Sau sảy thai, tử cung của người mẹ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không chăm sóc đúng cách, việc phục hồi tử cung sau sảy thai khó khăn hơn. Nhiều mẹ thắc mắc về việc mất bao lâu để cơ thể trở lại bình thường. Có những biện pháp nào để bảo vệ tử cung người phụ nữ nào? Sau đây, Aplicaps sẽ hướng dẫn mẹ những biện pháp tốt nhất.
Ảnh hưởng của sảy thai đến tử cung của người phụ nữ
Với các trường hợp thai nhỏ tuổi, túi thai dễ dàng bị tụt ra ngoài. Vì vậy, tử cung ít bị tổn thương và thai phụ có thể hồi phục trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi thai phát triển lớn hơn, túi thai bám chắc vào tử cung nên khó bị tống hoàn toàn ra ngoài được. Phần sót lại trong tử cung có thể gây nhiễm trùng. Người mẹ bị nhiễm trùng xuất hiện các cơn đau bụng dưới, sốt, ốm yếu, khó chịu,… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này.
Ngoài ra, trường hợp thai kích thước lớn bị sảy cần can thiệp bằng thủ thuật nạo hút. Tuy nhiên, phương pháp này làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, thậm chí gây thủng, nhiễm trùng hoặc dính buồng tử cung. Tùy vào mức độ tổn thương, tử cung có thể bị sẹo hoặc gây tình trạng sinh non, sảy thai trong các lần mang thai tới.
Tử cung cần bao nhiêu ngày để hồi phục hoàn toàn sau sảy thai?
Nếu sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ thường cần khoảng 5 – 7 ngày để tử cung hồi phục. Tuy nhiên, mẹ nên dành nhiều thời gian tĩnh dưỡng hơn thế để đảm bảo cả thể chất và tinh thần đều trở lại trạng thái bình thường.
Trường hợp sảy thai khi em bé lớn hơn 3 tháng tuổi, thai phụ có thể hồi phục hoàn toàn sau 15 – 30 ngày. Mẹ bầu sức khỏe yếu ớt, khả năng hồi phục kém thậm chí cần 1 – 2 tháng để tử cung lành lại. [1]
Đặc biệt, nếu mẹ bị sảy thai không hoàn toàn, tức là một phần túi thai sót lại trong tử cung. Mẹ còn có thể gặp những triệu chứng điển hình như:
- Xuất huyết âm đạo: Bà bầu bị chảy máu đột ngột. Máu chảy nhiều, ồ ạt, tái đi tái lại không có dấu hiệu giảm sau vài giờ như sảy thai thông thường. Ngoài ra, dịch âm đạo có màu đen và xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Đau quặn bụng: Thai phụ cảm thấy những cơn co thắt dữ dội vùng bụng dưới, có thể từ vài tuần đến một tháng. Nguyên nhân chính là do nhau sót gây viêm nhiễm tử cung.
Sảy thai không hoàn toàn, nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu quá nhiều, nhiễm trùng,…. Vì vậy, khi có 2 dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời lấy phần thai còn sót ra ngoài.
Biện pháp phục hồi tử cung sau sảy thai
Với những tổn thương tử cung sau sảy thai, người mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc nghiêm ngặt để cơ thể nhanh chóng hồi phục và tránh để lại biến chứng lâu dài.
Chế độ ăn giúp phục hồi cổ tử cung nhanh
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người mẹ sau sảy thai. Một số loại thực phẩm mẹ nên dùng để hỗ trợ phục hồi tử cung như:
- Rau ngót: Nhờ thành phần papaverin, rau ngót tạo các cơn co thắt tử cung, đẩy hết máu, mô niêm mạc tử cung, thậm chí vi khuẩn ra ngoài. Ngoài ra, rau ngót chứa nhiều vitamin A, C giúp vết thương mau lành hơn.
- Thực phẩm nhiều sắt: Đa số thai phụ sảy thai đều bị thiếu máu gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, mẹ nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, gan, bông cải xanh, các loại đậu,… để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất.
- Thực phẩm giàu canxi: Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao theo tuổi thai. Thậm chí, nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, em bé bắt đầu bòn rút canxi từ cơ thể mẹ. Vì vậy, sau sảy thai, mẹ bầu cần bổ sung lại lượng canxi đã mất qua sữa, trứng, thịt cá,…
- Thực phẩm nhiều magie: Gạo, hạnh nhân, yến mạch, bí đao, dưa hấu,… rất dồi dào magie. Dưỡng chất này giúp cải thiện tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ của mẹ bầu sau biến cố sảy thai.
Biện pháp y tế giúp phục hồi tử cung sau sảy thai
Đối tượng áp dụng cho biện pháp này là trường hợp sảy thai không hoàn toàn hoặc túi thai quá lớn không tự tụt ra được. Lúc này, mẹ bầu cần nhận các can thiệp y tế như:
- Dùng thuốc: Hai thuốc phổ biến được dùng hiện nay là Mifepristone và Misoprostol. Thuốc gây các cơn co bóp tử cung để đẩy thai ra ngoài.
- Phẫu thuật: Bác sĩ sử dụng biện pháp nạo hút thai. Thông qua đầu hút hoặc thìa nạo, bác sĩ lấy hết phần thai sót, giúp tử cung sạch hoàn toàn.
Biện pháp hỗ trợ phục hồi tử cung sau sảy thai
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hồi phục tử cung. Mẹ bầu nên chú ý:
- Tăng thời gian nghỉ ngơi: Sau sảy thai, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường, hạn chế vận động mạnh. Thỉnh thoảng mẹ có thể đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết và giúp thoải mái tinh thần hơn.
- Xoa bóp vùng bụng dưới: Hàng ngày, mẹ nên dành khoảng 15 – 30 phút massage nhẹ vùng bụng dưới để khí huyết lưu thông, vết thương lành lại nhanh chóng.
- Chườm ấm: Sau sảy thai, một số mẹ bị đau vùng bụng dưới. Mẹ có thể giải quyết cơn đau nhanh chóng bằng cách đặt túi chườm hoặc khăn thấm nước ấm. Hơi ấm cũng giúp tử cung nhanh trở về kích thước bình thường hơn.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Mẹ bầu thường tiếp tục chảy máu khoảng 7 – 10 ngày sau sảy thai. Chính vì vậy, âm đạo là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của cơ quan sinh sản.
Sau sảy thai thì bao lâu có thai trở lại được? Biện pháp phòng ngừa sảy thai
Mong ước lớn nhất của đa số người mẹ sau sảy thai là mang thai trở lại. Vì vậy mẹ thường thắc mắc thời gian là phù hợp, để bắt đầu thai kỳ mới và phòng ngừa biến cố sảy thai tái diễn.
Sau sảy thai bao lâu thì có thai được?
Theo tổ chức WHO, thai phụ nên chờ ít nhất 6 tháng để người mẹ bắt đầu mang thai trở lại. Mẹ cần đảm bảo tử cung đã hồi phục hoàn toàn và sẵn sàng bắt đầu hành trình làm mẹ mới.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, thời điểm lý tưởng để mang thai là 3 tháng kể từ ngày sảy thai. Nhờ đó, người mẹ có thể giảm đến 70% nguy cơ sảy thai liên tiếp. Như vậy, sau thời gian tĩnh dưỡng, mẹ nên tái khám để bác sĩ đưa lời khuyên về thời điểm mang thai thích hợp nhất.
Biện pháp phòng ngừa sảy thai
Trước 3 – 5 tháng chuẩn bị mang thai, hai vợ chồng nên đến kiểm tra sức khỏe. Khám tiền sản giúp khắc phục nguyên nhân sảy thai ở lần mang thai trước. Đồng thời đánh giá sức khỏe toàn diện của bố mẹ để chuẩn bị cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Trong đó, mẹ nên:
- Tiêm chủng: Một số mũi tiêm quan trọng cho mẹ chuẩn bị mang thai là sởi – quai bị – rubella, viêm gan B hoặc vacxin cúm. Quan trọng nhất là tiêm chủng rubella vì chủng này có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu nếu mắc phải ở những tháng đầu thai kỳ.
- Xét nghiệm gen: Sự bất thường trên gen là một nguyên nhân phổ biến gây sảy thai. Ví dụ mẹ mang gen tan máu bẩm sinh, bất thường gen MTHFR,… Xét nghiệm trước khi mang thai giúp mẹ sàng lọc các bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến thai nhi. Nhờ vậy, mẹ có thể đưa ra quyết định mang thai hoặc phòng ngừa tình huống xấu xảy ra.
- Khám phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây biến chứng nguy hiểm như vỡ ối, nhiễm trùng ối, sinh non, trẻ nhẹ cân,… Vì vậy, khám phụ khoa giúp mẹ điều trị khỏi bệnh trước khi bắt đầu mang thai.
Bên cạnh đó, sức khỏe người chồng cũng ảnh hưởng đến việc mang thai. Do đó, người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản: Các bệnh lý teo tinh hoàn, khó cương cứng, tinh trùng yếu,… khiến việc mang thai trở nên khó khăn. Do việc điều trị cần nhiều thời gian nên người chồng cần đi khám và điều trị sớm để tăng khả năng thụ thai thành công.
- Khám nam khoa: Một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV, sùi mào gà,… có thể lây qua mẹ và em bé. Bệnh lý này làm suy kiệt sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy, người chồng nên kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và ngừa lây bệnh cho người khác.
Aplicaps Befoma
Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma hỗ trợ mẹ bầu chăm sóc sức khỏe sau sảy thai. Nhờ bảng thành phần đa dạng dinh dưỡng, Befoma cung cấp dưỡng chất cần thiết nhất để mẹ hồi phục nhanh chóng:
Aplicaps Befoma cung cấp đa dạng dưỡng chất cho bà bầu
- Sắt amin thế hệ mới nhất: Giúp mẹ hấp thu toàn diện nhất, không gây táo bón, nóng trong, kích ứng dạ dày, buồn nôn, nôn và phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.
- Quatrefolic (acid folic thế hệ 4): Trực tiếp phân giải thành folat có hoạt tính sinh học cao chỉ với 1 bước, giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở phụ nữ mang thai và hồi phục sức khỏe do thiếu máu sau sảy thai.
- 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu: Giúp đảm bảo dinh dưỡng tối ưu nhất để mẹ bầu nhanh chóng khỏe mạnh, tổn thương mau lành lại.
Aplicaps Befoma thiết kế dưới dạng viên nang giúp mẹ dễ dùng, dễ bảo quản. Sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch châu Âu cùng nhiều chứng nhận chất lượng uy tín nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
Phục hồi tử cung sau sảy thai là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai lại của mẹ bầu sau này. Nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về chủ đề này, mẹ có thể truy cập tại Aplicaps Việt Nam hoặc liên hệ số điện thoại 1900 636 985!
Tài liệu tham khảo
↑1 | What is a miscarriage. Ngày truy cập: 08/08/2022. https://www.webmd.com/baby/understanding-miscarriage-basics#2 |
---|---|
↑2 | Miscarriage. Ngày truy cập: 8/8/2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pregnancy-loss-miscarriage/diagnosis-treatment/drc-20354304 |
↑3 | Pregnancy after miscarriage:answer to your questions. Ngày truy cập: 8/8/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-after-miscarriage |