cách giữ thai trong 3 tháng đầu

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu và 8 điều cần kiêng kỵ dành cho mẹ

3 tháng đầu là khoảng thời gian hình thành quan trọng của thai nhi và cũng là thời điểm thai dễ bị tổn thương nhất. Do đó, mẹ bầu nên nắm rõ các cách giữ thai trong 3 tháng đầu để bảo vệ cho bé yêu thông qua bài viết dưới đây của Aplicaps.

Nguyên nhân dọa sảy thai 3 tháng đầu

Dọa sảy thai là tình trạng cơ thể của mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng hoặc ra máu. Tuy thai nhi vẫn còn phát triển trong bụng mẹ nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sảy thai.

Tình trạng dọa sảy thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ do:

  • Phôi thai đang bắt đầu hình thành, chưa bám chắc vào tử cung nên dễ bị bong khi gặp các tác động.
  • Cổ tử cung của mẹ còn yếu và ngắn nên dễ bị mở ra.
  • Bất thường về nhiễm sắc thể: Khoảng 50% trường hợp sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể. Nguyên nhân này thường gây sảy thai vào quý I của thai kỳ. [1].
  • Sức khỏe của mẹ yếu.

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu cho mẹ

Mang thai là hành trình đầy hạnh phúc của mẹ nhưng cũng chứa nhiều thử thách, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để con được phát triển trọn vẹn, mẹ cần lưu ý về cách giữ thai trong 3 tháng đầu.

cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu

5 điều mẹ bầu nên làm

Mẹ luôn mong con có một môi trường tốt nhất để phát triển toàn diện. Khi con chưa chào đời, môi trường của con chính là trong bụng mẹ. Vậy mẹ cần làm gì để xây dựng một môi trường tốt nhất cho con được hình thành vào những tháng đầu thai kỳ?

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

3 tháng đầu là khoảng thời gian rất nhạy cảm. Thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Dành thời gian nghỉ ngơi giúp hạn chế tối đa những tác động xấu đến thai nhi và giúp tâm trạng của mẹ thoải mái hơn.

Dọa sảy thai nên nghỉ bao nhiêu ngày? Nếu xuất hiện các dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ nên dành ít nhất 1 tuần để nghỉ ngơi hoặc nghỉ đến khi tình trạng sức khỏe được ổn định trở lại.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong giai đoạn này, các bộ phận và hệ thần kinh của thai nhi đang bắt đầu hình thành. Nếu dưỡng chất không được bổ sung đủ thì nguy cơ sảy thai, thai lưu sẽ tăng cao. Do đó, cần mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết:

  • Bổ sung thức ăn có chứa dưỡng chất thiết yếu để cung cấp năng lượng cho hoạt động của thai kỳ như chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ,…
  • Thực phẩm giàu canxi, acid folic, sắt, DHA thực sự quan trọng trong giai đoạn hình thành ban đầu của thai nhi. Các chất này đóng vai trò ngăn ngừa các dị tật và giảm thiểu nguy cơ sảy thai.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, mẹ bầu thường không ăn được nhiều do ốm nghén và thay đổi nội tiết tố. Mẹ cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho sự phát triển toàn diện nhất của con. Trong đó, bộ 3 Aplicaps cung cấp trọn bộ dưỡng chất tốt nhất cho con yêu phát triển khỏe mạnh:

Bộ 3 Aplicaps chuẩn Châu Âu
Bộ 3 Aplicaps chuẩn Châu Âu
  • Vitamin tổng hợp hữu cơ Aplicaps Befoma: Bổ sung sắt amin, acid folic thế hệ 4 cùng 16 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ, giúp con “chạm đích thành công”.
  • Canxi Aplicaps Menacal: Canxi tự nhiên với vitamin D3 và K2 giúp hấp thu canxi tối ưu, đảm bảo cho quá trình hình thành khung xương của thai nhi.
  • DHA Aplicaps Hymega: Với công nghệ chiết lạnh độc quyền và thành phần ưu việt (DHA, EPA, vitamin E) giúp trẻ phát triển hệ thần kinh và não bộ một cách toàn diện.

Để tìm hiểu trọn bộ sản phẩm của Aplicaps và cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho thai kỳ, mẹ hãy điền vào form dưới đây. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ liên hệ trực tiếp để tư vấn cho mẹ:

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tâm lý thoải mái

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến trạng thái cảm xúc. Mẹ cần giữ một tâm trạng tốt nhất để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, trạng thái lo lắng, căng thẳng kích thích sản sinh các hormon tiêu cực như cortisol, adrenaline,… Các hormon này vượt qua hàng rào máu não, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. [2].

Mẹ bầu hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân mình bằng cách:

  • Chia sẻ, tâm sự với những người thân, người bạn của mình.
  • Thư giãn cùng âm nhạc hoặc phim ảnh.
  • Đọc sách giải trí, giải tỏa căng thẳng.
  • Thực hiện các bài tập phù hợp giúp cải thiện tâm trạng: tập yoga, đi bộ,…
  • Đi dạo, dành thời gian hòa hợp với thiên nhiên.
  • Tự tạo cho mình một môi trường sinh hoạt và làm việc thoải mái nhất.

Khám thai định kỳ

Khám thai vô cùng quan trọng đối với sản phụ, đặc biệt là vào những tháng đầu. Khám thai giúp kiểm soát sự phát triển và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nhờ đó, mẹ có thể phát hiện ra những bất thường thai nhi để có quyết định can thiệp kịp thời. Đồng thời, mẹ cũng có thể xây dựng cho mình một quy trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ khoa học.

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng

Thực hiện các bài tập hằng ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu. Khi tập thể dục, cơ thể sản sinh ra hormon endorphin có tác dụng xoa dịu căng thẳng và tăng cảm giác hưng phấn. Nhờ đó, con sẽ nhận được những năng lượng tích cực nhất từ mẹ để phát triển khỏe mạnh. [3].

8 điều kiêng kỵ mẹ cần tránh

Khi mang thai, cơ thể của mẹ nhạy cảm và hệ miễn dịch trở nên suy yếu hơn. Mẹ cần hết sức thận trọng để hạn chế mọi rủi ro cho thai nhi bằng cách tránh các điều sau:

  • Làm việc và hoạt động quá sức.
  • Ăn đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng bia rượu hoặc các đồ uống có chứa chất kích thích gây hại cho cơ thể.
  • Ăn các thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung như ngải cứu, rau ngót, đu đủ xanh, rau răm,…
  • Tiếp xúc với hóa chất như các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc…
  • Mang giày cao gót.
  • Dùng thuốc bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tâm trạng u sầu hoặc căng thẳng quá mức.
Tránh mang giày cao gót khi mang thai
Tránh mang giày cao gót khi mang thai

Đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ

Sảy thai là điều không ai mong muốn và cũng không thể lường trước được. Nhưng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu cao hơn đối với các mẹ:

  • Đã từng bị sảy thai.
  • Lớn hơn 35 tuổi.
  • Đang mắc bệnh lý.
  • Cơ thể suy nhược.
  • Thực hiện thụ tinh ống nghiệm.

Các sản phụ này nên thận trọng và có thể nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi thai nhi được ổn định hơn.

Những dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu

Những tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phát triển không ổn định của thai nhi. Mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu dọa sảy thai dưới đây để đi thăm khám kịp thời:

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu dọa sảy thai mẹ dễ nhận biết nhất. Cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc theo từng cơn kèm cảm giác nhức mỏi vùng chậu và thắt lưng. Khi đã áp dụng các biện pháp giảm đau mà vẫn không đỡ, thai phụ cần đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Ra máu

Hiện tượng ra máu âm đạo xuất hiện ở gần 25% phụ nữ mang thai. Mặc dù ra máu là hiện tượng phổ biến nhưng nó cũng là dấu hiệu sảy thai hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. [4].

Dọa sảy thai ra máu bao lâu? Máu dọa sảy thai thường ra ít, có màu đỏ hoặc đen kèm theo các dịch nhầy. Chảy máu có thể kéo dài 1-2 tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ chảy máu trong 3-5 giờ.

Sốt cao

Sốt là triệu chứng sinh lý bình thường nhưng lại là nỗi lo lắng đối với mẹ bầu. Mẹ bị sốt cao kéo dài có thể cảnh báo những nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa,… Đặc biệt trong 3 tháng đầu, sốt làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Những kiến thức về thai kỳ chắc chắn rất hữu ích đối với các mẹ. Mong rằng thông qua bài viết “cách giữ thai trong 3 tháng đầu” mẹ sẽ có thêm những kinh nghiệm bảo vệ cho thiên thần bé nhỏ của mình. Nếu mẹ cần hỗ trợ sức khỏe thai kỳ, hãy liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng của Aplicaps thông qua số điện thoại 1900 636 985 (nhánh số 2).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Miscarriage. Truy cập ngày 09/9/2022.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pregnancy-loss-miscarriage/symptoms-causes/syc-20354298
2 Spiritual Health and Stress in Pregnant Women. Truy cập ngày 06/9/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7561430/
3 Benefits of Exercise During Pregnancy. Truy cập ngày 06/9/2022.
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/exercise-benefits
4 Threatened Abortion. Truy cập ngày 06/9/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430747/#

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ