Đau rát đầu ti khi hút sữa là tình trạng nhiều mẹ sau sinh gặp phải, nhất là trong những ngày đầu nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không được xử lý đúng cách, cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến việc hút sữa mà còn khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 6 cách giảm đau đầu ti khi hút sữa để giúp mẹ duy trì hành trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách nhẹ nhàng. Mẹ hãy cùng Bổ bầu EU Aplicaps tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Vì sao mẹ bị đau đầu ti khi hút sữa?
Hút sữa là một trong những cách giúp mẹ duy trì nguồn sữa quý giá cho em bé sau sinh. Tuy nhiên, không ít bà mẹ gặp phải tình trạng đau rát đầu ti khi hút sữa. Trước khi tìm hiểu các cách giảm đau đầu ti khi hút sữa là gì, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Sai kích cỡ phễu hút sữa
Kích thước phễu không phù hợp là một trong những nguyên nhân hàng đầu mẹ hút sữa đau đầu ti. Da vùng núm vú rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất là khi mẹ sử dụng phễu hút sữa quá chật hoặc quá rộng, cụ thể:
- Phễu quá nhỏ (quá chật): Sử dụng phễu quá nhỏ khiến đầu ti cọ xát vào thành phễu trong quá trình hút sữa, khiến cho vùng da bị trầy xước, đau rát và thậm chí chảy máu.
- Phễu quá lớn (quá rộng): Quầng vú bị kéo vào sâu bên trong phễu, gây căng tức, tụ máu và làm giảm hiệu quả hút sữa.
Khi bị chọn đúng size phễu hút sữa, đầu ti sẽ di chuyển tự do trong ống phễu khi máy hoạt động, không bị chạm thành và chỉ đầu ti sẽ được hút vào.((Breast pain after pumping: Causes and duration. Truy cập ngày 11/7/2025.
https://huckleberrycare.com/blog/breast-pain-after-pumping-causes-and-duration))

Lực hút máy quá mạnh hoặc kỹ thuật hút sai
Không phải lực hút càng mạnh thì mẹ sẽ hút càng ra nhiều sữa. Ngược lại, lực hút quá cao hoặc sử dụng sai chế độ hút có thể gây tổn thương mô đầu ti, dẫn đến tình trạng bị đau rát, nứt đầu ti.
Mẹ có thể phân biệt chế độ máy hút sữa như sau:
- Chế độ massage/kích thích: Mô phỏng nhịp bú đầu tiên của trẻ, nhẹ nhàng, giúp kích thích phản xạ xuống sữa.
- Chế độ hút sâu: Tăng lực hút để rút sữa ra hiệu quả hơn sau khi sữa đã bắt đầu chảy.
Khi hút sữa, mẹ hãy luôn bắt đầu bằng chế độ massage trong 1-2 phút và sau đó tăng lực hút từ từ đến mức vừa phải, tránh bật ngay mức hút mạnh nhất.
Đầu ti bị tổn thương hoặc nhạy cảm do nứt, khô, viêm
Khi đầu ti đang có vết nứt, viêm, khô hoặc mẫn cảm thì thực hiện hút sữa sẽ khiến cơn đau trầm trọng hơn. Một số tổn thương đầu ti mẹ có thể gặp phải gồm có:
- Nứt cổ gà (nứt đầu ti)
- Viêm da đầu ti
- Viêm tuyến vú, áp-xe vú hay bị tắc tia sữa
Nếu đầu ti đang bị tổn thương thì mẹ nên điều trị dứt điểm các vấn đề này trước khi tiếp tục hút sữa bằng máy để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Tư thế ngồi và cách đặt máy hút sữa không đúng
Tư thế không thoải mái hoặc đặt lệch phễu hút sữa cũng là nguyên nhân gây đau và làm giảm hiệu quả hút sữa.
Thực hiện cách giảm đau đầu ti khi hút sữa với tư thế hút sữa đúng như sau:
- Ngồi thẳng lưng, thư giãn vai cổ. Mẹ có thể kê gối sau lưng hoặc dưới tay để nâng đỡ tốt hơn.
- Đặt phễu hút áp sát vào bầu ngực và đầu ti nằm ngay trung tâm của ống phễu.
- Tránh để phễu nghiêng, lệch hoặc để máy kéo đầu ti sang một bên.
Các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, tắc tia sữa
Ngoài các yếu tố gây đau đầu ti do phễu sai cỡ, lực hút mạnh hay tư thế sai thì mẹ còn có thể bị đau do hút sữa nếu gặp các bệnh lý về tuyến vú như sung huyết, tắc tia sữa, hoặc viêm vú. Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp mẹ phân biệt cơn đau do máy hút hay đau do bệnh lý:
Phân biệt đau do máy hút sữa và đau do bệnh lý
- Đau do máy hút sữa: Là hiện tượng thường xảy ra ngay tại vùng đầu ti, ở nơi tiếp xúc trực tiếp với phễu. Cảm giác mẹ hay thấy đau rát, châm chích hoặc căng tức nhẹ, xuất hiện trong lúc hút sữa và giảm bớt khi mẹ ngừng hút. Loại đau này có thể cải thiện rõ rệt nếu mẹ điều chỉnh lại kích cỡ phễu, giảm lực hút hoặc thay đổi tư thế hút đúng cách.
- Đau do bệnh lý: Cảm giác đau thường sâu bên trong mô vú, không chỉ tập trung ở đầu ti và có thể kéo dài cả khi không hút sữa. Mẹ có thể cảm nhận cơn đau buốt lan tỏa, kèm theo các dấu hiệu như cục cứng không tan, sưng đỏ, sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi. Đây là những triệu chứng này cho thấy mẹ có thể bị tắc tia sữa, viêm vú hoặc nhiễm trùng.
Một số bệnh lý có thể gây đau khi hút sữa
Ngoài các nguyên nhân cơ học do máy hút sữa, mẹ cũng cần lưu ý đến một số bệnh lý về tuyến vú có thể gây đau buốt, khó chịu và ảnh hưởng đến việc hút hoặc cho con bú.
- Sung huyết (căng tức sữa)
Sung huyết thường xảy ra 2-5 ngày sau sinh hoặc bất kỳ lúc nào nếu ngực của mẹ bỉm không được làm rỗng thường xuyên.
Triệu chứng nhận biết:
- Ngực sưng to, cứng, nóng và đau tức.
- Núm vú có thể bị phẳng, khó lắp phễu hút sữa khiến việc hút sữa kém hiệu quả.
- Có thể kèm sốt nhẹ (nhiệt độ dưới 38 độ C).
- Tắc tia sữa
Tắc tìa sữa xảy ra do sữa không được thoát ra hết, gây ứ đọng trong ống dẫn sữa.
Triệu chứng:
- Cảm giác đau buốt sâu bên trong mô vú, không chỉ ở đầu ti.
- Xuất hiện cục cứng hoặc khối u ở bất kỳ vị trí nào trên ngực và có thể đau hoặc không.
- Ngực không mềm ra dù đã hút sữa.
- Viêm vú
Là nhiễm trùng mô vú, thường xảy ra sau tắc tia sữa hoặc tổn thương đầu ti.
Triệu chứng điển hình: ((BREAST PUMPING SHOULDN’T HURT! TREATMENTS FOR MOTHERS WHO PUMP BREAST MILK. Truy cập ngày 11/7/2025.
https://www.childrensmn.org/educationmaterials/childrensmn/article/16075/breast-pumping-shouldnt-hurt-treatments-for-mothers-who-pump-breast-milk/))
- Đau một bên ngực, vùng da đỏ, sưng.
- Kèm theo sốt cao (trên 38,5 độ C), ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
6 cách giảm đau đầu ti khi hút sữa
Dưới đây là những cách giảm đau đầu ti khi hút sữa mẹ có thể áp dụng ngay để việc hút sữa trở nên dễ chịu và hiệu quả hơn mà không gây khó chịu hay tổn thương:
Sử dụng kem dưỡng đầu ti hoặc dầu tự nhiên (coconut oil, lanolin)
Sử dụng kem dưỡng đầu ti có thành phần lanolin hoặc dầu dừa (coconut oil) có tác dụng giúp giữ ẩm, làm mềm vùng da nhạy cảm của mẹ hiệu quả, giảm khô nứt và làm dịu nhanh cơn đau khó chịu.

Áp dụng chườm ấm trước khi hút sữa
Mẹ có thể áp khăn ấm lên ngực hoặc tắm nước ấm nhẹ nhàng vài phút trước khi hút sữa để kích thích sữa chảy tốt hơn, làm mềm mô đầu ti và giảm cảm giác đau khi bắt đầu hút sữa. Đây cũng là cách giảm đau đầu ti khi hút sữa mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
Chườm lạnh sau khi hút sữa
Dùng túi đá bọc khăn hoặc túi rau đông lạnh đắp lên ngực sau hút khoảng 10 – 15 phút có tác dụng giúp giảm sưng viêm, giảm đau rát tức thì khi mẹ hút sữa.
Bôi vài giọt sữa mẹ lên đầu ti sau hút
Cách giảm đau đầu ti khi hút sữa đơn giản mà nhiều mẹ áp dụng là bôi sữa mẹ lên đầu ti ngay sau khi hút. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn nhẹ và dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm dịu và bảo vệ vùng da đầu ti đang tổn thương. ((Are Your Nipples Sore or Painful After Pumping? These Tips Can Help. Truy cập ngày 11/7/2025.
https://www.healthline.com/health/pumping-nipples))
Thay đổi phễu hút mềm mại hơn
Nếu da đầu ti quá nhạy cảm, mẹ có thể chọn loại phễu silicon mềm để giảm lực ma sát và hạn chế tổn thương do cọ xát.

Giảm thời gian hút hoặc nghỉ giữa các lần hút
Mẹ không nên hút sữa trong thời gian quá lâu mỗi lần. Tốt nhất nên hút sữa khoảng 10 – 15 phút mỗi bên và nên nghỉ giữa chừng nếu thấy đau. Điều này sẽ giúp đầu ti có thời gian hồi phục và tránh bị quá tải.
Mẹ cần đi khám khi nào?
Một số trường hợp mẹ bị đau đầu ti có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, cần được kiểm tra và xử lý y tế kịp thời. Mẹ không nên cố chịu đựng hoặc tiếp tục hút sữa mà cần đi khám sớm trong các trường hợp sau:
- Đau dữ dội kèm sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi toàn thân: Đây có thể là dấu hiệu của viêm vú hoặc nhiễm trùng nặng mẹ cần lưu ý.
- Bầu ngực sưng to, có mảng cứng, nóng đỏ và rất đau: Những dấu hiệu này là biểu hiện đặc trưng của tắc tia sữa hoặc áp-xe vú.
- Đầu ti chảy máu hoặc có mủ không ngừng: Cho thấy vùng da đã bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ nhiễm trùng.
- Đầu ti chuyển sang màu trắng bệch hoặc tím tái sau khi hút: Đây là dấu hiệu điển hình của co thắt mạch máu Raynaud’s, mẹ cần được chẩn đoán đúng và điều trị.
Nếu mẹ đã thử nhiều biện pháp nhưng tình trạng đau không được cải thiện sau 2-3 ngày thì cần can thiệp y tế để xác định nguyên nhân và tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa đau đầu ti khi hút sữa
Mẹ hãy chủ động thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ đau đầu ti và bảo vệ tuyến sữa của mình:
Luôn chọn phễu và máy hút phù hợp với cơ thể
Sử dụng phễu đúng kích cỡ giúp hạn chế ma sát, giảm đau và đảm bảo hiệu quả hút sữa. Mẹ có thể đo size chân ti bằng cách dùng thước đo đường kính núm vú (sau cữ bú hoặc hút khoảng 1 tiếng), không tính phần quầng vú. Sau đó, cộng thêm 2-3mm để chọn kích cỡ phễu phù hợp theo bảng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Giữ tư thế hút sữa thoải mái, thư giãn tinh thần
Khi hút sữa, mẹ nên ngồi tựa lưng chắc chắn, vai cổ thả lỏng và có thể kê gối đỡ tay để giảm tình trạng đau mỏi. Giữ cho tinh thần thoải mái cũng giúp hormone oxytocin tiết ra nhiều hơn, kích thích dòng sữa xuống tốt và hạn chế cơn đau.

Vệ sinh máy hút và đầu ti sạch sẽ, đúng cách
Mẹ cần rửa tay sạch trước khi hút sữa cũng như chú ý vệ sinh kỹ các bộ phận tiếp xúc với sữa như phễu, van, bình chứa. Hãy vệ sinh đầu ti bằng nước ấm hoặc khăn mềm và tránh dùng xà phòng gây khô nứt đầu ti.
Thường xuyên kiểm tra và thay phễu hút khi bị mòn, hỏng
Phễu bị rạn, biến dạng hoặc chai cứng sẽ không còn đàn hồi tốt, dễ gây đau và ảnh hưởng lực hút. Do đó, mẹ bỉm nên thay phễu định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc thay ngay khi thấy phễu có dấu hiệu xuống cấp.
Không nên hút sữa quá lâu hoặc thực hiện quá mạnh
Hút sữa khoảng 10-15 phút mỗi bên là đủ để mẹ làm trống bầu ngực, do đó mẹ không nên hút sữa quá lâu hay hút quá mạnh. Mẹ nên giữ lực hút nên vừa phải và không nên tăng tối đa lực hút ngay từ đầu vì sẽ gây tổn thương mô đầu ti.

Theo dõi sức khỏe ngực, đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Nếu mẹ thấy ngực sưng, đau sâu bên trong, nổi cục cứng không tan hoặc có hiện tượng sốt, chảy mủ… thì cần thăm khám sớm để xử lý kịp thời và bảo vệ nguồn sữa và sức khỏe lâu dài.
Gợi ý một số sản phẩm hỗ trợ giảm đau đầu ti khi hút sữa
Để hành trình hút sữa trở nên nhẹ nhàng và ít bị đau hơn, mẹ có thể tham khảo và trang bị một số sản phẩm hỗ trợ dưới đây:
Kem dưỡng đầu ti chuyên dụng
Dùng kem dưỡng đầu ti sẽ giúp làm dịu, giữ ẩm và phục hồi vùng da đầu ti sau khi hút sữa sữa. Một số sản phẩm kem dưỡng được nhiều mẹ tin dùng:
- Lansinoh HPA Lanolin Cream là sản phẩm của Mỹ, an toàn cho mẹ và bé.
- Motherlove Nipple Cream là sản phẩm hữu cơ với thành phần thiên nhiên.
- Medela Purelan 100 có chứa thành phần lanolin tinh khiết, nổi tiếng từ Thụy Sĩ.
Phễu hút sữa mềm, đa dạng kích cỡ
Sử dụng loại phễu silicon mềm hoặc loại có thiết kế giảm ma sát giúp đầu ti bớt đau hơn. Một số dòng phễu hút sữa mẹ có thể cân nhắc như sau:
- Spectra Premium Breast Shield: Phễu hút sữa chính hãng của Spectra bằng nhựa cứng, có thiết kế chuẩn cho máy Spectra giúp hút hiệu quả và bền bỉ.
- Maymom SoftFit Silicone Flange: Phễu hút sữa bằng silicone mềm, ôm ngực êm hơn loại cứng, giảm đau đầu ti khi hút và có thể sử dụng với nhiều máy như Spectra, Medela.
- Nenesupply Wide Mouth Flange: Phễu hút sữa thay thế loại miệng rộng, dùng được cho máy Spectra và Avent. Sản phẩm có nhiều size cho mẹ chọn phù hợp đầu ti.
Máy hút sữa có lực hút nhẹ nhàng, điều chỉnh linh hoạt
Chọn máy có chế độ massage, hút êm và dễ tùy chỉnh theo cảm giác sẽ giúp mẹ giảm đau khi hút sữa. Một số gợi ý máy hút tốt cho mẹ bỉm gồm có:
- Spectra S1 Plus: Sản phẩm máy hút sữa dùng pin sạc, lực hút êm và phổ biến cho mẹ sau sinh.
- Medela Swing Maxi Flex: Máy hút sữa có thiết kế nhỏ gọn với lực hút tự nhiên.
- Unimom Allegro: Sản phẩm máy hút sữa có khoảng giá phù hợp với giá mềm hiệu quả hút ổn định.

Gel chườm nóng/lạnh dành cho mẹ hút sữa
Dùng trước hoặc sau hút gel chườm nóng/lạnh giúp làm mềm mô ngực hoặc giảm đau, sưng. Một số sản phẩm được đánh giá tốt cho mẹ khi hút sữa có:
- Lansinoh TheraPearl 3-in-1 Breast Therapy: Miếng gel đa năng dùng nóng hoặc lạnh, giúp giảm đau và hỗ trợ kích sữa khi mẹ cho bú hoặc hút sữa.
- Philips Avent Thermal Gel Pads: Miếng gel nhiệt có thiết kế an toàn, dùng để làm dịu đau căng sữa và hỗ trợ kích sữa.
- Momcozy Hot & Cold Breast Therapy Packs: Miếng gel kích thước lớn, giữ nhiệt tốt, giúp mẹ giảm đau, giảm sưng và kích sữa hiệu quả.
Đau đầu ti khi hút sữa là vấn đề phổ biến với mẹ sau sinh nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu mẹ hiểu đúng nguyên nhân và áp dụng đúng cách. Mẹ hãy thực hiện các cách giảm đau đầu ti khi hút sữa như trên và kiên trì, không bỏ cuộc vì việc hút sữa an toàn, không đau sẽ giúp duy trì nguồn sữa quý giá nuôi em bé lớn khỏe.
Nếu tình trạng đau không cải thiện sau vài ngày hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường, mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khoẻ, mẹ có thể truy cập vào website aplicaps.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985, các chuyên gia sẽ là người trực tiếp giải đáp cho mẹ.