bị cảm cúm tháng thứ 4

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4: Sự nguy hiểm và bí quyết phòng ngừa

Mẹ bầu rất dễ mắc cúm vào tháng thứ 4 của thai kỳ và có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 nguy hiểm như thế nào? Làm sao để điều trị mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ cả mẹ và thai nhi, mời bạn theo dõi bài viết của Aplicaps dưới đây!

Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4

Bà bầu tháng thứ 4 dễ mắc bệnh cảm cúm hơn người không mai thai. Một số nguyên nhân gây ra cảm cúm ở mẹ bầu có thể kể đến như:

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cúm ở mẹ bầu tháng thứ 4 là virus cúm. Loại virus này xâm nhập thông qua:

  • Các giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bị cúm.
  • Chạm vào các bề mặt dính giọt bắn chứa virus của người mắc bệnh cúm như bàn ghế, tay nắm cửa,…

Nguyên nhân khách quan

Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan có thể khiến mẹ bầu mắc virus cúm như:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Sống và sinh hoạt tại khu vực dịch cúm đang hoành hành.
  • Sức đề kháng suy giảm, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, sắt, vitamin và khoáng chất.
Suc-de-khang-suy-giam-khien-me-bau-benh-cum
Sức đề kháng suy giảm khiến mẹ bầu tháng thứ 4 dễ mắc bệnh cúm

Đối tượng dễ mắc cảm cúm ở bà bầu tháng thứ 4

Mẹ bầu có nguy cơ mắc cúm cao hơn bởi mang thai khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, ngăn chặn hình thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng thứ 4 thuộc một trong những đối tượng này thì sẽ có nguy cơ mắc cúm cao hơn:

  • Mẹ bầu tháng thứ 4 chưa tiêm phòng cúm.
  • Mẹ bầu tháng thứ 4 bị thiếu máu nặng, không bổ sung đủ sắt và acid folic trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh lý mãn tính như hen phế quản, bệnh tim, tiểu đường,…
  • Mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì.

Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu tháng thứ 4

Mẹ bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có một số dấu hiệu phổ biến có thể nhận biết dễ dàng, cụ thể:

  • Ho khan, viêm họng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt đột ngột trên 37.8 độ C.
  • Đau mỏi khắp mình mẩy.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Ăn uống cảm thấy không ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

Đây là những dấu hiệu đầu tiên giúp mẹ bầu tháng thứ 4 xác định có phải mắc bệnh cúm hay không. Từ đó có hướng xử trí kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé [1]

So-mui-nhuc-dau-du-doi
Sổ mũi, nhức đầu dữ dội có thể là biểu hiện khi bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Mắc cảm cúm trong giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ có thể không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu có biện pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu cảm cúm không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

“Bà bầu 4 tháng bị cảm cúm có sao không?” Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng phổi, nặng hơn là viêm phổi, thậm chí gây tử vong. Mẹ có thể gặp một số dấu hiệu sau khi bị cảm cúm tháng thứ 4

  • Khó thở, thở nhanh và hơi thở ngắn.
  • Cảm thấy đau tức ngực khi ho hoặc hít thở sâu.
  • Ho đờm xanh hoặc vàng hoặc có lẫn máu.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bao gồm:

  • Dị tật ống thần kinh: Sốt là một triệu chứng thông thường khi bị cảm cúm nhưng có thể gây dị tật ống thần kinh và các di chứng khác ở thai nhi đang phát triển.
  • Sinh non hoặc sảy thai: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu mang thai tháng thứ 4 bị cúm làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra có trọng lượng thấp hơn bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh: Một nghiên cứu từ CDC cho thấy phụ nữ mang thai tháng thứ 4 bị cúm thì nguy cơ cao bé sinh ra bị dị tật như nứt đốt sống, sứt môi hở hàm ếch, khuyết tật chân tay, sỏi thận hai bên,…[2]

Khi nào bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 nên đi khám?

Cảm cúm có thể không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu cảm cúm xuất hiện những triệu chứng sau, thai phụ hãy đi khám ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời:

  • Giảm hoặc không còn cảm nhận được thai nhi đang chuyển động.
  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc lú lẫn khi thức dậy.
  • Sức khỏe trở nên yếu ớt.
  • Sốt cao không hạ dù đã dùng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt.
  • Không đi tiểu tiện trong một thời gian dài (nhiều hơn 2 ngày).
  • Xuất hiện dấu hiệu co giật.
  • Khó thở, thở nông, không đều.
sot-cao-khong-ha-canh-bao-tinh-trang-nghiem-trong
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 sốt cao không hạ cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng

Cách trị cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 4

“Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao?” Khi bị cúm, mẹ bầu tháng thứ 4 cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn xử trí phù hợp và an toàn. Trường hợp mẹ bầu tháng thứ 4 bị cảm cúm với các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, sổ mũi, viêm họng, thì có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:

Sử dụng thuốc trị cảm cúm

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ bầu tháng thứ 4 bị cúm không tuỳ tiện dùng thuốc, bởi một số thuốc có thể đi qua nhau thai, gây hại tới em bé.

Dưới đây là danh sách những thuốc cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 4 có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng của cúm mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm:

Paracetamol

  • Thuốc hạ sốt an toàn trong toàn bộ thai kỳ.
  • Chỉ dùng thuốc paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C.
  • Không sử dụng nếu mẹ bầu bị dị ứng với Paracetamol.

Chlorpheniramine

  • Thuốc điều trị chứng sổ mũi, nghẹt mũi có thể gây buồn ngủ.
  • An toàn trong toàn bộ thai kỳ.

Diphenhydramine

  • Thuốc trị chứng hắt hơi, sổ mũi mà không gây buồn ngủ.
  • An toàn trong toàn bộ thai kỳ.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc cảm phối hợp nhiều thành phần, mẹ bầu cần xem xét kỹ và hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu tháng thứ 4 cần tránh tuyệt đối những loại thuốc sau: Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Aspirin (trừ khi được bác sĩ kê đơn), Codeine, Phenylephrine, Pseudoephedrine.

Su-dung-thuoc-tri-ho-cho-ba-bau-can-hoi-y-kien-cua-bac-si
Sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ

Điều trị không dùng thuốc tại nhà

Mẹ bầu nên thử các phương pháp trị cảm cúm từ tự nhiên trước khi nghĩ tới sử dụng thuốc. Những biện pháp không dùng thuốc sau đây có thể giúp ích cho tình trạng cảm cúm ở mẹ bầu tháng thứ 4:

  • Sử dụng nước muối ấm để sát khuẩn đường họng tối thiểu 3 lần/ngày.
  • Nghỉ ngơi trên giường càng nhiều càng tốt.
  • Mật ong có thể giúp mẹ bầu tháng thứ 4 giảm thiểu cơn ho và làm dịu cổ họng.
  • Nước và điện giải vô cùng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu.
  • Sử dụng các loại xịt rửa mũi thường xuyên.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng vượt qua cảm cúm như vitamin C, kẽm,…

Mặc dù không phải tất cả thảo dược đều an toàn cho thai kỳ, nhưng mẹ bầu tháng thứ 4 có thể áp dụng một số bài thuốc sau:

  • Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng: Gừng có khả năng làm dịu chứng ngứa họng và nghẹt mũi của mẹ bầu bị cúm. Mẹ bầu có thể xay nhuyễn gừng tươi và đun sôi với lượng nước vừa đủ. Có thể thêm mật ong hoặc nước cốt chanh vào nước gừng để dễ uống hơn.
  • Chữa cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 4 bằng tỏi và hành lá: Đun sôi tỏi đã được băm nhỏ và ít hành lá với lượng nước vừa đủ. Cứ cách 1 giờ mẹ bầu bị cúm uống 1 ly nhỏ hỗn hợp tỏi và hành lá khoảng 50ml sẽ giúp hạ sốt, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 4

Bà bầu tháng thứ 4 hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh cúm bằng cách tiêm phòng vacxin và nâng cao sức đề kháng.

Tiêm vacxin phòng cúm

Tiêm vacxin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho mẹ bầu tháng thứ 4. Theo CDC khuyến cáo, tiêm vacxin là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ mẹ bầu khỏi bệnh cúm. Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy vacxin cúm dạng bất hoạt có thể tiêm an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm là khoảng tháng 9-10 khi dịch cúm hoành hành. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy nhớ tiêm càng sớm càng tốt để tránh những tác động không tốt đến thai nhi [3]

Vacxin-cum
Vacxin cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho mẹ bầu

Biện pháp nâng cao sức đề kháng

Nâng cao sức đề kháng là phương pháp rất cần thiết cho việc chống lại virus cúm. Trong đó, một chế độ ăn uống khoa học và bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng.

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4  sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, bao gồm cảm cúm. Vì vậy, bà bầu cần xây dựng một kế hoạch ăn uống đầy đủ dưỡng chất như:

  • Thực phẩm giàu protein: Trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, bông cải xanh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại đậu, hạt điều, hoa quả,…
  • Chất béo từ thực vật: Bơ thực vật, cá, dầu dừa,…
  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Khoai lang, chuối, bưởi, việt quất,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, củ quả,…

Xây dựng chế độ ăn mẹ bầu cần chú ý phân bổ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để biết cách lập kế hoạch chế độ dinh dưỡng phù hợp. [4]

Me-bau-nen-an-nhieu-hoa-qua
Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết

Bộ 3 sản phẩm Aplicaps

Nâng cao sức đề kháng từ chế độ ăn thôi là chưa đủ, các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin và khoáng chất từ sản phẩm bổ sung. Tiêu biểu trên thị trường hiện nay là bộ 3 sản phẩm của Aplicaps giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ, từ đó nâng cao sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Aplicaps Befoma

Đây là thực phẩm bổ sung sắt, acid folic cùng với 16 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thời kỳ mang thai. Sản phẩm không chỉ phòng ngừa tình trạng thiếu máu mà còn bổ sung acid folic cho mẹ, một dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Đồng thời, với 16 loại vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm Aplicaps Befoma sẽ giúp mẹ nâng cao đề kháng để phòng ngừa mắc bệnh, đặc biệt là cảm cúm..

Ngoài ra, Aplicaps Befoma được nhập khẩu từ Châu Âu và đáp ứng đầy đủ cả về dưỡng chất lẫn nồng độ/hàm lượng chuẩn theo WHO. Do đó, sản phẩm an toàn cho mẹ và bé, được nhiều bà bầu tin dùng sử dụng.

Aplicaps Menacal

Aplicaps Menacal giúp bổ sung canxi và vitamin D3 là điều cần thiết để cho xương và cơ khỏe mạnh. Khi đó, cơ thể mẹ bầu mới đủ sức chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh, bao gồm cảm cúm.

Aplicaps Menacal có ưu điểm nổi bật hơn các loại khác trên thị trường bởi thành phần, bao gồm: Canxi tự nhiên từ tảo đỏ, san hô kết hợp với vitamin D3&K2, Magie, Selen và Kẽm giúp hấp thu tối đa canxi và không lo nóng trong, táo bón hay lắng đọng.

Sản phẩm Aplicaps Menacal đã được Tổ chức về Sức khỏe châu Âu và FDA chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe cho bà bầu.

Aplicaps Hymega

Aplicaps Hymega là 1 sản phẩm vô cùng cần thiết trong thai kỳ, giúp bổ sung DHA, EPA và vitamin E cho thai nhi. Bổ sung DHA và EPA trong thai kỳ vừa giúp phát triển não bộ, mắt của thai nhi, vừa giảm thiểu nguy cơ sinh thiếu tháng, cũng như tình trạng trầm cảm trong và sau sinh ở mẹ bầu.

bo-3-san-pham-Aplicaps
Bổ sung dưỡng chất thông qua bộ 3 sản phẩm Aplicaps

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi cảm cúm có thể điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, mẹ bầu có thể liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn nhiệt tình.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Pregnancy and the flu. Truy cập ngày 17/8/2022
https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm
2 Maternal cold or flu with fever during pregnancy may be linked to bỉth defects
https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/features/kf-maternal-cold-birth-defects-during-pregnancy.html
3 Influenza – Pregnancy. Truy cập ngày 17/8/2022
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/pregnant.htm
4 13 Foods to Eat When You’re Pregnant. Truy cập ngày 17/8/2022
https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant#eggs

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ