Trong quá trình chuẩn bị mang thai chị em có rất nhiều cầu hỏi xoay quanh chủ đề này như: “ăn gì để bổ trứng”, “ăn gì để dễ thụ thai” hay bị “rubella trước khi mang thai có sao không”. Vậy bệnh rubella là gì, nó có ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Rubella là gì?
Bệnh rubella còn được gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus cùng tên gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Giống như Sởi hay các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh Rubella lây truyền khi người lành hít phải những giọt nước bọt của người mang mầm bệnh phát tán vào không khí khi hắt hơi, ho, hay nói chuyện. Ngoài ra, Rubella cũng có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh.
Hầu hết trường hợp bệnh sởi đều có nguy cơ cao kéo theo biến chứng phát sinh gây tử vong. Tuy nhiên, đối với sởi Đức, bệnh chỉ nguy hiểm nếu đối tượng nhiễm bệnh là phụ nữ mang thai. Cụ thể hơn, nếu mẹ bầu nhiễm bệnh vào thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, đứa trẻ khi chào đời có rủi ro cao mắc hội chứng rubella bẩm sinh.
Bị rubella trước khi mang thai có sao không
Mặc dù lành tính nhưng hậu quả của Rubella với phụ nữ mang thai lại vô cùng nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn bị rubella trước khi mang thai nếu được điều trị khỏi trước khi thụ thai sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh, tốt nhất thì nên có thai sau tối thiểu 3 tháng bị bệnh rubella. Bởi virus Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virus này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Sự nguy hiểm của rubella khi mang thai
Rubella thường là bệnh nhẹ, thường khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai, bệnh lại gây ra nhiều biến chứng bệnh Rubella nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, mù lòa, bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh). Ngoài ra, trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella còn có thể bị vàng da, xuất huyết, đái tháo đường, lách to, xương thủy tinh…
Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70-90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ (virus Rubella trong máu mẹ → nhau thai nhiễm virus → phôi thai bị nhiễm bệnh). Do đó, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên làm xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella.
Cách phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai
Hiện nay, Rubella chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn nhiễm virus Rubella vẫn là thực hiện tiêm phòng chủ động vacxin ngừa Rubella.
Đối với những bạn nữ đang có ý định sinh con thì nên tiến hành xét nghiệm miễn dịch với Rubella để biết xem mình đã tiêm chủng Rubella hay chưa, trong trường hợp chưa tiêm vắc xin Rubella thì nên tiến hành tiêm ngừa trước khi thụ thai 3 tháng, vì nếu tiến hành tiêm vacxin trong thai kỳ vẫn có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong khi mang thai, cần tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh đặc biệt là với người đang nhiễm Rubella, người có biểu hiện cúm, phát ban,vv… vì đây là virus lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ truyền từ người này sang người khác.
Nếu cơ thể có biểu hiện sốt và phát ban thì cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh rubella, hy vọng qua bài viết này chị em có đã có câu trả lời cho câu hỏi “rubella trước khi mang thai có sao không”. Trong quá trình chuẩn bị mang thai, chị em hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được một thai kỳ khỏe mạnh để chờ đón bé yêu đến với gia đình của mình mẹ nhé.
__Vũ Thoa__
Nguồn tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/symptoms-causes/syc-20377310
https://www.healthline.com/health/rubella