Dau-hieu-tram-cam-khi-mang-thai

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai như thế nào? Thông tin mẹ cần biết

Trầm cảm khi mang thai có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, để có thể phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, mẹ bầu nên nắm được dấu hiệu trầm cảm khi mang thai? Aplicaps sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ trải qua nhiều sự thay đổi. Những thay đổi đó bao gồm cả sự biến chuyển trong tâm lý người mẹ, ví dụ như cảm thấy mệt mỏi hoặc dễ cáu gắt.

Xem ngay bào test trầm cảm khi mang thai của dược sĩ Aplicaps dễ đọc dễ hiểu chính xác cao: Test trầm cảm khi mang thai chính xác chỉ cần 5 phút

Tuy nhiên, nếu phần lớn thời gian mẹ bầu rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoặc thấp thỏm lo âu, không còn hứng thú với bất kỳ một điều gì nữa, mẹ hoặc người thân hãy liên hệ với chuyên gia sớm nhất nhé. Bởi lúc này, mẹ bầu có thể đang trong tình trạng trầm cảm khi mang thai.

Ngoài ra, một thai phụ đang bị trầm cảm sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy buồn bực, khó chịu hoặc khóc rất nhiều.
  • Cảm giác cáu kỉnh hoặc dễ dàng tức giận.
  • Không còn hứng thú giao tiếp với người khác hoặc bất kỳ điều gì xung quanh.
  • Không muốn ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường.
  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực, điển hình là luôn lo lắng liệu bản thân có thể chăm sóc tốt cho em bé sau này hay không.
  • Cảm thấy tội lỗi, tuyệt vọng hoặc tự trách về những vấn đề của bản thân.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc đưa ra một quyết định nào đó. [1]

Bệnh lý trầm cảm có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Do tính cách trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai nên tâm lý mẹ bầu có thể bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi đây là khoảng thời gian thai phụ thường lo lắng về cuộc sống khi mới bắt đầu làm mẹ và khi chuẩn bị sinh.

Tham khảo thêm: Như thế nào là khủng hoảng khi mang thai như thế nào? Dấu hiệu nhận biết? Tham khảo chi tiết

phat-hien-som-dau-hieu-tram-cam
Gia đình và bạn bè nên phát hiện sớm dấu hiệu trầm cảm của mẹ bầu

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Trong suốt hành trình mang thai, có rất nhiều yếu tố có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất chính là:

  • Sự thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến các chất có chức năng điều khiển tâm trạng và cảm xúc trong não bộ của mẹ. Điều này khiến cảm xúc của mẹ có những biến đổi lớn và dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Yếu tố di truyền. Trong một gia đình, nếu người thân từng bị trầm cảm khi mang thai thì mẹ bầu có nguy cơ cao cũng mắc chứng bệnh này.
  • Kinh tế. Khi bắt đầu hành trình mang thai, nhiều gia đình phải đối mặt với mối lo về kinh tế. Từ việc mua sắm thực phẩm bồi bổ cho mẹ bầu đến việc chuẩn bị tã sữa sau sinh, áp lực kinh tế khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn. Lâu dần sẽ khiến mẹ bầu trở nên trầm cảm.
  • Áp lực cuộc sống, công việc. Hiện nay, nhiều mẹ dù mang thai nhưng vẫn tiếp tục đi làm đến gần những ngày sinh nở. Áp lực công việc, cường độ làm việc cao, mất cân bằng cuộc sống ảnh hưởng không nhỏ đến trạng thái tâm lý của mẹ.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu:

  • Từng có tiền sử trầm cảm trước đó.
  • Không hoặc rất ít khi tập thể dục, vận động.
  • Từng trải qua quãng thời gian bị bạo hành, lạm dụng hoặc tổn thương do hôn nhân.
  • Độ tuổi mang thai quá trẻ (< 18 tuổi).
  • Sống một mình, ít nhận được sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc các tổ chức xã hội.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
  • Đang sử dụng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu như opioids. [2]
quan-he-vo-chong-khong-tot
Mối quan hệ vợ chồng không tốt có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị trầm cảm chắc chắn sẽ để lại tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Đối với người mẹ, những ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến là:

  • Mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân. Giữ gìn một sức khỏe ổn định luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi mẹ bầu. Tuy nhiên, với trường hợp bị trầm cảm, mẹ có thể sẽ gạt những nhu cầu cá nhân sang một bên. Thay vào đó là tâm trạng mệt mỏi, chán ăn, không thể sinh hoạt bình thường, thậm chí mẹ bầu có xu hướng tự hại bản thân.
  • Có xu hướng sử dụng các chất độc hại. Khi bị trầm cảm, một số mẹ bầu thường tìm đến các chất kích thích, chất chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá, ma túy để quên đi nỗi buồn, sự cô đơn. Tất cả những chất này đều có thể khiến mẹ bầu mắc thêm nhiều bệnh, sức khỏe suy giảm trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai.
  • Cản trở sự gắn kết giữa mẹ và thai nhi. Tương tác giữa mẹ và em bé trong những tháng cuối thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Lúc này, em bé đã đủ lớn để cảm nhận được âm thanh xung quanh. Những lời tâm sự, giọng hát, lời yêu thương của mẹ chính là liều thuốc tinh thần giúp tình mẫu tử thêm bền chặt. Tuy nhiên, với những mẹ bị trầm cảm thì khả năng bộc lộ tình cảm sẽ ít hơn nhiều. Điều này cũng khiến em bé khó cảm nhận được mối quan hệ với mẹ hơn.[3]. Tham khảo: Mẹ bầu khóc nhiều do trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến con nhỏ? 

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, trầm cảm còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Trong đó phải kể đến:

  • Tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
  • Thai nhi chậm phát triển, còi cọc (< 2,5 kg), chậm lớn, kém thông minh, thậm chí là dị tật.
  • Khả năng thích nghi với môi trường xung quanh kém.
  • Có nguy cơ cao mắc các bệnh như suy hô hấp, đau nhức cơ thể.
  • Mẹ bị trầm cảm khiến con cũng dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Ngoài ra, em bé có nguy cơ cao bị tự kỷ, hở hàm ếch,…
kho-khan-tu-cham-soc-ban-than
Mẹ bầu bị trầm cảm gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân

Cách cải thiện trầm cảm khi mang thai cho mẹ bầu

Để nhanh chóng vượt qua sự rối loạn tâm lý này, mẹ bầu cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng trầm cảm của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị khác nhau và có nên cho thai phụ sử dụng thuốc hay không. Một số thuốc thường được sử dụng cho mẹ bầu như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Các thuốc thường được sử dụng bao gồm sertraline, fluoxetine,…
  • Thuốc ức chế serotonin và norepinephrine (SNRI). Phổ biến nhất là thuốc duloxetine, venlafaxine. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu, SNRI có thể gây xuất huyết sau khi sinh nên cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.
  • Bupropion. Trong trường hợp mẹ không đáp ứng với các loại thuốc trên thì Bupropion có thể là một lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy loại thuốc này có thể gây dị tật tim bẩm sinh cho trẻ sau này.

Liệu pháp tâm lý

Trầm cảm là một dạng của rối loạn tâm lý nên liệu pháp tâm lý được coi là phương pháp điều trị “gốc” của vấn đề. Mẹ bầu nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, đồng thời chia sẻ với người thân, bạn bè để tìm cách khắc phục tâm trạng tiêu cực. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thư giãn hàng ngày bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngủ đủ giấc,…

Tập luyện thường xuyên

Vận động cũng là cách để tinh thần cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, thói quen này sẽ tạo cơ hội để mẹ bầu giao lưu với người xung quanh. Nhờ đó, tính cách mẹ sẽ trở nên cởi mở và tích cực hơn.

tap-luyen-nhe-nhang
Tập luyện nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng trầm cảm khi mang thai

Phòng ngừa trầm cảm khi mang thai như thế nào?

Để ngăn ngừa trầm cảm khi đang mang thai, mẹ hãy cố gắng hình thành những thói quen như:

  • Học cách khiến mọi thứ trở nên đơn giản, tích cực. Mẹ bầu đừng nên suy nghĩ quá nhiều khi gặp một vấn đề nào đó. Hãy biến rắc rối trở thành những điều tích cực và đơn giản. Như vậy, tâm trạng mẹ có thể sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Học cách bày tỏ tâm trạng. Mỗi khi cảm thấy buồn tủi, cô đơn,… mẹ hãy mở lòng và nói ra những suy nghĩ của bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là chồng và gia đình. Việc bày tỏ cảm xúc sẽ giúp mẹ thấy nhẹ nhõm hơn, cảm giác luôn có người bên cạnh. Hơn thế nữa, đôi khi, chính những người xung quanh có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề của mẹ.
  • Thư giãn. Hàng ngày, mẹ hãy dành khoảng 30 – 60 phút để thư giãn cơ thể và làm những điều mình thích. Điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mẹ sau một ngày dài làm việc.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng dễ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ vừa mang đến một sức khỏe ổn định, vừa cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu hiệu quả.
  • Thường xuyên luyện tập. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga vừa giúp mẹ tăng cường sức khỏe, vừa giúp thể chất – tinh thần đều thoải mái, sảng khoái hơn.

Trầm cảm khi mang thai hoàn toàn có thể chữa trị nếu có sự phối hợp giữa mẹ và những người xung quanh. Như vậy, thông qua bài viết này, chắc chắn mẹ đã biết thêm về các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai cũng như cách để điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Ngoài ra, nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Depression in pregnancy. Ngày truy cập: 9/6/2022.
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/depression/
2 Depression during pregnancy: symptoms, treatment, and more. Ngày truy cập: 9/6/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327273
3 Depression during pregnancy. Ngày truy cập: 09/06/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9310-depression-during-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ