ba-bau-bi-ho-3-thang-cuoi

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối là vấn đề khiến nhiều người lo lắng vì sợ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thực chất, ho trong thời gian mang thai là hiện tượng bình thường và đại đa số các bà bầu đều trải qua. Thực hư về ho khi mang thai như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi ho, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng di chuyển lên xuống. Do đó, các mẹ thường lo lắng bà bầu bị ho 3 tháng cuối có nguy hiểm đến bé hay không? Mẹ có thể yên tâm vì câu trả lời là không.

Theo các bác sĩ, thai nhi được bọc bởi một lớp nước ối. Lớp đệm nước ối giúp giảm các tác động vật lý nhẹ như cơn ho lên thai nhi. Vì thế, khi bị ho trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu mẹ bầu còn lo lắng thì có thể dùng tay đỡ bụng dưới khi gặp các cơn ho.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,… thì câu chuyện này lại khác. Các bệnh hô hấp này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé sau này.

Do đó, nếu bị ho khi mang thai tháng thứ 7 hay ba tháng cuối thai kỳ, tốt nhất các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.[1]

con-ho-nhe-co-the-khong-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi
Các cơn ho nhẹ có thể không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Nguyên nhân bà bầu bị ho 3 tháng cuối

Một nghiên cứu tại Đại học Y khoa Stanford đã chỉ ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thay đổi và có xu hướng yếu đi. Do đó, cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus,…

Khi cơ thể nhạy cảm, cộng với một số tác nhân bên ngoài lẫn bên trong làm bà bầu bị ho 3 tháng cuối. Một số yếu tố khiến bà bầu bị ho trong thời gian này như:

  • Môi trường bị ô nhiễm: Sự ô nhiễm môi trường sống là nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh về đường hô hấp ở mẹ bầu. Nhất là ở môi trường khí hậu nóng và nhiều khói bụi như Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bụi trong không khí làm cổ họng mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn và xuất hiện các cơn ho.
  • Trào ngược acid dạ dày: Có gần 77% mẹ bầu bị trào ngược acid dạ dày. Sự trào ngược này đưa các chất dịch  trong dạ dày lên đến thực quản và cổ họng. Trong chất dịch này có chứa acid thường gây ngứa cổ và ho ở mẹ bầu.
  • Viêm mũi dị ứng: Có lẽ bạn đã biết sự liên quan mật thiết của tai – mũi – họng. Sự mất cân bằng nội tiết là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng. Chất nhầy trong khoang mũi sẽ ảnh hưởng đến cổ họng, làm ngứa cổ họng và gây ho. Một số trường hợp, chất nhầy này còn là nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở mẹ bầu.
  • Các bệnh về đường hô hấp: Ho còn là triệu chứng của một số bệnh về đường hô hấp, thường là bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản gây đau rát họng và khiến bà bầu bị ho về đêm.
ho-do-virus-vi-khuan-tan-cong
Mẹ bầu có thể bị ho do virus, vi khuẩn tấn công

Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất tại nhà

Có rất nhiều cách chữa trị cho bà bầu bị ho 3 tháng cuối từ phương pháp dân gian đến điều trị y tế. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết cách áp dụng một số mẹo và các nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng ho cho bà bầu.

Cách trị ho cho bà bầu bằng mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nên rất thích hợp làm nguyên liệu chữa ho cho bà bầu. Bên cạnh đó, uống mật ong còn giúp bổ sung vitamin, rất tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu có thể pha một muỗng mật ong nguyên chất cùng với một ly nước ấm. Sau đó cho thêm một ít nước cốt chanh hoặc gừng vào là đã có một bài thuốc chữa ho hiệu quả. [2]

Lá húng chanh trị ho cho bà bầu

Lá húng chanh còn được biết với tên gọi là tần dày lá. Loại thực vật này có chứa cavaron, một hoạt chất có khả năng tiêu đờm, giảm ho cực kỳ hiệu quả. Để chữa ho, đau họng bằng lá húng chanh, mẹ bầu có thể giã dập lá húng rồi pha với 10ml nước ấm. Sau khi các hoạt chất tan hết vào nước, mẹ bỏ xác, uống phần nước ngày 2 lần. Như vậy là mẹ bầu đã có một cách chữa ho nhanh chóng và an toàn.

Cách trị ngứa cổ cho bà bầu bằng lá hẹ

Có thể bạn chưa biết, lá hẹ là một nguyên liệu chữa ho, đau họng rất hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra, lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn như odorin, saponin,… Các hoạt chất này giúp ức chế sự hình thành và phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Dùng lá hẹ chữa ho cho bà bầu cũng rất đơn giản. Mẹ bầu có thể hấp hay luộc lá hẹ khoảng 20 phút. Sau đó ăn lá hẹ như một món ăn kèm hoặc uống nước luộc lá hẹ đều tốt cho quá trình chữa ho.

la-he-co-chua-odorin-saponin-giup-uc-che-vi-khuan
Lá hẹ có chứa odorin, saponin giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp

Tỏi chữa ho cho bà bầu

Tỏi là gia vị có thể tìm thấy ở bất kỳ căn bếp nào. Loại gia vị này có mùi hăng, nóng và đặc biệt có tính sát khuẩn vô cùng cao. Nếu mẹ bầu có thể ăn được tỏi sống thì một tép tỏi nhỏ có thể làm dịu cơn ho và giảm đau rát họng cực kỳ hiệu quả.

Nếu không thể ăn tỏi sống, mẹ bầu hãy nướng tỏi trong lớp giấy bạc. Sau đó đem giã tỏi vừa nướng và lấy một ít hòa tan với nước ấm. Biện pháp này có thể giảm bớt mùi hăng của tỏi mà không làm mất dưỡng chất có trong tỏi.

Xông hơi thảo dược trị ho cho bà bầu

Xông hơi thảo mộc là cách trị ho cho bà bầu tháng cuối thai kỳ đơn giản và dễ chịu nhất. Liệu pháp điều trị này sẽ dùng hơi nóng của nước để tiêu diệt các vi khuẩn gây ho và đau rát họng. Đồng thời, biện pháp này còn giúp cung cấp độ ẩm và loãng chất nhầy cho cổ họng khi mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý không xông hơi với nước quá nóng để tránh làm đau rát mặt và tổn thương lớp niêm mạc ở họng. Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên xông mũi họng, không xông toàn bộ cơ thể để hạn chế tình trạng mất nước.

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối nên uống thuốc gì?

Nếu bà bầu bị ho hơn 1 tuần mà vẫn chưa khỏi, có lẽ, đây không còn là tình trạng ho thông thường. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp. Vì thế, lúc này mẹ bầu cần có sự can thiệp điều trị của bác sĩ.

Một số thuốc ho dành cho bà bầu mà bác sĩ có thể cân nhắc như: Acetaminophen (Tylenol), Canxi cacbonat (Mylanta, Tums), Siro ho,… Tuy nhiên, những loại thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ và mẹ bầu không được tự ý mua thuốc.

Đặc biệt, mẹ bầu không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này mà còn tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của bé. [3]

can-tuan-thu-chi-dinh-cua-bac-si-khi-dung-thuoc
Khi dùng thuốc điều trị ho mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu nên ăn gì để hạn chế ho trong thời gian này? Thực tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe, đề kháng của cả mẹ và bé. Để ngừa ho, đau họng, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau về chế độ ăn uống:

  • Ăn nhiều trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Nên sử dụng mật ong trong các món ăn hằng ngày để kháng khuẩn cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán,…
  • Hạn chế tối đa trái cây có tính nóng như vải, chôm chôm, sầu riêng,… Những loại trái cây này vừa chứa nhiều đường, vừa tăng nhiệt cơ thể. Cả hai điều này đều không tốt cho mẹ bầu.
an-nhieu-trai-cay-de-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat
Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường miễn dịch

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh chủ đề bà bầu bị ho 3 tháng cuối. Mong rằng qua bài viết Aplicaps đã giúp mẹ bầu có cái nhìn khách quan về bệnh bị ho khi mang thai tháng thứ 8 và biện pháp điều trị, phòng ngừa đúng cách. Bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua hotline 1900 636 985 để được tư vấn thêm về các thông tin liên quan khác đến vấn đề thai kỳ.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Can Coughing Too Much Hurt Your Baby In The Womb?. Truy cập ngày 30/8/2022.
https://www.romper.com/pregnancy/can-coughing-while-pregnant-hurt-the-baby
2 What Can I Take for a Cough While Pregnant? Truy cập ngày 30/8/2022.
https://www.medicinenet.com/what_can_i_take_for_a_cough_while_pregnant/article.htm
3 Coughs and Colds in Pregnancy. Truy cập ngày 30/8/2022.
https://www.nygh.on.ca/areas-care/maternal-newborn-and-paediatric-care/pregnancy-and-birth/guide-pregnancy-and-birth/during-pregnancy/coughs-and-colds-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ