bầu 5 tháng bị đau bụng dưới

Bầu 5 tháng bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Là một người mẹ tương lai, bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào cũng đều khiến mẹ bầu lo lắng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Một trong các triệu chứng đó là đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng. Như vậy, bầu 5 tháng bị đau bụng dưới nguyên nhân do đâu, có cần đi khám bác sĩ ngay không? Mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng có thể tìm hiểu qua bài viết của Aplicaps dưới đây.

Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?

Bước sang tháng thứ 5, kích thước thai nhi đã tăng lên đáng kể, nặng tầm 250 – 400g và dài khoảng 14.5 – 16cm. Em bé lúc này cũng trở nên khá khéo léo, có thể vặn và xoay trong tử cung, chớp mắt, mút ngón tay, ngáp.Đặc biệt, các bộ phận trên cơ thể bé cũng hình thành rõ rệt hơn. Lúc này, thính giác bé đã phát triển nên có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Mẹ hãy cố gắng trò chuyện thường xuyên với bé nhé!

Trong giai đoạn này, thai nhi cũng máy nhiều và mạnh hơn. Vì thế có thể mẹ sẽ thấy đau bụng khi mang thai tháng thứ 5.

Nguyên nhân phổ biến của đau bụng dưới bên trái khi mang thai 5 tháng

Bầu 5 tháng bị đau bụng dưới bên trái có thể là triệu chứng sinh lý bình thường ở một số mẹ bầu, do một số nguyên nhân dưới đây.

Tử cung nghiêng về bên phải

Khi tử cung lệch về bên phải nhiều hơn, dây dằng bên trái sẽ bị kéo căng dẫn đến cơn đau bụng lâm râm bên dưới.

Viêm tuyến tụy

Tuyết tụy thuộc bộ máy tiêu hóa, nằm ở phía sau dạ dày. Khi cơ quan này bị viêm, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng dưới bên trái. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu 5 tháng bị viêm tuyến tụy, trong đó phổ biến nhất là do chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo.

U nang buồng trứng

Khi mang thai, buồng trứng sẽ kết tụ lại thành một khối, được gọi là luteum thể vàng. Khi thai nhi được 10 – 12 tuần, khối này sẽ tiêu biến dần và thay thế bởi bánh nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luteum thể vàng vẫn tồn tại trong cơ thể và tạo thành u nang chứa đầy chất lỏng. Tình trạng này được gọi là u nang buồn trứng. Nếu mẹ bầu mang thai 5 tháng bị đau bụng dưới bên trái có thể nghi ngờ mắc u nang buồng trứng. Lúc này, mẹ nên thăm khám bác sĩ để có phương án xử lý thích hợp.

U nang buồng trứng gây đau bụng dưới bên trái
U nang buồng trứng gây đau bụng dưới bên trái

Cơn gò chuyển dạ giả Braxton-Hicks

Cơn gò chuyển dạ giả Braxton-Hicks chỉ gây khó chịu nhẹ và không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần phân biệt được cơn gò chuyển dạ giả và cơn gò chuyển thật (dấu hiệu sinh non).

Cơn gò chuyển dạ thật có tần suất dày hơn, cơn đau kéo dài và gây đau đớn. Đặc biệt, cơn đau này thường khiến mẹ bị khó thở. Vì vậy, nguyên tắc để phân biệt 2 loại cơn gò này đó là dựa vào khả năng thực hiện các hoạt động bình thường của mẹ. Nếu mẹ bầu vẫn có thể vận động bình thường, khả năng cao đây chỉ là cơn gò chuyển dạ giả Braxton-Hicks.

Một số nghiên cứu cho rằng cơn gò chuyển dạ giả xảy ra là do thiếu nước. Như vậy, bà bầu nên uống nhiều nước để hạn chế tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng này.

hình ảnh bụng bầu 5 tháng
Hình ảnh bụng bầu 5 tháng thai đơn và thai đôi

Sự phát triển của bé

Tử cung của mẹ bầu mang thai 5 tháng được phát triển và mở rộng, thai nhi bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Kích thước tử cung tăng lên do sự tăng sản, căng giãn của các sợi cơ để thích nghi với sự phát triển của bé. Chính vì vậy ở tháng thứ 5 mẹ bầu bị đau bụng dưới, hoặc chuột rút thường xuyên.

Nguyên nhân mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới bên phải

Do căng cơ

Cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều kể từ khi mang thai, nhất là về vấn đề cân nặng, cụ thể là sự tăng kích thước vùng bụng. Tuy nhiên, hệ cơ xương của phụ nữ lại khá yếu, dễ bị thiếu hụt canxi. Do đó, khi phải chịu áp lực cân nặng đột ngột, mẹ sẽ có cảm giác đau cơ hông, đau bụng dưới. Đây là hiện tượng khá phổ biến vào tháng thứu5 thai kỳ.

Đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn là những cơn đau ngắn, rõ ràng, đau nhói khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc là các cơn đau nhức, âm ỉ, kéo dài. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện từ sâu bên trong háng, di chuyển lên trên và ra 2 bên cho đến đỉnh hông. Mỗi bước đi, mỗi hoạt động của mẹ đều có thể khiến dây chằng tròn co thắt, và gây đau. [1]

Mặc dù đau dây chằng tròn có thể xảy ra trong cả thời kỳ mang thai, nhưng cơn đau xuất hiện tần suất lớn nhất khi mẹ mang thai tháng thứ 5. Cơn đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng do dãn dây chằng tròn được ghi nhận nhiều và được coi là vô hại.

Đau bụng dưới do đau dây chằng tròn
Đau bụng dưới do đau dây chằng tròn

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hậu quả của lượng Progesteron được tiết ra nhiều. Hormon này sẽ khiến đường tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm lại, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn. Từ đó dẫn đến biểu hiện như đau bụng khi bầu, đầy hơi, táo bón,…

Ngoài ra, tăng cân cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới, ợ chua và trào ngược. Do đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau của quả, tập các bài thể dục dành cho mẹ bầu.

Viêm ruột thừa

Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng khá phổ biến của viêm ruột thừa nhưng lại thường bị bỏ qua. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm nếu phát hiện muộn. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu khác của viêm ruột thừa như đau âm ỉ, đau nhói, đau bụng từng cơn vùng hạ sườn phải, nôn, sốt, miệng đắng, ăn không ngon,…

Viêm ruột thừa gây đau bụng dưới ở bà bầu
Viêm ruột thừa gây đau bụng dưới ở bà bầu

Sỏi mật

Trong giai đoạn mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ thường xuyên gặp trục trặc nên hoat động ì ạch hươn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, Bầu 5 tháng bị đau bụng dưới bên phải là triệu chứng điển hình của sỏi mật. Nhất là khi đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt, nôn mửa, ăn không ngon miệng.
Thông thường, cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bị đau nhiều thì cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân mang thai bị đau bụng nghiêm trọng

Nếu đau bụng dưới do nguyên nhân sinh lý thì không cần lo lắng.Tuy nhiên, mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng cần đặc biệt chú ý một số nguyên nhân sau.

Sảy thai

Các mẹ bầu bị đau bụng dưới nên chú ý các báo hiệu sảy thai. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Đau lưng
  • Cơn chuyển dạ thật (xảy ra sau mỗi 5-20 phút)
  • Chảy máu âm đạo kèm mô hoặc cục máu giống cục máu đông
  • Chuột rút
  • Triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất

Nhất là nếu các cơn đau xuất hiện sau khi mẹ bầu bị ngã hoặc va chạm mạnh ở vùng bụng, thì mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau bụng dưới do sảy thai
Đau bụng dưới do sảy thai

Thai ngoài tử cung

Những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn bao gồm:

  • Người đã từng mang thai ngoài tử cung hoặc đã bị lạc nội mạc tử cung
  • Thắt ống dẫn trứng hoặc đặt dụng cụ vào trong tử cung vào thời điểm thụ thai.

Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng khi bầu, chảy máu kéo dài, mẹ nên đặc biệt chú ý. Các triệu chứng này thường điển hình vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu sau tuần 10, mẹ vẫn thấy đau bụng, khả năng cao không phải do mang thai ngoài tử cung.

thai ngoài tử cung đau bụng dưới
Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới

Nhau bong non

Triệu chứng của nhau bong non như cơn đau với tần suất lớn trong một thời gian dài mà không thuyên giảm, đau bụng, đau lưng hoặc xuất hiện dịch cùng các vết máu. Các triệu chứng trên báo hiệu tình trạng nhau bong non khi nhau thai tách khỏi tử cung của mẹ quá sớm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường niệu có thể là một trong các nguyên nhân mà mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới nên lưu ý. Mặc dù dễ dàng điều trị trong thời kỳ mang thai, nhưng có thể gây ra biến chứng nếu nhiễm trùng đường tiết niệu bị bỏ qua. Đau, khó chịu và/hoặc nóng rát khi bạn đi tiểu, ngoài ra đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng đều là các triệu chứng của nhiễm trùng niệu. [2]

Tiền sản giật

Triệu chứng nổi bật của tiền sản giật là huyết áp cao và xuất hiện protein niệu. Đau bụng khi bầu thường là ở dưới xương sườn bên phải, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như người mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn, mờ mắt, mắt thường nhạy cảm, tăng áp lực lên bụng, hay bị hụt hơi, tiểu ít,….

Dấu hiệu mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới nên đi khám ngay

Mặc dù bầu 5 tháng bị đau bụng dưới rất phổ biến trong thai kỳ, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng nếu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây, thì mẹ cần đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

  • Mẹ bầu bị đau bụng dữ dội. xuất hiện ngày càng thường xuyên và dai dẳng.
  • Cơ thể mẹ hay choáng váng, sốt, mệt mỏi, kèm theo buồn nôn, ói mửa.
  • Đau bụng khi mang thai kèm theo chảy máu, và tiết dịch âm đạo.
  • Cơn đau cao hơn bụng hoặc ngực, hoặc nếu bị đau đầu, sưng tay, chân và mặt hoặc mờ tầm nhìn.
  • Bầu 5 tháng bị đau bụng dưới kèm các triệu chứng đau khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có mùi hôi hoặc đục.

Các dấu hiệu trên đặc trưng cho các nguyên nhân nguy hiểm gây đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng như sảy thai, tiền sản giật, nhiễm trùng niệu,… Aplicaps đã nêu ở trên.

bầu 5 tháng bị đau bụng dưới
Khi bị đau bụng dưới dữ dội, mẹ bầu nên đi khám ngay

Cách cải thiện triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Các mẹ bầu có thể giảm bớt các triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng bằng cách: [3]

  • Thư giãn cơ thể khi tắm hoặc ngâm nước ấm với mẹ bầu 5 tháng bị đau bụng dưới không có tiền sử huyết áp thấp.
  • Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế, nằm nghiêng về phía đối diện cơn đau, xoa bóp cơ thể nhẹ nhàng đặc biệt từ vùng lưng xuống bàn chân.
  • Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai 5 tháng cũng không nên quá lo lắng. Hãy nghỉ ngơi nhẹ nhàng, thực hiện các hoạt động thư giãn đầu óc như thiền, đọc sách, hoặc tập động tác yoga dành cho bà bầu.
  • Ngoài ra, mẹ bị đau bụng khi bầu cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các thực phẩm bổ sung.

Bầu 5 tháng bị đau bụng dưới có thể là sinh lý bình thường của quá trình mang thai khi cơ thể mẹ thay đổi để thích nghi với thai nhi đang lớn. Trong khi có nhiều nguyên nhân vô hại gây ra chứng đau bụng này, thì một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn. Do đó, các mẹ nên lưu tâm các dấu hiệu của cơ thể và báo lại cho bác sĩ trong lần thăm khám gần nhất để biết chính xác vấn đề mình đang gặp phải, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Để được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ tháng thứ 5, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 của Aplicaps. Các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps sẽ hỗ trợ mẹ 24/7.

Aplicaps chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Round ligament pain in pregnancy. Truy cập ngày 16/11/2022.
https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/round-ligament-pain_205 
2 Stomach Pain in Pregnancy. Truy cập ngày 16/11/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/abdominal-pain-during-pregnancy/ 
3 Pains in your second trimester of pregnancy (weeks 13 to 28). Truy cập ngày 16/11/2022.
https://www2.hse.ie/conditions/stomach-pain-cramps-pregnancy/second-trimester/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ