Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu nguy hiểm không? Cách giảm đau hiệu quả

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ gặp nhiều thay đổi do các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Một trong các vấn đề khiến người mẹ lo lắng chính là đau bụng vào 3 tháng đầu do lúc này thai nhi rất yếu. Vậy bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có phải lúc nào cũng nguy hiểm và làm cách nào để giảm cơn đau mà không ảnh hưởng đến bào thai? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết này.

Nguyên nhân sinh lý khiến bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu

Đau bụng trong 3 tháng đầu là vấn đề mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua và đây là tình trạng sinh lý hết sức bình thường. Tùy vào thời điểm xuất hiện cơn đau, tính chất cơn đau và các dấu hiệu đi kèm mà có thể xác định được bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu do nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân dưới đây.

dau-bung-ngay-dau-mang-thai
Sau khi thụ tinh phôi thai sẽ đến tử cung làm tổ gây ra các cơn đau giống như đau bụng kinh

Phôi thai làm tổ

Đây là hiện tượng phôi thai bám vào niêm mạc tử cung bằng cách chui sâu qua lớp biểu mô sau khi xảy ra quá trình thụ tinh. Hiện tượng này thường diễn ra trong một vài ngày của 4 tuần đầu thai kỳ và biến mất ngay sau đó. Đặc điểm giúp phân biệt cơn đau do phôi thai làm tổ với các nguyên nhân khác chính là cơn đau chỉ hơi lâm râm giống như cơn đau bụng kinh.

Nghén

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự biến đổi rõ rệt về nội tiết, trong đó bao gồm hormon progesteron. Một trong những ảnh hưởng của việc này chính là mẹ bầu sẽ bị nghén trong vài ngày đến một tuần của giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu đi kèm gồm nôn hoặc buồn nôn, chán ăn hoặc rất thèm ăn một món ăn nào đó. Chính các cơn buồn nôn hoặc nôn này dẫn đến tình trạng co thắt dạ dày gây ra đau bụng.

Táo bón

Phụ nữ có thai rất hay gặp phải tình trạng táo bón, do cơ thể tiết nhiều hormon progesteron làm giảm nhu động ruột, khiến việc tiêu hóa thức ăn và đào thải các loại chất cặn bã trở nên khó khăn hơn. Đặc điểm dễ nhận thấy của những cơn đau bụng do táo bón là những cơn đau gây tức bụng đi kèm với cảm giác đầy hơi, khó tiêu.  [1]

Thai nhi phát triển

Trong 1 – 2 tuần cuối cùng của giai đoạn đầu thai kỳ, người mẹ có thể gặp những cơn đau có cảm giác căng tức ở vùng bụng trên (vùng dưới xương sườn). Đó là vì kích thước thai nhi tăng làm tử cung chịu áp lực lớn, bị căng giãn ra và đè lên các cơ quan khác của cơ thể. Đặc điểm đi kèm giúp dễ dàng nhận biết những cơn đau do thai nhi phát triển bao gồm:

  • Cơn đau có cường độ đau giảm dần hoặc/và biến mất khi thay đổi tư thế người sau một khoảng thời gian dài.
  • Quan sát thấy bụng người mẹ bắt đầu to dần do tử cung giãn.
  • Xuất hiện các cơn đau lưng.

Các kiểu đau bụng của bà bầu trong 3 tháng đầu cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Tuy khi mang thai, bà bầu nào cũng có thể bị đau bụng và không có gì đáng lo nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu được phép chủ quan. Đó là bởi vì đau bụng là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn của một số vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

bau-bi-dau-bung-trong-3-thang-dau
Cơn đau bụng dữ dội 3 tháng đầu là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bất thường

Sảy thai

Sảy thai có thể xảy đến vào bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn 5 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, 3 tháng đầu tiên là giai đoạn có nguy cơ cao nhất bởi lúc này, bào thai đang hình thành nên còn rất yếu. Theo một thống kê của Hiệp hội Thai kỳ Mỹ, có khoảng 15 – 20% trường hợp mang thai kết thúc bằng việc sảy thai.

Các dấu hiệu đặc trưng nhất khi sảy thai bao gồm:

  • Đặc điểm cơn đau: đau nhói hay đau quặn bụng, xuất hiện bất ngờ và mức độ đau tăng dần.
  • Chảy máu âm đạo: Lượng máu nhiều, màu đỏ, có thể kèm dịch nhầy âm đạo hoặc cục máu đông.
  • Chuột rút.
  • Các cơn co thắt tử cung theo đợt, thường trong vòng 5 – 20 phút/cơn.

Chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con (hay chửa ngoài tử cung) là tình trạng trứng làm tổ ở bên ngoài buồng tử cung sau quá trình thụ tinh, hay gặp nhất là ở vị trí trong ống dẫn trứng.

Theo Hiệp hội Thai kỳ Mỹ, có 2% phụ nữ mang bầu gặp tình trạng như trên. Đây chính là một trong nhiều tai biến nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ. Trong trường hợp này, người mẹ không thể giữ lại thai nhi và cần có sự can thiệp bằng phẫu thuật.

Nếu bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu do chửa ngoài tử cung thì các dấu hiệu thường biểu hiện rõ nhất vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Bên cạnh những dấu hiệu mang thai thông thường như chậm kinh, buồn nôn còn có một số dấu hiệu phân biệt khác để biết người mẹ có chửa ngoài dạ con hay không: [2]

  • Đặc điểm cơn đau: đau âm ỉ vùng bụng dưới, thường ở một bên bụng.
  • Chảy máu âm đạo: chảy máu kéo dài nhiều ngày, màu nâu đen hoặc như socola.
  • Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ: cơn đau trở nên dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu nên làm gì?

Mọi hoạt động của người mẹ khi mang thai đều có ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi ở trong bụng. Vì vậy, cần chú trọng tới những phương pháp làm giảm đau bụng cho bà bầu trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như mang lại sự thoải mái cho mẹ.

ba-bau-bi-dau-bung-nen-nghi-ngoi
Bà bầu khi đau bụng nên chườm ấm, massage nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Cách giảm đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu cho bà bầu

Trong trường hợp do nguyên nhân sinh lý, bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có thể áp dụng những thói quen sau và duy trì trong những tháng tiếp theo để cải thiện tình trạng: [3]

  • Tắm bằng nước ấm vừa phải, có thể chườm ấm khi đau bụng nhiều giúp cải thiện lưu thông máu.
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng hoặc tập yoga khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.
  • Lựa chọn trang phục với tiêu chí thoải mái, rộng rãi để tránh tạo áp lực lên tử cung.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khoảng thời gian dài giữ nguyên tư thế.
  • Kê gối dưới chân khi nằm giúp giảm tình trạng bị chuột rút vào ban đêm.

Bộ 3 vitamin và khoáng chất chuẩn châu Âu cho bà bầu Aplicaps

Bộ 3 aplicaps cho bà bầu dùng được 40 tuần thai kỳ
Bộ 3 dưỡng chất chuẩn châu Âu cho bà bầu 1 thai kỳ an nhàn khoẻ mạnh, bé sinh ra tinh anh sáng dạ

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ cũng như sự phát triển toàn diện cho bé, bà bầu có thể lựa chọn sử dụng bộ 3 sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho bà bầu của nhãn hàng Aplicaps. Đây là bộ sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha về Việt Nam, với những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Vitamin tổng hợp Befoma cung cấp sắt, acid folic cùng 16 vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho phụ nữ có thai.
  • Canxi Menacalcanxi tự nhiên D3K2 cho bà bầu – bổ sung canxi tự nhiên có nguồn gốc tảo đỏ và san hô, kết hợp với vitamin D3 và K2 hỗ trợ cải thiện đau mỏi nhanh trong 2 tuần.
  • DHA Hymega chứa DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền, giúp thai nhi phát triển thông minh và phòng ngừa tiền sản giật, cải thiện tinh thần cho người mẹ.

Khi nào bà bầu nên đến khám bác sĩ?

Như đã nêu ở trên, những cơn đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng nguy hiểm của người mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đi kèm của sảy thai hoặc chửa ngoài dạ con, cần đi khám sớm nhất có thể để đưa ra biện pháp tối ưu cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên đi khám định kỳ để có thể can thiệp kịp thời khi phát hiện bất thường. Việc đi khám định kỳ cũng giúp bà bầu cảm thấy an tâm hơn, tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng gây tác động xấu đến sức khỏe thai nhi.

Nhìn chung, nếu không chắc chắn mình bị đau bụng do nguyên nhân nào thì bà bầu cần nhanh chóng đi khám nếu có các dấu hiệu:

  • Đau bụng dữ dội, kéo dài hoặc tăng nhanh theo từng ngày.
  • Chảy máu âm đạo ồ ạt.
  • Có từ 4 cơn co thắt tử cung trở lên trong 1 giờ.
  • Sốt, da xanh tái, niêm mạc nhợt, cảm giác ớn lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp giảm nhiều.

Trên đây là những thông tin căn bản dành cho bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu. Tùy vào lý do gây đau bụng mà có thể khẳng định bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có nguy hiểm hay không. Với các nguyên nhân sinh lý, việc chăm sóc người mẹ đúng cách là vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé, vì vậy hãy chú ý lựa chọn những phương pháp an toàn đã được kiểm chứng.

Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc, vui lòng bấm TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu thêm về bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu hay những bệnh lý thường gặp trong suốt 40 tuần thai kỳ mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2), các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps luôn có mặt để hỗ trợ mẹ 24/7.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Stomach Pain in Pregnancy. Truy cập ngày 22/04/2022. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/abdominal-pain-during-pregnancy/
2 Stomach pain in pregnancy. Truy cập ngày 22/04/2022. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/
3 Common Pregnancy Pains and Their Causes. Truy cập ngày 22/04/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-discomforts-causes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ