Bị cảm ho khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Cúm là tình trạng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất. Vậy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm ? Điều trị như thế nào? Aplicaps sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, cảm cúm gây gia tăng các biến chứng thai kỳ. Do đó, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi, bao gồm nguy cơ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, thậm chí tử vong ngay trong bụng mẹ.
Các biến chứng này xảy ra là do sự xâm nhập của virus cúm vào động mạch chủ, dẫn đến suy giảm chức năng mạch máu. Điều này gây ra sự thiếu oxy trong nhau thai, làm gia tăng tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh và tử vong cao ở thai nhi.
Một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng tới mẹ bầu 3 tháng đầu: Biến cố về tim phổi cấp tính, viêm phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính,…
- Ảnh hưởng tới thai nhi: Co giật khi vừa chào đời, bại não, hạn chế quá trình phát triển trong bụng mẹ, sinh non, tử vong trong bụng mẹ,… [1]
Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu 3 tháng đầu
Nhận biết sớm bệnh cảm cúm sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu biết cách xử trí đúng hướng, không làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu
Triệu chứng phổ biến nhất khi mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu, bao gồm:
- Ớn lạnh, mệt mỏi.
- Sốt cao đột ngột trên 38,5 độ C.
- Viêm họng, ho khan.
- Đau nhức đầu.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Đau mỏi khắp mình mẩy.
- Có thể nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm ở bà bầu
Cảm cúm và cảm lạnh có triệu chứng gần giống nhau khiến mẹ bầu khó phân biệt. Điều này sẽ khiến mẹ mang tâm lý càng lo lắng khi đang mang thai 3 tháng đầu. Dưới đây là bảng chi tiết giúp các mẹ bầu phân biệt cảm cúm và cảm lạnh:
Triệu chứng | Cảm cúm | Cảm lạnh |
Giống nhau | Đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu | |
Khác nhau | – Bệnh xuất hiện đột ngột
– Đau nhức mình mẩy, mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần – Ho khan, các cơn ho xảy ra liên tục. – Miệng đắng, buồn nôn, táo bón. |
– Bệnh tiến triển chậm
– Không đau nhức mình mẩy – Thường không ho. |
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu khi nào cần đi khám?
Cảm cúm có thể gây ra những ảnh hưởng trầm trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ Vì vậy, thai phụ cần phải chú ý những triệu chứng cảnh báo để đi khám kịp thời:
- Chóng mặt, choáng váng.
- Khó thở, thở không sâu.
- Đau tức vùng ngực.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Buồn nôn, nôn mửa dữ dội.
- Sốt cao không thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.
Điều trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu 3 tháng đầu bị cúm cần được cân chăm sóc và điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ. Bởi 3 tháng đầu là thời điểm khá nhạy cảm và dễ có những tác động tiêu cực tới thai nhi.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu uống gì?
Tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc thì những thuốc sau đây được coi là an toàn:
- Mẹ bầu có thể được phép sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cúm nhưng chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Paracetamol đơn độc: Thuốc giúp hạ sốt và phần nào giảm sự đau nhức mình mẩy của mẹ bầu.
- Thuốc trị ho: Guaifenesin và Dextromethorphan được cho là an toàn trong thai kỳ giúp giảm các triệu chứng ho, long đờm.
- Thuốc xịt mũi: Sử dụng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) giúp thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh sử dụng những loại thuốc sau khi mang thai tháng thứ 3 vì chúng có thể gây hại tới thai nhi. Cụ thể:
- Thuốc giảm đau NSAIDs: Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen có thể gây tăng nguy cơ chảy máu ở mẹ bầu.
- Thuốc làm giảm tình trạng nghẹt mũi có thành phần từ Phenylephrine và Pseudoephedrine. Những thành phần này có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật ở tim thai nhi.
- Codein: Thuốc trị ho khan nhưng có thể gây ức chế hô hấp ở thai nhi.
Khắc phục cảm cúm tại nhà cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Một số phương pháp khắc phục cảm cúm tại nhà có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng cảm cúm cho mẹ bầu 3 tháng đầu, chẳng hạn như:
- Sử dụng nước muối ấm để sát khuẩn hầu họng ít nhất 3 lần/ngày.
- Nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn là cách giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe.
- Dùng mật ong làm thức uống hàng ngày để làm giảm ho và dịu cổ họng.
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ qua chế độ ăn uống và viên uống bổ sung.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng của cảm cúm từ những nguyên liệu tự nhiên như gừng, mật ong, chanh hoặc lá húng chanh,…
Cách phòng bệnh cảm cúm cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Cách phòng bệnh cho mẹ bầu 3 tháng đầu bao gồm tiêm vacxin và nâng cao đề kháng.
Tiêm phòng vacxin cúm
Tiêm vacxin phòng cúm là cách tốt nhất để phòng ngừa cúm khi mang thai trong 3 tháng đầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến cáo các mẹ bầu có thể tiêm chủng bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự an toàn của việc tiêm ngừa cúm cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Vacxin cúm không chỉ phòng ngừa mắc cúm ở mẹ bầu mà còn truyền kháng thể kháng cúm cho thai nhi, giúp con được bảo vệ khi sinh ra.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên tuân theo các phương pháp phòng ngừa cúm nói chung:
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Làm sạch các bề mặt ở nhà, tay nắm cửa,… để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Rửa tay thường xuyên.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Nâng cao đề kháng từ bộ 3 sản phẩm Aplicaps
Nâng cao sức đề kháng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, góp phần phòng ngừa bệnh cúm. Các chuyên gia cho rằng, bổ sung dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết từ các thực phẩm bổ sung là phương pháp dễ dàng nhất giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, nhu cầu các dưỡng chất ở mẹ bầu cao hơn bình thường nên bổ sung qua chế độ ăn uống sẽ không thể hấp thu đủ để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn bổ sung qua, bộ 3 sản phẩm Aplicaps.
Aplicaps Befoma
Sản phẩm chứa các thành phần: Sắt, acid folic cùng với 16 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bà bầu. Aplicaps Befoma vừa giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp ở bà bầu mà còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi nhờ thành phần acid folic.
Aplicaps Befoma còn chứa 16 loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng trong thai kỳ, ngăn ngừa các bệnh lây truyền, bao gồm cảm cúm.
Ngoài ra, Aplicaps Befoma là sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, đạt chuẩn về hàm lượng theo khuyến cáo.
Aplicaps Menacal
Aplicaps Menacal giúp bổ sung canxi, D3 và K2 đầy đủ cho quá trình mang thai ở mẹ bầu, hạn chế những tình trạng khó chịu, mệt mỏi như chuột rút, tê bì tay chân,… Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp thêm các thành phần tăng cường hệ thống miễn dịch như kẽm, magie, selen. Từ đó giúp hấp thu tối đa canxi vào trong cơ thể, không lo nóng trong, táo bón hay lắng đọng.
Aplicaps Menacal đạt chứng nhận an toàn hiệu quả của EFSA và nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu và được nhiều bác sĩ, mẹ bầu tin tưởng lựa chọn.
Aplicaps Hymega
Aplicaps Hymega là một sản phẩm bổ sung DHA, EPA và vitamin E, tăng cường phát triển não bộ toàn diện ở trẻ, hạn chế tình trạng trầm cảm dễ xảy ra ở mẹ bầu.
Với thành phần nổi trội DHA 250mg tinh khiết, công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền từ châu Âu, sản phẩm Aplicaps Hymega sẽ giúp sự phát triển của thai nhi toàn diện hơn, sức khỏe của mẹ bầu cũng nâng cao đáng kể.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu khiến mẹ lo lắng bởi đây là giai đoạn thai nhi yếu ớt nhất. Chính vì vậy, nhận biết sớm và khắc phục kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng thai kỳ xảy ra.
Mọi vấn đề cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps sẽ tư vấn tận tình.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Influenza A virus causes maternal and fetal pathology via innate and adaptive vascular inflammation in mice. Truy cập ngày 22/8/2022 https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.2006905117 |
---|