bien-chung-sau-say-thai

Top 6 biến chứng sau sảy thai nguy hiểm mẹ cần biết

Sảy thai là một trong những trải nghiệm đau đớn nhất, ảnh hưởng cả mặt thể chất và tinh thần của người mẹ. Nếu không chăm sóc đúng cách, nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài có thể xảy ra. Cùng Aplicaps tìm hiểu 6 biến chứng sau sảy thai để biết mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa hiệu quả.

Sảy thai là gì? Sảy thai có nguy hiểm không?

Dưới đây là những thông tin cơ bản liên quan đến sảy thai:

Sảy thai là gì? Các nguyên nhân gây sảy thai

Sảy thai là tình trạng thai nhi không còn khả năng phát triển và bị mất trước khi đủ 20 tuần tuổi. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: chảy máu âm đạo, đau bụng, co thắt tử cung… Một số người không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng bất thường nào và chỉ phát hiện thai ngừng phát triển khi đi siêu âm.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sảy thai là: bất thường về nhiễm sắc thể, nhiễm trùng, mất cân bằng nội tiết tố, cổ tử cung yếu, lối sống không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… khi mang thai), mắc bệnh tim, thận… [1]

Sảy thai có nguy hiểm cho mẹ không?

Mức độ nguy hiểm của sảy thai tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Hầu hết quá trình sảy thai gây đau đớn, xuất hiện cơn co thắt tử cung và chảy nhiều máu, nhưng thường không đe doạ sức khoẻ tổng thể của mẹ.

Tuy nhiên, nếu sảy thai không hoàn toàn, mô vẫn còn trong tử cung, có thể gây ra nhiễm trùng và chảy máu quá nhiều cần can thiệp y tế ngay lập tức. Trong trường hợp sảy thai tái diễn nhiều lần hoặc mắc một số bệnh lý, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cần theo dõi và điều trị kịp thời.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi bị sảy thai.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi bị sảy thai.

6 biến chứng sau sảy thai mẹ cần biết

Dưới đây là những biến chứng sau sảy thai cực kỳ nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải, cần hết sức lưu ý:

Nhiễm trùng sau sảy thai

Nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong hoặc sau khi sảy thai, dẫn đến các tình trạng như: viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… Nếu không điều trị kịp thời, mẹ có thể bị nhiễm trùng huyết đe doạ tính mạng.

Do đó, mẹ liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ như: sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, chảy máu nhiều và kéo dài, đi tiểu đau, buồn nôn, nôn… Người bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh và phải tuân theo hướng dẫn chăm sóc sau sảy thai cực kỳ nghiêm ngặt của bác sĩ để hồi phục nhanh hơn.

Chảy máu nhiều – Biến chứng sau sảy thai

Chảy máu là triệu chứng bình thường sau sảy thai. Tuy nhiên, chảy máu quá nhiều trong thời gian dài là tình trạng đáng lo ngại, cảnh báo sảy thai không hoàn toàn, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác cần can thiệp y tế.

Liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu sau: máu thấm nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ, xuất hiện cục máu đông, cảm thấy choáng váng, chóng mặt, đau bụng dai dẳng, dữ dội kèm bị sốt.

Chảy máu nhiều nhiều là biến chứng sau sảy thai cực kỳ nguy hiểm.
Chảy máu nhiều nhiều là biến chứng sau sảy thai cực kỳ nguy hiểm.

Sảy thai không hoàn toàn

Sảy thai không hoàn toàn xảy ra khi còn sót một số mô thai trong tử cung, chưa bị tống hết ra ngoài. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: chảy máu nhiều và liên tục, xuất hiện các cơn co thắt tử cung, đau vùng chậu… Sảy thai không hoàn toàn có thể được chẩn đoán qua siêu âm hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác.

Biến chứng này có thể điều trị bằng cách dùng thuốc giúp cơ thể đào thải các mô còn lại ra bên ngoài, dùng thủ thuật nong và nạo để loại bỏ mô còn sót lại ra khỏi tử cung. [2]

Hội chứng Asherman

Hội chứng Asherman là một biến chứng sau sảy thai hiếm gặp, đặc trưng bởi sự hình thành các mô sẹo bất thường do tổn thương niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm: kinh nguyệt bất thường, khó mang thai thậm chí là vô sinh, đau vùng chậu, sảy thai liên tiếp… [3]

Hội chứng Asherman có thể chẩn đoán bằng cách siêu âm tử cung, soi tử cung, xét nghiệm hình ảnh khác như MRI hoặc HSG. Tuỳ vào mức độ, bác sĩ có thể đề xuất điều trị bằng cách phẫu thuật nội soi tử cung để loại bỏ mô sẹo và phục hồi khoang tử cung bình thường, hoặc dùng liệu pháp hormone để thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng dính tái phát.

Siêu âm tử cung để phát hiện sớm những biến chứng sau sảy thai.
Siêu âm tử cung để phát hiện sớm những biến chứng sau sảy thai.

Mất cân bằng nội tiết tố

Sau sảy thai, một số thay đổi nội tiết tố có thể xảy ra, phổ biến nhất là giảm hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG), gián đoạn quá trình sản xuất progesterone và estrogen. Ngoài ra, sự căng thẳng sau sảy thai còn kích thích cơ thể giải phóng hormone cortisol.

Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, cảm thấy mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và cân nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

Trầm cảm – Biến chứng tâm lý sau sảy thai

Một trong những biến chứng sau sảy thai thường gặp nhất là trầm cảm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần, dẫn đến lo âu kéo dài, rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, biến chứng này còn tác động không nhỏ đến sức khoẻ thể chất, gây suy giảm hệ miễn dịch, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn ăn uống.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau sảy thai

  • Không chăm sóc đúng cách: Vệ sinh vùng kín bằng nước bẩn, không thay băng vệ sinh thường xuyên, dùng sản phẩm vệ sinh kém chất lượng dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, vận động mạnh ngay sau sảy thai khiến tử cung bị tổn thương trầm trọng hơn, tăng nguy cơ chảy máu kéo dài hoặc sa tử cung.
  • Thủ thuật không an toàn: Thực hiện thủ thuật nạo hút tại các cơ sở y tế không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ kém chất lượng. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng thành tử cung, tăng nguy cơ nhiễm trùng và vô sinh trong tương lai.
  • Không thăm khám sau sảy thai: Nhiều người bỏ qua việc kiểm tra tử cung và tình trạng cơ thể sau biến cố. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy nhược kéo dài, rối loạn nội tiết tố, viêm tử cung, thậm chí là nhiễm trùng máu…
Thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.

5 mẹo ngăn ngừa biến chứng sau sảy thai hiệu quả

  1. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ: Thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị, cách sử dụng thuốc, cách chăm sóc tại nhà mà bác sĩ đề xuất. Đừng quên tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ hồi phục của bản thân cũng như can thiệp kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường.
  2. Nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân: Mẹ dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày, bổ sung đủ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm một số sản phẩm cung cấp các hoạt chất thiết yếu để cơ thể khoẻ mạnh nhanh hơn.

Nếu đang băn khoăn chưa biết đâu là sản phẩm phù hợp trong giai đoạn nhạy cảm này thì mẹ có thể tham khảo Bổ bầu EU Aplicaps bao gồm bộ 3 sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP của Liên minh châu Âu (EU):

  • Menacal: cung cấp canxi, vitamin D3K2 để ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi sau sảy thai và hỗ trợ quá trình tái tạo mô.
  • Hymega: bổ sung DHA giúp cải thiện chức năng não bộ, cân bằng tâm lý, giảm nguy cơ bị trầm cảm, đồng thời dự trữ đủ DHA cho lần mang thai mới.
  • Befoma: giàu sắt và acid folic giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng lượng máu đã mất, cải thiện hệ miễn dịch và chuẩn bị cho thai kỳ khoẻ mạnh trong tương lai.
Bộ sản phẩm Bổ bầu EU nhà Aplicaps hỗ trợ cải thiện sức khoẻ sau sảy thai.
Bộ sản phẩm Bổ bầu EU nhà Aplicaps hỗ trợ cải thiện sức khoẻ sau sảy thai.
  1. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, dịch âm đạo bất thường… mẹ liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
  2. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần: Xây dựng tâm lý tích cực bằng cách: tham gia các hoạt động thư giãn (ví dụ: đọc sách, nghe nhạc, trồng cây, cắm hoa, đi dạo…), thiền định, chia sẻ những khó khăn với người thân, bạn bè hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.
  3. Tránh hoạt động quá sức: Không nâng vật nặng, tập thể dục cường độ cao hoặc các hoạt động mất quá nhiều sức. Vì những điều này có thể khiến cơ thể tổn thương hơn và mất nhiều thời gian để phục hồi.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về một số biến chứng sau sảy thai. Mời bạn truy cập vào website aplicaps.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Miscarriage. Truy cập ngày 10/ 12/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage
2 Incomplete Miscarriage. Truy cập ngày 10/ 12/ 2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559071/
3 Asherman’s Syndrome. Truy cập ngày 10/ 12/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16561-ashermans-syndrome

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ