Ho khi mang thai có thể là một hiện tượng không mấy nguy hiểm và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng ho kéo dài có thể sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy bà bầu bị ho uống thuốc gì để giảm thiểu cơn ho, Aplicaps gửi tới bạn bài viết dưới đây!
Bà bầu bị ho có nguy hiểm không?
Bà bầu bị ho có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
Trường hợp mẹ bầu bị ho do thay đổi thời tiết, bị cảm lạnh hoặc do trào ngược dạ dày thực quản sẽ không đáng lo ngại. Bởi trong trường hợp này, mẹ bầu bị ho thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây ho khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu và sự tăng trưởng của thai nhi:
- Bệnh về đường hô hấp: Cảm cúm, hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản,…
- Tiếp xúc lâu dài với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, nhiều bụi bẩn. [1]
Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?
Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc giảm ho nếu được bác sĩ chỉ định. Với tình trạng ho thông thường, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu không cần thiết phải uống thuốc mà có thể sử dụng các biện pháp từ thảo dược làm dịu cơn ho.
Những trường hợp mẹ bầu bị ho sau đây có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc:
- Ho kéo dài, dai dẳng và cảm thấy đau thắt ở bụng.
- Ho kèm theo đờm có màu xanh hoặc vàng, đục.
- Ho ra máu, ho nhiều về đêm.
Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất cần phải dựa vào nguyên nhân dẫn đến cơn ho. Dưới đây là một số thuốc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho mà mẹ bầu có thể tham khảo:
Ho do cảm lạnh, cảm cúm
Thuốc ho được cho là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào là:
- Các loại Siro ho có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, lành tính.
- Thuốc Dextromethorphan trị ho khan.
- Thuốc Guaifenesin trị ho có đờm.
Bên cạnh thuốc điều trị ho, mẹ bầu có thể kết hợp thêm các thuốc khác để điều trị triệu chứng do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Chẳng hạn như:
- Hạ sốt bằng Paracetamol.
- Trị nghẹt mũi, sổ mũi bằng Clorpheniramin, Cetirizin, Fexofenadin…
- Thuốc xịt mũi Budesonide, Fluticason trong trường hợp tình trạng viêm mũi nặng.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản
Ho do trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra vào ban đêm, nặng hơn khi nằm xuống. Đây là tình trạng xảy ra ở đối tượng bà bầu có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Những thuốc mẹ bầu có thể sử dụng trong trường hợp này là:
- Antacid với các thành phần như nhôm Hydroxyd và Magie Hydroxyd, Canxi Carbonat.
- Thuốc trị đầy bụng: Simethicone.
- Thuốc kháng H2, ức chế tiết acid ở dạ dày: Famotidine, Cimetidin.
Khi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản được giải quyết, cơn ho của mẹ bầu sẽ giảm đáng kể. [2]
Các loại thuốc trị ho mẹ bầu không nên sử dụng
Có rất nhiều mẹ bầu bị ho tùy tiện sử dụng thuốc tây theo lời của người khác dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Dưới đây là một số thuốc không nên sử dụng, mẹ bầu cần ghi nhớ:
- Siro ho có chứa ethanol: Sử dụng siro có chứa thành phần ethanol có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới thai nhi, thậm chí chết thai.
- Siro ho có chứa chất tạo ngọt có thể gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết trong máu của mẹ bầu. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên sử dụng siro ho không đường để giảm thiểu cơn ho.
- Codein: Thuốc trị ho khan có thể gây ức chế đường hô hấp của thai nhi.
Mẹo giảm ho tại nhà an toàn cho bà bầu
Giảm ho tại nhà thông qua chế độ sinh hoạt và những bài thuốc dân gian là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu bởi chúng lành tính và khá an toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Đảm bảo giữ ấm cổ họng là chìa khóa giúp giảm và kiểm soát cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, có một số hoạt động sinh hoạt có thể giúp ích cho mẹ bầu giảm thiểu những cơn ho, cụ thể:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn nhằm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể mẹ bầu có đủ sức chống lại tác nhân gây ho.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tập một số bài thể dục nhẹ nhàng để hồi phục sức khỏe như đi bộ, đạp xe tại chỗ, lội hồ bơi,…
- Uống nhiều nước và điện giải. Mẹ bầu nên sử dụng đồ uống được làm nóng sẽ giúp làm dịu cơn ho.[3]
Bài thuốc trị ho tại nhà cho bà bầu
Bài thuốc dân gian được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn và mang lại hiệu quả tuyệt vời trong giảm thiểu cơn ho.
Một số bài thuốc trị ho dễ dàng thực hiện tại nhà như:
- Nước chanh mật ong ấm: Uống mỗi ngày 2-3 cốc nước chanh mật ong ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, khó chịu ở đường hô hấp.
- Trà gừng: Một loại đồ uống có khả năng sát khuẩn nhẹ đường hô hấp, từ đó cho hiệu quả giảm ho tốt.
- Cam nướng: Thêm muối vào trong cam sau khi cắt 1 đầu vỏ và nướng trong lò vi sóng hoặc bếp gas. Ăn các tép cam nướng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Tăng cường đề kháng bằng bộ 3 sản phẩm Aplicaps
Tăng cường bổ sung vitamin trước sinh được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Nếu lựa chọn đúng sản phẩm bổ sung sẽ hạn chế được tình trạng cảm ho hay biến chứng thai kỳ. Bộ 3 sản phẩm Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu và đạt chứng nhận an toàn của FDA nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Befoma với công thức vượt trội 3 tác động cho thai kỳ toàn diện
- Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và hạn chế tối đa nguy cơ táo bón.
- Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
- 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, lắng đọng.
- Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
- Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.
- Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích (hay đến tế bào xương).
Hymega với công thức 3 thành phần ưu việt cho cảm xúc,trí tuệ toàn diện>
- DHA 250 hàm lượng cao tinh khiết: Phát triển não bộ toàn diện ngừa chứng hay quên, trầm cảm sau sinh.
- EPA: Giúp làm giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
- Vitamin E: Giúp hấp thu tối đa hàm lượng DHA và an thai.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin về vấn đề “Bà bầu bị ho uống thuốc gì?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ bầu hãy liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia từ Aplicaps để được giải đáp sớm nhất.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Cough in Pregnancy: Causes and Treatment – POPSUGAR. Truy cập ngày 28/8/2022 https://www.popsugar.com/family/why-do-i-have-chronic-cough-during-pregnancy-48189326 |
---|---|
↑2 | What Medicines Can I Take While Pregnant?. Truy cập ngày 27/8/2022 https://www.healthline.com/health/pregnancy/what-medicines-are-safe-during-pregnancy#allergies |
↑3 | What Can I Take for a Cough While Pregnant? Truy cập ngày 28/8/2022 https://www.medicinenet.com/what_can_i_take_for_a_cough_while_pregnant/article.htm |