Bau-bi-dau-lung

Bầu bị đau lưng: 10 mẹo giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng tới 50-80% ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo một số triệu chứng như chảy máu âm đạo, sốt hoặc nóng rát khi đi tiểu thì có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Vậy bầu bị đau lưng như thế nào, giảm đau ra sao và khi nào cần đi khám, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Aplicaps!

Tình trạng đau lưng khi mang bầu

Thai nhi phát triển và lớn hơn trước khiến mẹ bầu bị đau lưng.Tình trạng này có thể tiến triển nặng nề, gây cho mẹ bầu cảm giác đau nhức, mệt mỏi và khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Bà bầu bị đau lưng như thế nào?

Bà bầu bị đau lưng thường khu trú ở vùng lưng dưới gây ra các triệu chứng giống như đau thần kinh tọa. Cơn đau có thể xảy ra liên tục và trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bầu hoạt động, gây cản trở giấc ngủ hoặc giảm sự linh hoạt của cơ thể mẹ bầu.

Từ tháng thứ 5-7 của thai kỳ là thời điểm xuất hiện cảm giác đau lưng và khó chịu vùng dưới. Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị đau lưng khá sớm, từ tuần thứ 4 đến 16 của thai kỳ.

Vị trí đau lưng khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy đau lưng, khó chịu ở những vị trí khác nhau, bao gồm: Lưng trên, lưng dưới, vùng chậu. Cụ thể như sau:

Bầu bị đau lưng trên

Đau lưng trên thường phổ biến hơn các vị trí khác bởi áp lực đè nén từ thai nhi và tử cung. Một số trường hợp có thể kể đến như bà bầu bị đau lưng trên bên trái, bầu bị đau lưng trên bên phải. Mẹ bầu bị đau lưng trên thường có cảm giác:

bau-bi-dau-lung-tren-can-tro-hoat-dong-hang-ngay
Bầu bị đau lưng trên cản trở hoạt động hàng ngày

Bầu bị đau lưng dưới

Các triệu chứng bầu bị đau lưng dưới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:

  • Vùng lưng dưới đau âm ỉ, buốt nhói.
  • Đau lưng ở vùng bên phải, bên trái hoặc giữa vùng dưới.
  • Đau lưng thường lan ra phía sau đùi và chân, hoặc xuống lòng bàn chân.
  • Không có khả năng nhấc phần trước của bàn chân khi đi bộ.

Bà bầu bị đau vùng chậu

Đau vùng chậu thường gặp khi mang thai và ảnh hưởng tới 76% ở các mẹ bầu. Tình trạng này có thể kéo dài vài năm sau khi sinh con. Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng điển hình gồm có:

  • Đau cảm giác như bị đâm, âm ỉ, nóng rát ở phía sau vùng xương chậu.
  • Cơn đau lưng có thể lan dài xuống vùng chậu vùng bẹn và phía sau của đùi.

Tại sao bà bầu hay bị đau lưng?

Bà bầu bị đau lưng thường do áp lực đè nén lên cột sống. Khi đó,  khớp xương cùng chạm vào xương chậu gây nên cảm giác đau nhói lưng dữ dội. Có rất nhiều lý do xảy ra điều này, cụ thể như sau:

Tăng cân

Một thai kỳ khỏe mạnh có thể khiến mẹ bầu tăng 11-16kg. Điều này làm cho cột sống phải nâng đỡ trọng lượng nặng nề của cơ thể, dẫn tới đau lưng vùng dưới. Trọng lượng thai nhi và tử cung ngày càng lớn thì càng gây áp lực lên các mạch máu, dây thần kinh ở lưng và xương chậu.

tang-can-la-nguyen-nhan-khien-me-bau-bi-dau-lung
Tăng cân là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng

Thay đổi tư thế

Mang thai khiến mẹ bầu thay đổi trọng tâm để phù hợp với kích thước bụng bầu. Điều này xảy ra ngay cả khi mẹ bầu không hề để ý hay nhận ra sự thay đổi của cơ thể. Khi thai nhi phát triển và lớn hơn trước, mẹ bầu bắt đầu thay đổi tư thế, điều chỉnh cách di chuyển, dẫn đến đau lưng.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Cơ thể mẹ bầu tiết ra hormon progesteron với nồng độ cao. Hormone này có khả năng làm giảm sự co cứng các cơ và dây chằng tại xương chậu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra sự ổn định và liên kết các khớp khiến mẹ bầu bị đau lưng.
  • Tam cá nguyệt thứ hai và ba: Cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone relaxin có tác dụng làm giảm sự co cứng các dây chằng ở vùng xương chậu. Vì thế mà các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, gây ra tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.

Tách cơ bụng

Trong giai đoạn mang thai, thai nhi càng phát triển sẽ càng tạo áp lực lên các cơ bụng, khiến cơ ở giữa bụng căng ra và tách rời nhau.

Khi cơ bụng bị tách ra và trở nên yếu đi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau thắt lưng hoặc vùng chậu.

Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress có thể gây căng cơ ở vùng lưng, dẫn tới đau nhức hoặc co thắt lưng dữ dội. Tình trạng này sẽ còn gia tăng trong thai kỳ nếu mẹ bầu không được chữa trị hoặc giải tỏa tâm lý kịp thời. [2]

cang-thang-gay-cang-co-dan-toi-dau-lung-o-me-bau
Căng thẳng gây căng cơ dẫn tới đau lưng ở mẹ bầu

Mẹ bầu bị đau lưng khi nào cần đi khám?

Mẹ bầu bị đau lưng nên đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ sản khoa để được xử trí càng sớm càng tốt nếu gặp những triệu chứng sau:

  • Đau lưng dữ dội.
  • Cơn đau kéo dài nhiều hơn 2 tuần.
  • Chuột rút xảy ra thường xuyên và cảm giác đau gia tăng.
  • Đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo hoặc tăng tiết dịch âm đạo.
  • Đau lưng kèm theo đau buốt hoặc khó đi tiểu.
  • Xuất hiện các cơn sốt trên 38.5 độ C.

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh những rủi ro về biến chứng thai kỳ.

10 cách giảm đau lưng khi mang thai

Mặc dù các triệu chứng đau lưng sẽ tự khỏi sau sinh nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển thành rối loạn mãn tính. Vì vậy, áp dụng những phương pháp hỗ trợ giảm đau lưng là điều cần thiết để giảm thiểu cảm giác đau nhức, khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bài tập tư thế con bướm – Yoga cho bà bầu

Tư thế con bướm trong bài tập yoga cho bà bầu là bài tập giúp giảm thiểu cảm giác đau lưng mà các mẹ có thể áp dụng mỗi ngày tại nhà. Thực hiện bài tập đơn giản với những bước như sau:

  • Ngồi xuống và đan 2 chân vào phía trong người sao cho 2 lòng bàn chân áp vào nhau.
  • Tay nắm lấy 2 bàn chân, đồng thời hít thở đều đặn.
  • Thực hiện nâng lên – hạ xuống đầu gối.

Tư thế con chó – Yoga bà bầu

Bên cạnh tư thế con bướm, tư thế con chó cũng là 1 bài tập khá đơn giản và có thể dễ dàng áp dụng tại nhà mang lại hiệu quả giảm đau lưng cho mẹ bầu.

Bài tập bao gồm các bước:

  • Quỳ bằng 2 chân và chống 2 tay.
  • Để 2 chân dang rộng bằng vai.
  • Hít vào đồng thời đưa đầu lên trên, hõm lưng xuống dưới.
  • Khi thở ra kết hợp khom lưng và hạ đầu xuống dưới.

Lưu ý, khi thực hiện, mẹ bầu cần tập trung vào hơi thở và tập tối thiểu 5 lần.

tu-the-con-cho-trong-yoga
Tư thế con chó trong yoga giúp cải thiện tình trạng đau lưng ở mẹ bầu

Bài tập Squat

Bài tập Squat giúp săn chắc các cơ vùng bụng, đùi và mông, từ đó giảm thiểu tình trạng đau lưng thường gặp ở mẹ bầu. Bài tập này khá đơn giản với các bước sau:

  • Đứng thẳng sát tường sao cho đầu, vai và lưng chạm vào tường, bàn chân cách tường 30-60cm.
  • Ấn lưng vào tường và ngồi xổm, đồng thời đầu gối tạo thành 1 góc 90 độ.

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh đầu gối và xương chậu, giúp giảm đau lưng ở bà bầu hiệu quả.

Tư thế ngủ giảm đau lưng cho bà bầu

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng, đặc biệt là ngủ nghiêng về phía bên trái. Bởi những lợi ích nổi bật như:

  • Tăng cường lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi.
  • Giảm bớt tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.
  • Giảm khó thở hoặc ợ chua vào ban đêm.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không cố gắng cố định 1 tư thế ngủ cả đêm mà cần luân phiên hoặc thay đổi khi cảm thấy không thoải mái.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên nằm ngửa hoặc úp bởi tư thế này sẽ gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Từ đó khiến tình trạng đau lưng trở nên nặng nề hơn. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng gối ngủ chữ U để đảm bảo luôn giữ tư thế ngủ nghiêng cho dù thay đổi tư thế trong khi ngủ.

ngu-nghieng-la-tu-the-tot-nhat-cho-me-bau-bi-dau-lung
Ngủ nghiêng là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu bị đau lưng

Không làm việc nặng

Đứng lâu hoặc làm việc nặng vừa gây đau lưng, vừa gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Chưa có nghiên cứu nào cho biết khối lượng công việc hoặc thời gian đứng tại một vị trí như thế nào là an toàn cho mỗi phụ nữ mang thai. Bởi, điều này phụ thuộc vào sức khoẻ và mức độ lao động của mỗi mẹ bầu.

Trường hợp, hoàn cảnh mẹ bầu phải làm việc trong thời gian dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mang đai hỗ trợ vùng chậu

Đai hỗ trợ khi mang thai là loại áo lót hỗ trợ giúp giữ bụng để xương chậu và lưng dưới không bị căng quá mức. Nếu bụng của mẹ bầu nhô về phía trước một cách rõ rệt, thì đai có thể hoạt động như một vật thay thế cho các cơ vùng bụng giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Các bác sĩ thường khuyên những người mang thai nên thử đai hỗ trợ và sử dụng chúng lâu dài nếu có tác dụng. Tuy nhiên, đai lưng chỉ nên được xem như một biện pháp bổ sung cho các biện pháp khắc phục khác chứ không phải là chiến lược giảm đau lưng duy nhất khi mang thai.

Massage giảm đau lưng cho mẹ bầu

Massage lưng mang lại hiệu quả giảm nhanh chóng cơn đau lưng cấp tính. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài việc giảm đau, thường xuyên xoa bóp trước khi sinh có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm và lo lắng trong thai kỳ .

Massage kiểu Thụy Điển là phương pháp massage trước khi sinh phổ biến và được khuyến khích nhất bởi vì nó ít gây đau đớn, phù hợp với thể trạng mẹ bầu.

Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp massage để đảm bảo rằng liệu pháp này an toàn đối với mẹ.

massage-lung-giup-giam-dau-lung-nhanh-chong-va-hieu-qua
Massage lưng giúp giảm đau lưng nhanh chóng và hiệu quả cho mẹ bầu

Châm cứu giảm đau lưng cho bà bầu

Châm cứu là một kỹ thuật y học Đông Á, trong đó những cây kim rất nhỏ được đưa vào các điểm áp lực cụ thể trên cơ thể. Việc kích thích các huyệt đạo này bằng cách châm kim hoặc bấm huyệt (một kỹ thuật mà người tập sử dụng ngón tay thay vì kim) có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa châm cứu và giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, châm cứu phải được thực hiện một cách chính xác để ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau đầu, nặng hơn là kích thích quá mức có thể dẫn tới chuyển dạ sớm.

Chườm đá hoặc chườm nóng

Sử dụng liệu pháp chườm đá hoặc chườm nóng giúp cải thiện phần nào tình trạng đau lưng khi mang thai. Cụ thể:

  • Chườm đá: Đối với cơn đau lưng cấp tính trong 48-72 giờ đầu tiên, hãy chườm túi đá lên lưng trong 15 phút để giảm sưng và đau.
  • Chườm nóng: Sử dụng nhiệt giúp tăng cường tuần hoàn và giảm đau lưng kéo dài. Đắp túi chườm nóng lên vùng bị đau trong 15 phút mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả.

Bơi lội

Bơi lội là một trong những cách thức tập thể dục rất được khuyến khích cho bà bầu vì giúp“giảm bớt áp lực cho cột sống”. Đơn giản là vùng vẫy, đùa nghịch dưới nước cũng đã giúp giảm căng thẳng cột sống, từ đó làm săn chắc chân, tay, lưng và các cơ cốt lõi (cơ tay, cơ chân, cơ bụng,…) của mẹ bầu, giảm đau lưng hiệu quả.

Ngoài ra, khi mẹ mang thai tới thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai thì bơi ếch có thể là bài tập tuyệt vời giúp tăng cường sức mạnh cho cơ ngực và cơ lưng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý luôn giữ đủ nước trong khi bơi và dừng lại nếu cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng bất cứ lúc nào.

Trường hợp mẹ bầu muốn sử dụng thuốc để giảm đau lưng thì paracetamol là một lựa chọn an toàn. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần tránh sử dụng Ibuprofen và các thuốc NSAID khác vì những thuốc này có nguy cơ gây ra ít nước ối và các vấn đề về tim cho thai nhi.[3]

su-dung-thuoc-can-tuan-thu-theo-huong-dan-cua-bac-si
Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bà bầu bị đau lưng là tình trạng xảy ra phổ biến trong thời kỳ mang thai. Áp dụng những phương pháp cải thiện cơn đau vừa giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, vừa ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính. Hy vọng với bài viết trên, mẹ bầu đã hiểu hơn về tình trạng đau lưng khi mang thai. Nếu mẹ còn thông tin cần được giải đáp, hãy liên hệ 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps sẽ tư vấn sớm nhất.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 All About Upper Back Pain During Pregnancy. Truy cập ngày 11/8/2022
https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/edit-test-all-about-upper-back-pain-during-pregnancy/
2 Back Pain in Pregnancy. Truy cập ngày 11/8/2022
https://www.webmd.com/baby/guide/back-pain-in-pregnancy
3 Pregnancy week by week. Truy cập ngày 11/8/2022
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046080

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ