tiếc cho cả mẹ và bé. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu thiếu máu, Aplicaps sẽ cung cấp những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thiếu máu khi mang thai là gì?
Thiếu máu khi mang thai là tình trạng cơ thể mẹ bầu không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi tới các mô cũng như nuôi thai nhi. Vấn đề này xảy ra bởi những thay đổi sinh lý khi mang thai ảnh hưởng tới nồng độ hemoglobin (protein quan trọng của tế bào hồng cầu). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số thiếu máu ở bà bầu qua từng giai đoạn thai kỳ được xác định như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 1-13): HGB < 11g/dL.
- Tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 14-27): HGB < 10.5g/dL.
- Tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 28-40): HGB < 11g/dL
Bà bầu thiếu máu gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu cần lưu ý phòng ngừa thiếu máu, đồng thời có cách xử trí hiệu quả nếu mắc phải. [1]
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác định rõ lý do thiếu máu sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quan hơn và nâng cao ý thức phòng ngừa hiệu quả.
Thiếu máu do lượng máu tăng
Mang thai chính là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu. Trong thai kỳ, số lượng hồng cầu tăng lên nhưng số lượng huyết tương cũng có xu hướng gia tăng, thậm chí gấp nhiều lần. Điều này gây ra tình trạng máu loãng, dẫn đến thiếu máu ở bà bầu.
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu khi mang thai (khoảng 75%). Bởi thành phần quan trọng nhất của hồng cầu là hemoglobin – phức hợp protein có chứa ion Fe 2+.
Thiếu sắt khiến cơ thể không đủ nguyên liệu để cấu tạo hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu folate
Folate là một nhóm các chất hoạt động song song với sắt, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra hồng cầu của cơ thể. Folate giúp tăng cường tế bào, cấu tạo và hình thành hemoglobin.
Hàm lượng acid folic thấp không những khiến cơ thể bà bầu thiếu máu mà còn có khả năng tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu nguyên bào khổng lồ,…
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là một loại nguyên liệu cấu tạo nên DNA tế bào hồng cầu. Do đó, thiếu vitamin B12 sẽ khiến cơ thể sản xuất ra những tế bào hồng cầu biến đổi bất thường.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể bổ sung đầy đủ vitamin B12 thông qua chế độ ăn nhiều thực phẩm từ động vật, ngoại trừ bà bầu ăn chay. Một chế độ ăn thuần chay có nhiều nguy cơ cao thiếu vitamin B12, cho nên mẹ bầu cần lưu ý.
Yếu tố nguy cơ thiếu máu khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai đều có nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu. Bởi khi đó, nhu cầu về sắt và acid folic sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thuộc 1 trong những yếu tố dưới đây, thì sẽ có khả năng cao hơn bị thiếu máu:
- Mang thai đôi trở lên.
- Mang thai hai lần gần nhau.
- Nôn nghén nhiều trong thai kỳ.
- Không cung cấp đủ hoặc khó hấp thu sắt và folate thông qua chế độ ăn.
- Bị thiếu máu hoặc có kỳ kinh nguyệt ngay trước khi mang thai.
- Bà bầu có chế độ ăn chay.
Dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu
Thiếu máu ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết giúp mẹ bầu phát hiện tình trạng thiếu máu:
Mệt mỏi và suy yếu cơ thể
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất. Điều này xảy ra thường xuyên nhưng hầu hết mẹ bầu thường bỏ qua biểu hiện thiếu máu này.
Thiếu máu khiến quá trình lưu thông oxy kém hơn. Khi đó, quá trình chuyển hoá năng lượng từ chất dinh dưỡng trở nên khó khăn, dẫn tới mệt mỏi thường xuyên, liên tục.
Bên cạnh đó, thiếu máu khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Đây cũng là lý do khiến cơ thể bà bầu suy kiệt, mệt mỏi nhiều hơn bình thường.
Chóng mặt và đau đầu
Tình trạng đau đầu kèm theo chóng mặt khi thay đổi tư thế quá nhanh là biểu hiện thiếu máu thai kỳ. Triệu chứng này xảy ra là do thiếu oxy lên não. Khi đó, các mạch máu não sưng lên, tạo áp lực gây đau đầu.
Một số trường hợp bà bầu thiếu máu nặng có thể dẫn đến ngất xỉu, ảnh hưởng tới quá trình mang thai.
Da nhợt và hơi vàng
Nhợt nhạt là biểu hiện khá phổ biến khi bà bầu bị thiếu máu. Bởi khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ tập trung phân bổ máu tới những cơ quan quan trọng như tim, phổi,… khiến vùng da và các chi nhận ít máu hơn. Trường hợp thiếu máu nặng, bà bầu có thể nhận thấy làn da trở nên xám xịt, thiếu sức sống.
Hội chứng pica (Thèm ăn thứ không ăn được)
Đây là dấu hiệu kỳ lạ nhất mà bà bầu có thể gặp phải khi mang thai bị thiếu máu. Bà bầu sẽ cảm thấy thèm những thứ không ăn được như cát, tóc, phấn, gỗ,…
Hội chứng này xảy ra do thiếu hụt vitamin và khoáng chất, được đề cập đến như một tình trạng rối loạn tâm thần.
Khó thở, đau ngực
Thiếu máu dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho cơ thể hoạt động và làm việc. Vận chuyển oxy đến tim kém sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó thở. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bà bầu cảm thấy đau ngực, thậm chí mắc các bệnh tim mạch nếu không được điều trị sớm.
Trường hợp thiếu máu nặng, bà bầu có thể gặp những triệu chứng như huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, khó tập trung,…
Tuy nhiên, các triệu chứng thiếu máu ở bà bầu thường giống biểu hiện mang thai thông thường. Vì vậy, những triệu chứng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy xét nghiệm máu định kỳ bất kể có triệu chứng hay không để tầm soát tình trạng thiếu máu mẹ bầu nhé! [2]
Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?
“Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Câu trả lời là có ảnh hưởng. Trong suốt thai kỳ, thiếu máu tác động nghiêm trọng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Các nghiên cứu đã được thực hiện và cho kết quả rằng, thiếu máu làm suy giảm sức khoẻ bà bầu, tăng nguy cơ mắc bệnh/tử vong ở thai nhi.
Ảnh hưởng đối với mẹ bầu
Thiếu máu mức độ nặng hoặc kéo dài không được chữa trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của bà bầu. Bao gồm:
- Khó thở, đánh trống ngực.
- Mệt mỏi, khó ngủ, thậm chí ngất xỉu.
- Nguy cơ cao bị nhiễm trùng, tiền sản giật và chảy máu trước, trong hoặc sau khi sinh.
- Suy giảm nhận thức và hành vi sau khi sinh.
Ảnh hưởng đối với thai nhi
Quá trình mang thai của mẹ gặp nhiều khó khăn. Nếu không đảm bảo máu cũng như dinh dưỡng nuôi thai nhi thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của bé. Kết quả là:
- Thai nhi phát triển chậm hoặc không được phát triển toàn vẹn trong tử cung.
- Sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hơn bình thường.
- Nguy cơ tử vong khi vừa chào đời.
- Gặp khó khăn trong phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, khả năng thích ứng, ngôn ngữ và vận động.
Mẹ bầu thiếu máu trong tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi hơn các giai đoạn khác của thai kỳ. Với những hậu quả nghiêm trọng do thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu cần theo dõi sát sao và bổ sung đầy đủ qua chế độ ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung để phòng ngừa hiệu quả.[3]
Cần làm gì khi bị thiếu máu thai kỳ?
Việc xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp bà bầu tầm soát nguy cơ thiếu máu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trường hợp mắc chứng thiếu máu, các bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu bổ sắt và acid folic thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.
Bà bầu thiếu máu cần bổ sung gì?
Khắc phục thiếu máu ở bà bầu cần giải quyết nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này. Và phương pháp điều trị trực tiếp nhất là bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12.
Bổ sung sắt
Bổ sung sắt bằng viên uống là cách dễ dàng nhất để bà bầu đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Theo đó, bà bầu cần ít nhất 30mg nhưng không quá 45 mg sắt mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.
Trên thị trường có 2 loại đó là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Tuy nhiên, sắt hữu cơ thường được các bác sĩ khuyến khích sử dụng vì dễ hấp thu và khắc phục được những tác dụng không mong muốn mà sắt vô cơ mang lại (táo bón, buồn nôn).
Sắt được hấp thu tốt nhất khi uống lúc đói, với nhiều nước hay nước hoa quả trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Trong trường hợp, mẹ bầu bị đau dạ dày thì có thể uống sắt cùng hoặc ngay sau bữa ăn.
Bổ sung acid folic
Acid folic không những giúp tăng tạo hồng cầu mà còn có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung acid folic hàng ngày với liều lượng 400mcg mỗi ngày, bất kể có bao nhiêu folate trong chế độ ăn uống. Và tuyệt đối không dùng nhiều hơn 1.000 mcg acid folic nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thời điểm tuyệt vời để bổ sung acid folic mỗi ngày là khoảng thời gian từ 12 tuần trước khi mang thai đến 12 tuần đầu thai kỳ.
Bổ sung Vitamin B12
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc bổ sung vitamin B12 quan trọng không kém acid folic bởi những hiệu quả ngăn ngừa sẩy thai và dị tật ở trẻ sơ sinh.
Viện y tế Quốc gia khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên bổ sung 2.8mcg vitamin B12 mỗi ngày.
Thực phẩm bổ sung cho bà bầu thiếu máu
Có thể thấy, việc bổ sung sắt và acid folic là yếu tố tiên quyết giúp giảm tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, lựa chọn loại thuốc sắt tốt nhất cho bà bầu cũng là một vấn đề nhiều người quan tâm. Một trong những sản phẩm bổ sung sắt được nhiều mẹ bầu lựa chọn tin dùng thì không thể không kể đến Aplicaps Befoma.
Aplicaps Befome nổi trội với những ưu điểm về thành phần như:
- Sắt amin hàm lượng 30mg: Sắt hữu cơ thế hệ mới nhất, khả năng hấp thu tốt, không lo táo bón, buồn nôn hay đau dạ dày.
- Quatrefolic (tương đương với acid folic 600mcg): Trực tiếp phân giải thành folat có hoạt tính sinh học được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga,…
- 18 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu hoặc chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú.
Aplicaps Befoma với công thức đáp ứng đầy đủ về thành phần và hàm lượng tiêu chuẩn cho thai kỳ theo khuyến cáo của WHO. Điều đó có nghĩa là chỉ với 1 viên Aplicaps Befoma mỗi ngày, bà bầu đã cung cấp đủ lượng sắt, acid folic cũng như vitamin, khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai là do chế độ ăn uống thiếu thực phẩm giàu chất sắt và folate. Vậy, thiếu máu ở bà bầu nên ăn gì?
Thực phẩm giàu sắt
Sắt trong thịt gọi là heme và nó dễ hấp thu hơn so với dạng sắt có trong rau. Vì thế, ăn nhiều thịt là cách dễ dàng nhất để mẹ bầu bổ sung sắt và giảm thiểu những triệu chứng do thiếu máu gây ra.
Một số thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể dễ dàng bổ sung như: Thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,…
Thực phẩm giàu acid folic
Các loại đậu, rau lá xanh, nước cam,… có chứa lượng lớn acid folic. Bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh ra máu. Từ đó, cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung acid folic sẽ làm giảm thiểu nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh bị dị tật.
Thực phẩm giàu vitamin C
Trái cây tốt cho bà bầu bị thiếu máu bao gồm họ cam quýt, rau sống tươi,… chứa nhiều vitamin C. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vitamin C được xem như một chất dẫn giúp chuyển hóa sắt thành dạng ion dễ dàng hấp thu qua tá tràng. Cho nên, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn sẽ giúp sắt được hấp thu tối đa và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai hiệu quả.
3 Biện pháp phòng ngừa thiếu máu khi mang thai
Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu khi mang thai hoàn toàn có thể phòng ngừa. Dưới đây là 3 cách phòng ngừa thiếu máu khi mang thai, đảm bảo giữ các vitamin và khoáng chất cần cho mức hồng cầu đạt ổn định, cụ thể như sau:
Bổ sung vitamin trước khi sinh
Bổ sung vitamin trước khi sinh thường bao gồm cả sắt và acid folic. Việc của bạn là lựa chọn thực phẩm bổ sung uy tín và có hàm lượng tiêu chuẩn theo khuyến cáo.
Tốt nhất là các mẹ bầu nên bắt đầu sử dụng vitamin tối thiểu 2 đến 3 tháng trước khi có ý định mang thai.
Thuốc bổ sung sắt
Trong trường hợp, mẹ bầu có lượng sắt thấp sẽ được bác sĩ đề nghị sử dụng một loại thuốc sắt riêng cùng với vitamin trước sinh.
Bên cạnh đó, mẹ bầu chú ý tránh bổ sung canxi hoặc thuốc kháng acid cùng lúc với sắt, bởi chúng có thể cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng sẽ cần được bổ sung cả trước và sau khi mang thai. Nếu như mẹ có kế hoạch mang thai, các bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng thực phẩm giàu sắt và acid folic trong bữa ăn, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Mẹ bầu có thể liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống và có kế hoạch bổ sung sắt và acid folic thông qua các loại thực phẩm. [4]
Bà bầu thiếu máu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Để có 1 thai kỳ mạnh khỏe, mẹ bầu cần chú ý bổ sung sắt, acid folic và vitamin – khoáng chất cần thiết. Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ hữu ích với mẹ bầu hay các đối tượng đang có ý định mang thai.
Nếu có bất kỳ vấn đề cần giải đáp, các mẹ đừng quên liên hệ 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại ĐÂY để được chuyên gia sức khỏe tư vấn. Chúc các mẹ thai kỳ khỏe mạnh!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Maternal Hemoglobin Levels during Pregnancy and their Association with Birth Weight of Neonates. Truy cập ngày 2/8/2022 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4779156/ |
---|---|
↑2 | Anemia During Pregnancy. Truy cập ngày 2/8/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23112-anemia-during-pregnancy |
↑3 | The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health. Truy cập ngày 2/8/22. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/ |
↑4 | 3 Ways to Prevent Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 2/8/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/iron-deficiency-anemia |