Một số loại thực phẩm khuyến cáo không nên ăn trong thời gian mang thai. Và dứa được nhiều người nhắc đến như một loại quả ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé. Thực hư ăn dứa có sảy thai không? Cùng Bổ bầu EU Aplicaps giải đáp mối lo ngại này trong bài viết dưới đây nhé!
Ăn dứa có sảy thai không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn dứa gây sảy thai hay cản trở quá trình phát triển bình thường của thai nhi. [1]
Trên thực tế, dứa chứa bromelain – một loại enzyme có thể phá vỡ protein trong cơ thể, dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường. Tuy nhiên, hoạt chất này được tìm thấy chủ yếu ở phần lõi, có rất ít trong phần thịt của quả dứa – phần được ăn nhiều nhất. Và tổng hàm lượng bromelain của một quả dứa tươi là vô cùng nhỏ, không có khả năng ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
Vì vậy, mẹ bầu có thể ăn dứa trong thời kỳ mang thai với lượng vừa phải khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 165 gram. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bé và cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho mẹ.
Những lợi ích bất ngờ của quả dứa đối với sức khỏe phụ nữ mang thai
Sau khi trả lời được câu hỏi “Ăn dứa có bị sảy thai không?”, mời mẹ bầu tìm hiểu thêm những lợi ích bất ngờ của loại quả này đối với sức khoẻ của mẹ và bé:
Giá trị dinh dưỡng của quả dứa
Dưới đây là tổng quan về giá trị dinh dưỡng trong dứa: [2]
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng trong 100 gram dứa |
Năng lượng | 50 Kcal |
Carbohydrates | 13 gram |
Chất xơ | 1.4 gram |
Protein | 0.5 gram |
Chất béo | 0.1 gram |
Canxi | 13 mg |
Kali | 109 mg |
Vitamin A | 58 IU |
Vitamin C | 47.8 mg |
Thiamin (Vitamin B1) | 0.1 mg |
Niacin (Vitamin B3) | 0.5 mg |
Folate (Vitamin B9) | 18 mcg |
Riboflavin (Vitamin B2) | 0.03 mg |
Tính chất chống viêm
Dứa chứa nhiều hoạt chất như bromelain, manga, polyphenol… có khả năng chống viêm tự nhiên, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do viêm và các gốc tự do. Từ đó, tình trạng sưng tấy và khó chịu ở mẹ bầu cải thiện đáng kể. Đặc tính này đã được áp dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền từ xa xưa.
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa của bạn
Với nguồn chất xơ dồi dào, dứa là sự lựa chọn hoàn hảo giúp cải thiện sức khoẻ tiêu hoá, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, chất xơ trong dứa còn có khả năng làm mềm phân, hạn chế nguy cơ táo bón – một triệu chứng khó chịu thường xuất hiện ở mẹ bầu. [3]
Lợi ích của việc cung cấp nước
Bổ sung dứa là cách cung cấp lượng nước dồi dào cho mẹ bầu. Tác dụng chính là điều hoà nhiệt độ của cơ thể, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi và giữ cho làn da luôn khoẻ mạnh.
Vitamin B6
Dứa được biết đến là loại quả giàu vitamin B6. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh, cũng như não bộ của thai nhi. Ngoài ra, vitamin B6 còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng, duy trì năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi ở mẹ bầu.
Tăng cường vitamin C
Dứa cung cấp hàm lượng lớn vitamin C – một chất chống oxy hoá mạnh mẽ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C còn hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Bổ sung đủ hoạt chất này còn là cách giúp làn da khoẻ mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các vết rạn kém sắc trên da.
Lưu ý khi ăn dứa khi mang thai
Khi ăn dứa trong quá trình mang thai, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
-
- Ăn với lượng vừa phải: Không nên ăn quá thường xuyên và ăn hàm lượng lớn vì loại quả này chứa nhiều axit có thể gây ợ nóng, trào ngược, tiêu chảy, đau dạ dày…
- Chọn dứa chín: Dứa chín vừa có mùi vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, vừa mềm và dễ tiêu hoá hơn. Trong khi đó, dứa xanh có hàm lượng axit rất cao, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá. Dứa quá chín thường bị lên men làm tăng lượng khí trong đường tiêu hoá, mang lại cảm giác khó chịu, kích ứng dạ dày và có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
- Cẩn trọng khi có tiền sử dị ứng: Mẹ bầu có tiền sử dị ứng với dứa không nên ăn loại quả này. Nếu ăn và thấy xuất hiện các dấu hiệu như: ngứa, nổi mẩn đỏ, nghẹt mũi, khó thở… mẹ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Thời điểm không nên ăn dứa: Mẹ bầu không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu và những tuần cuối thai kỳ. Vì dứa có thể kích thích dạ dày, làm tăng cảm giác buồn nôn, gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến tử cung nếu ăn quá nhiều.
- Không ăn dứa vào buổi tối: Do lượng đường và axit tương đối cao, ăn dứa vào buổi tối có thể gây khó chịu, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, khiến mẹ bầu mất ngủ.
- Chọn dứa còn nguyên vỏ: Không mua dứa gọt sẵn vì chúng thường bị để lâu ngày, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thay vào đó, mẹ bầu chọn dứa còn nguyên vỏ, không bị dập, sâu. Mẹ rửa sạch và lau khô rồi mới gọt vỏ, loại bỏ mắt, cắt bỏ lõi, chỉ thưởng thức phần thịt dứa.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn dứa có sảy thai không?”. Truy cập ngay website aplicaps.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé, hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Should You Avoid Pineapple During Pregnancy? – Ngày truy cập: 31/10/2024 https://www.healthline.com/health/pregnancy/pineapple |
---|---|
↑2 | Everything you need to know about pineapple – Ngày truy cập: 31/10/2024 https://www.medicalnewstoday.com/articles/276903 |
↑3 | The Many Health Benefits of Pineapple – Truy cập ngày: 31/10/2024 https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-pineapple |