bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không

Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không? Những điều mẹ bầu thông thái cần biết

Thiếu máu khi mang thai có thể không quá xa lạ với nhiều mẹ bầu. Nhưng nhiều người thắc mắc rằng: “Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này?” Những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia của Aplicaps giải đáp trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng Aplicaps tìm hiểu nhé!

Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu là tình trạng số lượng huyết sắc tố cũng như tế bào hồng cầu trong máu bị tụt giảm. Hậu quả là cơ thể không đủ lượng oxy để cung cấp cho các tế bào như tim, não,… Đặc biệt trong quá trình mang thai, thiếu máu gây ra nhiều tổn thất sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé yêu. Vậy bầu thiếu sắt nguy hiểm như thế nào?

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Nếu thiếu máu chỉ ở mức độ nhẹ, mẹ bầu chỉ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi nhẹ. Tình trạng này hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ. Nhưng nếu thiếu máu nặng, mẹ bầu phải đối mặt với vô số hậu quả nghiêm trọng, điển hình như:

  • Tăng nguy cơ sảy thai.
  • Bong nhau non.
  • Tiền sản giật.
  • Vỡ nước ối sớm.
  • Băng huyết sau sinh.
  • Nhiễm trùng sau khi sinh.
  • Tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai.

Thiếu máu có thể không quá nghiêm trọng với phái nữ. Tuy nhiên khi đến giai đoạn mang thai, thiếu máu lại đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu và em bé. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp xử trí kịp thời.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu thiếu máu còn để lại nhiều hậu quả cho em bé sau này. Trước hết, những em bé có mẹ bị thiếu máu khi mang thai thường có xu hướng sinh non, nhẹ cân, thai dễ bị suy dinh dưỡng. Điều này dẫn đến, trẻ có sức đề kháng yếu kém và nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn nhiều với trẻ thông thường.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trí não. Trẻ có thể sẽ bị giảm khả năng tiếp nhận thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập sau này. Không những vậy, người mẹ chẳng may bị thiếu máu khi mang thai, đứa trẻ sinh ra sẽ dễ mắc bệnh tim mạch hơn khi trưởng thành.

mẹ bầu đau đầu
Thiếu máu nhẹ khiến mẹ bầu đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi

Nguyên nhân gây ra thiếu máu khi mang thai

Có đến hơn 400 nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai. Chúng được chia thành 3 nhóm chính dưới đây:

  • Thiếu máu do thiếu sắt. Các thống kê cho thấy 15 – 25% tổng số mẹ bầu phải trải qua những cơn thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là khoáng chất dễ dàng được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và được sử dụng như một dạng “người vận chuyển” mang oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể, đồng thời cũng là “kho lưu trữ” oxy. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất ra quá ít chất sắt, hậu quả là không đủ oxy nuôi dưỡng cơ thể. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra phổ biến ở mẹ bầu mắc các bệnh lý gây mất máu. Điển hình như các bệnh giun sán, rong huyết, trĩ, viêm loét dạ dày,…
  • Thiếu máu do thiếu hụt axit folic. Axit folic là một loại vitamin nhóm B, đảm nhận vai trò ngăn chặn dị tật ống bẩm sinh cho thai nhi. Khi mẹ bầu không đảm bảo cung cấp đủ lượng axit folic hàng ngày sẽ làm hao hụt số lượng hồng cầu của cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Trường hợp này thường bắt gặp ở người bị nghiện rượu, chức năng hấp thu kém hoặc từng dùng thuốc tránh thai,…
  • Thiếu máu khi cơ thể không đủ vitamin B12. Vitamin B12 cũng là loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu khi tham gia quá trình sản xuất hồng cầu. Trong đó, mẹ bầu đang bị viêm hồi tràng, cắt đoạn dạ dày hoặc thiểu năng tuyến tụy có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12. [1]

Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên, mẹ bầu có thể thiếu máu do tác động của nhiều yếu tố khác, mặc dù phần trăm mắc phải là rất nhỏ. Điển hình như:

  • Chức năng sản xuất máu của tủy xương bị yếu đi khiến cho lượng hồng cầu suy giảm.
  • Những dị thường trên hệ gen. Đặc điểm chính của nguyên nhân này là thời gian sống của các tế bào máu bị giảm xuống rõ rệt, thường được biết đến là bệnh Thalassemia.
  • Tán huyết miễn dịch: Là hiện tượng trên bề mặt hồng cầu xuất hiện các kháng thể gây phá hủy hồng cầu.
  • Suy tủy: Khi tủy xương không đủ khả năng để sản xuất lượng hồng cầu cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, có thể do các tia xạ, di truyền, nhiễm trùng hoặc do mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Suy thận mạn tính. Đây là hiện tượng cơ thể thiếu Erythropoietin (EPO). EPO được tế bào cầu thận sản sinh ra nhằm ứng biến với các tình huống tế bào trong cơ thể bị thiếu oxy.
mẹ bầu thiếu máu
Mẹ bầu thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bà bầu thiếu máu có dấu hiệu như thế nào?

Khi bị thiếu máu, những triệu chứng ban đầu thường xảy ra ở mức độ nhẹ nên mẹ bầu thường lơ là. Tuy nhiên, khi thiếu máu trở nên trầm trọng, việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn. Thông thường, khi bị thiếu máu, mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
  • Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, hụt hơi, thậm chí ngất xỉu.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Đau vùng ngực.
  • Da, môi và móng tay nhợt nhạt, kém sắc.
  • Tay chân lạnh.
  • Khả năng tập trung giảm sút.

Ngoài ra, để đảm bảo chắc chắn bạn đang bị thiếu máu khi mang thai mà không phải do những căn nguyên khác, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Thiếu máu có thể được phát hiện dựa vào kết quả công thức máu hoặc đánh giá hàm lượng axit folic, ferritin hoặc tủy xương.

Về công thức máu, bác sĩ căn cứ vào nồng độ hemoglobin có trong máu để chẩn đoán mẹ bầu có bị thiếu máu hay không. Nếu nồng độ này < 12g/dl (120g/dl) thì mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu. Bên cạnh đó, thiếu máu có thể do giảm nồng độ ferritin, axit folic, vitamin B12 hoặc tủy xương giảm sản sinh hồng cầu.[2]

Bà bầu thiếu máu phải làm sao?

Thiếu máu không chỉ khiến quá trình mang thai trở nên khó khăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe em bé sau khi sinh. Vì vậy, mẹ bầu cần khắc phục thiếu máu bằng cách bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời tăng cường sức khỏe bằng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Khi bị thiếu máu, không phải thực phẩm nào mẹ bầu cũng có thể ăn được. Vì vậy, để có chế ăn uống phù hợp, mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm nên và kiêng ăn dưới đây:

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

“Thiếu gì bổ nấy” là phương châm hàng đầu dành cho người bị thiếu máu khi mang thai. Bởi thiếu máu cũng chính là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu nên:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, cây họ đậu, các loại ngũ cốc. Thực tế, các loại sắt chứa trong thịt hấp thu dễ dàng hơn so với rau củ. Vì vậy, mẹ bầu bị thiếu máu nên tăng cường bổ sung các món ăn từ thịt trong bữa ăn hàng ngày.[3]
  • Nạp thêm các loại thực phẩm có hàm lượng axit folic cao như đậu, rau có lá màu xanh (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,…), mầm lúa mì hoặc nước cam.
  • Sử dụng các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C như loại quả họ cam quýt cùng các loại rau tươi sống.
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ bầu thiếu máu nên cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày

Bà bầu thiếu máu nên kiêng ăn gì?

Tuy bị thiếu máu, thiếu chất nhưng không phải món gì mẹ bầu cũng có thể ăn được. Trong đó, một số loại thực phẩm mẹ bầu nên “cực lực” tránh xa. Bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu của mẹ, điển hình như:

  • Trà và cafe. Hai loại đồ uống này chứa thành phần cafein được chứng minh có thể cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu. Do đó, nếu mẹ bầu sử dụng trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa. Dù đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho thai nhi nhưng chúng chứa hàm lượng canxi cao. Trong khi đó, canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng sữa cùng các thực phẩm chứa sắt cách nhau khoảng 2 tiếng.
  • Các loại thực phẩm chứa tanin, gluten, phytates hoặc axit oxalic như ngô, mì ống, gạo lứt, socola, hạt đậu phộng,… Tương tự như canxi, những thành phần này sẽ khiến cơ thể khó hấp thu sắt. Do đó, mẹ bầu có thể dùng trước hoặc sau 2 giờ khi sử dụng thực phẩm chứa sắt.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Thiếu máu khi mang thai sẽ để lại những mệt mỏi về mặt thể chất và tinh thần. Vì vậy, mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt để cơ thể nhanh chóng hồi phục trở lại.

Dưới đây là một số chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi mà mẹ bầu nên tham khảo:

  • Hạn chế vận động nặng mà dành thời gian ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi nằm, mẹ bầu nên chú ý để gối thấp giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Không nên ngồi hoặc đứng lên quá đột ngột sẽ gây choáng váng, chóng mặt.
  • Đảm bảo mẹ luôn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng.
  • Nếu triệu chứng của thiếu máu kéo dài, mẹ bầu cần đến thăm khám ngay tại cơ sở ý tế để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ mang thai cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bổ sung sắt hữu cơ với viên uống Aplicaps Befoma

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu máu do cơ thể thiếu axit folic, sắt hoặc các dưỡng chất khác, mẹ bầu cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, viên uống bổ sung là giải pháp an toàn, hiệu quả mà mẹ bầu nên tận dụng để đảm bảo cơ thể có đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Viên uống Aplicaps Befoma là sản phẩm được hàng triệu bà mẹ tin dùng mỗi ngày hiện nay với tác dụng:

  • Cung cấp axit folic thế hệ 4 (Quatrefolic). Đây là dạng axit folic mà mẹ bầu có thể dễ dàng hấp thu chỉ thông qua 1 bước chuyển hóa. Đây là trợ thủ đắc lực giúp phòng ngừa dị tật trên thai nhi và tránh nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu toàn diện hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả.
  • 16 loại vitamin và khoáng chất khác: Với đa dạng các loại dinh dưỡng như vitamin K, canxi, kẽm, iod, vitamin B1, B2,… cung cấp cho mẹ bầu một hệ dinh dưỡng toàn diện, thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Với công thức dinh dưỡng vượt trội, Befoma luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Aplicaps Befoma được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu.

Bên cạnh đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được kiểm định nghiêm ngặt từ châu Âu như sắt amin và Quatrefolic. Đồng thời đạt được chứng nhận an toàn của EFSA và tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung cho bà bầu của Hội đồng liên minh châu Âu. Với Aplicaps Befoma, mẹ bầu không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề cơ thể thiếu máu và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Aplicaps Befoma
Aplicaps Befoma cung cấp axit folic, sắt amin cùng nhiều loại dưỡng chất khác cho mẹ bầu

Qua bài viết này, Aplicaps đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?”. Và nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản hoặc sản phẩm Befoma thì hãy truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 ngay nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Anemia during pregnancy. Ngày truy cập: 8/5/2022. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/anemia-during-pregnancy/
2 Anemia in pregnancy. Ngày truy cập: 8/5/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/anemia-in-pregnancy#091e9c5e809911cb-2-6
3 Iron-rich foods to eat during pregnancy. Ngày truy cập: 8/5/2022. https://www.forbes.com/health/family/iron-rich-foods-for-pregnancy/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ