hinh-anh-sa-tu-cung-sau-sinh

Hình ảnh sa tử cung sau sinh và mẹo trị từ dân gian cho mẹ

Sa tử cung là bệnh lý thường gặp sau sinh, khiến không ít chị em lo lắng. Sa tử cung liệu có nguy hiểm không và hình ảnh tử cung sau sinh theo từng cấp độ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc, đồng thời đưa ra một số mẹo chữa sa tử cung dân gian cho chị em cùng tham khảo.

Sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung?

Sa tử cung là hiện tượng thường gặp và thường xảy ra sau sinh từ 3 đến 4 tuần. Tình trạng này xảy ra khi các cơ và mô vùng xương chậu bị yếu đi do căng quá mức trong giai đoạn mang thai.

Để dễ hình dung hơn, bạn hãy tưởng tượng các cơ và mô ở xương chậu như một cái võng, giúp nâng đỡ tử cung, bàng quang, niệu đạo và ruột. Khi thai nhi càng một lớn, “chiếc võng” này sẽ bị kéo xuống dưới do trọng lượng của thai nhi. Sau 9 tháng mang thai, “chiếc võng” này sẽ mất dần độ đàn hồi, khiến tử cung trượt xuống dưới.

Tuy nhiên, sau một thời gian, các cơ và mô ở vùng xương chậu có thể dần lấy lại độ đàn hồi và phục hồi như ban đầu. Trong trường hợp tử cung không thể tự hồi phục trở lại, mẹ có thể gặp phải tình trạng sa tử cung sau sinh. [1]

sa-tu-cung-gay-nhieu-kho-khan-trong-hoat-dong-cua-me-bim
Sa tử cung gây nhiều khó khăn trong hoạt động của mẹ bỉm

Cách nhận biết sa tử cung ở mức độ nào

Khi bị sa tử cung sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng mẹ bỉm cần lưu ý như:

  • Cảm thấy căng hoặc có áp lực bên trong vùng xương chậu, cảm giác như đang ngồi lên một quả bóng nhỏ.
  • Nhận thấy có vật gì đó đang đi ra khỏi âm đạo.
  • Thường xuyên đau thắt lưng và hay gặp tình trạng táo bón.
  • Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục như không thoải mái, đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ.
  • Việc di chuyển hay đi vệ sinh cũng gây đau đớn. [2]
dau-hieu-nhan-biet-sa-tu-cung
Những dấu hiệu nhận biết sa tử cung

Tùy vào dấu hiệu của bệnh mà sa tử cung được phân loại mức độ từ 0 đến 4 như sau:

  • Mức độ 0: Không có hiện tượng sa tử cung, các cơ xương chậu vẫn hoạt động và đàn hồi tốt.
  • Mức độ 1: Tử cung có dấu hiệu sa xuống một phần ở âm đạo nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Mức độ 2: Tử cung bị sa xuống âm đạo gần như hoàn toàn nhưng chưa lộ ra ngoài cửa mình.
  • Mức độ 3: Tử cung lộ ra ngoài cửa âm đạo (cửa mình).
  • Mức độ 4: Tử cung nằm gần như hoàn toàn ở ngoài âm đạo. Đây là hiện tượng nguy hiểm, cần được phẫu thuật điều trị ngay lập tức.[3]

Hình ảnh sa tử cung sau sinh

Để hình dung sa tử cung một cách trực quan nhất, các mẹ bỉm có thể tham khảo một số hình ảnh sau đây.

Hình ảnh tử cung sau sinh

Sa tử cung có các mức độ khác nhau, từ bình thường đến vô cùng nguy hiểm được phân loại theo độc từ 0 đến 4.

muc-do-sa-tu-cung-o-phu-nu-sau-sinh
Các mức độ sa tử cung ở phụ nữ sau sinh

Hình ảnh sa tử cung độ 1

Ở mức độ 1 không có quá nhiều nguy hiểm, tử cung chỉ sa một phần xuống âm đạo. Ở mức độ này, chị em có thể kết hợp các bài tập tại nhà để cải thiện tình trạng.

tu-cung-sa-mot-phan-xuong-am-dao
Tử cung sa một phần xuống âm đạo
hinh-anh-sa-tu-cung-muc-do-1
Hình ảnh sa tử cung mức độ 1

Hình ảnh sa tử cung độ 2

Ở mức độ 2, tử cung gần như sa hoàn toàn xuống âm đạo . Lúc này, chị em sẽ xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt và đau thắt lưng.

sa-tu-cung-o-muc-do-2
Ở mức độ 2, tử cung sa xuống âm đạo nhiều hơn mức độ 1
hinh-anh-sa-tu-cung-do-2
Hình ảnh sa tử cung độ 2
tu-cung-gan-nhu-sa-hoan-toan-xuong-am-dao
Phần tử cung gần như sa hoàn toàn xuống âm đạo

Hình ảnh sa tử cung độ 3

Ở giai đoạn này, tử cung đã sa hoàn toàn xuống âm đạo và nhô ra khỏi cửa âm đạo một phần. Lúc này mọi di chuyển, đứng ngồi và tiểu tiện của mẹ bỉm gặp rất nhiều khó khăn và cần điều trị kịp thời.

tu-cung-sa-hoan-toan-xuong-am-dao
Tử cung sa hoàn toàn xuống âm và nhô ra bên ngoài
hinh-anh-sa-tu-cung-muc-do-3
Hình ảnh sa tử cung mức độ 3
hinh-anh-sa-tu-cung-do-3
Hình ảnh sa tử cung độ 3
do-3-sa-tu-cung-xuong-rat-nhieu
Độ 3 tử cung sa xuống rất nhiều nhưng chưa nhô hẳn ra ngoài như mức độ 4

Hình ảnh thật sa tử cung

hinh-anh-sa-tu-cung-sau-sinh-o-muc-do-3
Hình ảnh sa tử cung sau sinh ở mức độ 3
hinh-anh-sa-tu-cung-o-muc-do-4
Hình ảnh sa tử cung ở mức độ 4

Mẹo dân gian trị sa tử cung

Sa tử cung ở những mức độ nhẹ có thể khắc phục tại nhà bằng một số bài thuốc dân gian và các bài tập thể dục đơn giản.

Sử dụng xơ mướp

Xơ mướp thường được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm sạch bảo vệ môi trường thay cho mút rửa chén. Vì thế, ít người biết được xơ mướp là một bài thuốc chữa sa tử cung hiệu quả. Ngoài ra, xơ mướp còn có tác dụng cầm máu và chữa hen suyễn rất hiệu quả.

Để khắc phục sa tử cung bằng xơ mướp, mẹ bỉm cần 60 gram xơ mướp, rửa sạch, phơi khô rồi đốt thành tro. Tro xơ mướp đem nghiền thật mịn và chia thành 14 phần bằng nhau, mỗi lần dùng 1 phần. Khi dùng, mẹ bỉm lấy 1 phần bột xơ mướp hòa với ít rượu trắng, mỗi ngày uống  lần. Cứ đều đặn 1 tuần uống 1 tuần nghỉ cho đến khi thuyên giảm.

Sử dụng củ gai

Chắc ai cũng biết đến bánh gai, món bánh này được làm từ lá củ gai. Ngoài chế biến thành một món ăn ngon, củ gai cũng là nguyên liệu dùng để chữa sa tử cung từ xa xưa. Bên cạnh đó, củ gai còn nổi tiếng trong việc an thai và điều trị chứng động thai.

Cách sử dụng bài thuốc từ củ gai: Dùng 30gr củ gai khô rửa sạch rồi nấu với 1 lít nước sôi trong 15 đến 20 phút. Công thức này dùng cho 1 ngày, chị em có thể chia thành nhiều lần uống và dùng liên tục cho đến khi đạt kết quả.

Sử dụng lá thiên lý

Có thể nói, lá thiên lý là nguyên liệu chữa sa tử cung khá hiệu quả. Nước lá thiên lý có thể dùng vệ sinh vùng kín và sử dụng bên ngoài nên sẽ dễ dàng hơn cho một số chị em ngại uống thuốc.

Cách nấu nước lá thiên lý:

  • Chọn 100gr lá thiên lý tươi, rửa sạch bụi, để ráo nước.
  • Giã nát lá thiên lý hoặc xay mịn rồi hòa và ngâm hỗn hợp vào nước muối sinh lý.
  • Lọc hỗn hợp bằng vải sạch, bỏ bã lấy nước cốt lá thiên lý.
  • Sau khi làm sạch vùng kín, chị em dùng bông băng y tế thấm nước cốt lá thiên lý vừa làm, đắp lên vùng kín 2 tiếng. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần.

Với cách này, chị em có thể áp dụng cùng với các bài thuốc uống khác được chia sẻ trong bài viết để tăng hiệu quả cải thiện sa tử cung.

Sử dụng lá thài lài

Tương tự lá thiên lý, là thài lài cũng là thảo dược dùng ngoài da, giúp hạn chế và khắc phục tình trạng sa tử cung. Để sử dụng lá thài lài, chị em có thể áp dụng cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 4gr lá thài lài, rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã/Xay nhuyễn lá thài lài với 2gr phèn chua thành hỗn hợp sệt mịn.
  • Dùng bông băng y tế gói hỗn hợp trên rồi đắp lên vùng sa tử cung.

Với cách làm này, chị em có thể cho gói bằng lá thài lài vào quần lót rồi mặc lúc đi ngủ và vệ sinh vùng kín vào sáng hôm sau. Lưu ý, chị em cần vệ sinh cẩn thận vùng kín trước và sau khi đắp lá thài lài để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng lá thầu dầu

Lá thầu dầu có chứa nhiều hoạt chất tốt cho việc giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và đau rát. Chẳng hạn như axit tactric, axit xitric, axit corydalic,… Vì thế, người bị sa tử cung mức độ 1 và 2 có thể sử dụng lá thầu dầu để hạn chế chứng viêm và tiểu buốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chọn 10 đến 20 lá thầu dầu tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Giã nhuyễn hoặc xay mịn lá thầu dầu với 1 muỗng cà phê muối.
  • Dùng băng y tế gói hỗn hợp và đắp vào vùng kín trong khoảng 15 đến 20 phút thì rửa sạch lại với nước.

Bài tập Kegel chữa sa tử cung

Một cách hiệu quả để khắc phục tình trạng sa tử cung là tập thể dục cho cơ vùng xương chậu. Các chuyên gia đã nghiên cứu bài tập Kegel, một phương pháp cải thiện chức năng sinh sản cho cả hai giới.

Cách thực hiện bài tập Kegel:

  • Bước 1: Bạn nằm trên sàn với tư thế ngửa, lưng thẳng và tiếp xúc hoàn toàn với mật sàn (không võng lưng), hai tay song song với thân người.
  • Bước 2: Siết chặt cơ hông, cơ bụng và xương chậu, từ từ nâng hông lên cao sao cho đùi và bắp chân vuông góc với nhau. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây.
  • Bước 3: Từ từ hạ hông về vị trí cũ, nghỉ 10 giây rồi thực hiện lại bước 2.

Thực hiện bài tập này 10 lần mỗi ngày. Sau khi quen dần với cường độ bài tập, chị em có thể tập mỗi ngày 2 đến 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần. Để tăng thêm hiệu quả, chị em có thể kết hợp lấy hơi vào khi nâng và thở ra khi hạ.

bai-tap-kegel-giup-cai-thien-tinh-trang-sa-tu-cung
Bài tập Kegel giúp cải thiện tình trạng sa tử cung

Món ăn trị sa tử cung

Ngoài các bài tập và bài thuốc dân gian, chị em có thể có hạn chế sa tử cung bằng một số món ăn. Những món ăn này không chỉ cải thiện tình trạng bệnh mà còn bổ sung nhiều  dinh dưỡng, giúp mẹ bỉm nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

  • Cháo lươn hạt kê: Để thực hiện món ăn này, chị em chuẩn bị sẵn một nồi cháo hạt kê. Sau đó, luộc lươn và lóc lấy thịt. Xào thịt lươn với hành tím, gừng và tỏi, nêm gia vị cho vừa miệng. Sau cùng, cho thịt lươn vào cháo hạt kê là hoàn thành.
  • Cháo trứng gà, hạt kê và thủ ô: Món ăn vô cùng dễ làm và nhanh chóng. Đầu tiên, chị em đun sôi thủ ô với nước. Sau đó, dùng nước thủ ô nấu cháo hạt kê và cho thêm 2 quả trứng gà là đã hoàn thành.
  • Canh cá diếc và hoàng kỳ: Đầu tiên, chị em nấu hoàng kỳ với nước sôi và lọc lấy nước. Cá được sơ chế sạch sẽ, ướp với muối và ít gừng để giảm bớt mùi tanh. Sau đó, dùng nước hoàng kỳ nấu canh cá, nêm cho vừa miệng và thưởng thức.

Biện pháp phòng ngừa sa tử cung

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để hạn chế ngăn ngừa sa tử cung từ sớm, chị em có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trong 1 tháng đầu sau sinh.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều chất xơ và thư giãn hợp lý.
  • Không nên nằm quá nhiều, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi dạo hoặc làm các công việc vặt nhẹ.
  • Thực hiện một số bài bấm huyệt duy đạo, bạch hội và khí hải để hạn chế sa tử cung.

Vừa rồi là những thông tin và hình ảnh sa tử cung sau sinh. Sa tử cung là tình trạng thường gặp và có thể khắc phục nên chị em không cần quá lo lắng. Mong rằng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức mới vào góc nhìn trực quan về hiện tượng sa tử cung cho bạn.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề sức khỏe sau sinh, hãy gọi đến hotline 1900 636 985 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được chuyên gia tư vấn nhé!

Đọc thêm: Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Dấu hiệu cảnh báo cho mẹ

Sau sinh ăn na có được không? 6 lợi ích và 5 lưu ý khi ăn na

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Is Prolapse Normal After Giving Birth?. Truy cập ngày 23/12/2022.
https://drjohnmacey.com/is-prolapse-normal-after-giving-birth/
.
2 Prolapsed Uterus. Truy cập ngày 23/12/2022.
https://www.webmd.com/women/guide/prolapsed-uterus
3 Prolapsed Uterus After Childbirth: What You Need to Know. Truy cập ngày 23/12/2022.
https://www.crystalrunhealthcare.com/articles/prolapsed-uterus-after-childbirth-what-you-need-know

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ