Sa tử cung là biến chứng hậu sản phổ biến hiện nay, xuất hiện ở người mẹ từng sinh con. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thậm chí ảnh hưởng đến việc mang thai sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sa tử cung, cách khám sa tử cung như thế nào?
Dấu hiệu của sa tử cung
Sa tử cung còn được biết đến với tên gọi khác là sa dạ con, sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục. Đây là tình trạng các cơ và dây chằng ở phần sàn chậu bị kéo căng và rơi vào trạng thái suy yếu. Điều này khiến tử cung bị lệch và tụt vào trong âm đạo, thậm chí lộ ra bên ngoài.
Trường hợp nặng, tử cung sẽ lộ hoàn toàn ra ngoài âm đạo, được gọi là sa tử cung hoàn toàn. Sa tử cung không chỉ khiến bạn khó chịu mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh con sau này. Tình trạng này thường gặp nhất ở những người vận động nặng sau sinh.
Dựa vào tình trạng tụt xuống của tử cung mà sa tử cung được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 0: Cơ thể vẫn bình thường và tử cung nằm bên trong lòng âm đạo.
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tử cung sa đến gần sát cửa âm đạo, thường chỉ cách khoảng 1cm.
- Giai đoạn 2: Phần lớn cổ tử cung bị lộ ra ngoài âm đạo .
- Giai đoạn 3: Toàn bộ tử cung bị lộ ra ngoài âm đạo. Đây là trường hợp nặng nhất.
Để đánh giá xem bản thân có bị sa tử cung hay không, bạn có thể thông qua các dấu hiệu dưới đây:
- Đường âm đạo: Bạn có thể cảm thấy căng tức trong vùng âm đạo, thậm chí cảm nhận được một khối phồng lên bên trong. Âm đạo tiết quá nhiều dịch màu trắng, có thể kèm máu, đau bụng dưới hoặc đau lưng [1].
- Triệu chứng tiết niệu: Đi tiểu thường xuyên và không tự chủ, nhiễm trùng bàng quang.
- Triệu chứng đường ruột: Thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Trường hợp táo bón nặng, thậm chí cần phải dùng tay (tác động phần quanh âm đạo) thì mới đi ngoài được. Phân lỏng hoặc rắn thất thường.
- Triệu chứng khi quan hệ tình dục: Đau đớn hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.
Sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung?
Các chuyên gia đánh giá tình trạng sa tử cung thường xảy ra sau khi sinh khoảng 3 tuần đến 1 tháng. Đây là giai đoạn hậu sản, cơ thể đang trong quá trình phục hồi lại chức năng. Khi dây chằng và các cơ tại phần đáy chậu còn yếu, chưa kịp phục hồi mà thai phụ vận động gắng sức, đi lại nhiều hoặc lao động nặng sẽ khiến chúng không thể tiếp tục nâng đỡ tử cung [2].
Sa tử cung có thể xảy ra với mọi mẹ sau sinh, không phân biệt sinh thường hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, thời gian hồi phục tử cung của hai phương pháp này khác nhau nên tỷ lệ sa tử cung cũng khác nhau. Giai đoạn hậu sản để tử cung bình thường trở lại của mẹ sinh thường kéo dài khoảng 6 tuần. Trong khi đó, mẹ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn, khoảng 6 – 8 tuần. Do đó nếu mẹ sau sinh mổ không nghỉ ngơi đúng thời gian sẽ làm tăng tỷ lệ tử cung tụt xuống âm đạo.
Ngoài nguyên nhân vận động mạnh sau sinh, sa tử cung còn có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác như[3]:
- Thời gian chuyển dạ lâu hoặc em bé có kích thước quá lớn gây chấn thương tử cung sau sinh.
- Tử cung bị dị tật bẩm sinh: Các trường hợp cấu trúc tử cung bất thường như kích thước quá nhỏ, kích thước eo tử cung quá nhỏ hoặc quá lớn, tử cung đôi… đều có thể khiến người mẹ bị sa tử cung.
- Ăn uống không khoa học: Do chế độ ăn uống mà sản phụ thường xuyên bị táo bón, khó đại tiện khiến tử cung sa xuống sau sinh.
- Tử cung lão hóa gây mất trương lực cơ.
- Kỹ thuật mổ: Một số chuyên gia cho rằng phương pháp sinh cũng có thể tác động đến tử cung như nội soi, loại bỏ nhau thai bằng tay hoặc dùng oxytocin trong quá trình sinh nở.
Khám sa tử cung như thế nào?
Với những ảnh hưởng của sa tử cung, nhiều người băn khoăn về cách kiểm tra sa tử cung như thế nào hoặc cách nhận biết sa tử cung bằng tay ra sao? Với các trường hợp nặng, tử cung đã lòi ra ngoài âm đạo thì có thể nhận biết dễ dàng. Các trường hợp khác, bạn có thể thử đưa tay vào âm đạo và kiểm tra xem có khối gì cản ở âm đạo không.
Để xác định chính xác nhất, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám vùng chậu và đánh giá tử cung đang bình thường hay bất thường. Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa hoặc đứng. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu rặn hoặc siết sàn chậu. Với một chiếc mỏ vịt, bác sĩ sẽ banh mở âm đạo để kiểm tra tử cung. Đây cũng là phương pháp chính để đánh giá tình trạng sa dạ con.
Ngoài ra, nhiều mẹ sau sinh thắc mắc: “Xét nghiệm niệu động học hoặc siêu âm có phát hiện sa tử cung không?”. Với trường hợp này, siêu âm không hỗ trợ nhiều trong việc chẩn đoán hoặc chỉ hỗ trợ đánh giá các vấn đề phụ khoa khác.
Còn với xét nghiệm niệu động học, đây cũng chỉ là phương pháp bổ trợ. Nếu bác sĩ nghi ngờ tử cung bị sa xuống chèn ép lên bàng quang thì có thể thực hiện cách này.
Mẹo dân gian trị sa tử cung tại nhà
Khi chưa có kỹ thuật hiện đại, ông bà xưa thường dùng thảo dược cây cỏ để điều trị sa tử cung tại nhà. Dù chưa có nhiều chứng minh khoa học nhưng những phương pháp này đôi khi cũng có hiệu quả nhất định.
- Củ gai: Củ gai mang rửa sạch rồi đun sôi với nước. Sau đó mẹ uống liên tục với nước củ gai trong vòng 4 ngày kết hợp nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe.
- Xơ mướp: Để trị sa tử cung bằng xơ mướp, bạn cần đem đốt thành than, xay hoặc nghiền nhuyễn. Than xơ mướp sau đó được pha với rượu trắng và uống 2 tuần 1 lần.
- Lá thiên lý: Xay nhuyễn lá thiên lý với nước lọc, sau đó lọc lấy phần nước. Tiếp đến bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ rồi dùng khăn mỏng thấm nước lá thiên lý lên vùng kín. Đắp như vậy khoảng 30 phút, mỗi ngày 2 lần và liên tiếp trong 5 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
- Lá thài lài: Lá thài lài đem giã nát với phèn chua, sau đó gói vào một chiếc khăn sạch. Bạn chỉ cần đắp vào vùng âm đạo trong vòng 24 giờ rồi vệ sinh sạch lại. Kiên trì dùng khoảng 2 tuần có thể thấy được hiệu quả.
- Một số món ăn trị sa tử cung khác như cháo lươn hạt kê, cháo trứng gà, canh cá diếc hoàng kỳ. Đây là những món ăn vừa có lượng dinh dưỡng dồi dào, tăng đề kháng vừa giúp búi sa nâng dần lên.
Những mẹo dân gian trên đây được đánh giá là an toàn, nguyên liệu dễ tìm và chi phí không quá cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng bệnh lý được điều trị tốt nhất, chị em vẫn nên đến thăm khám và xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc về khám sa tử cung thế nào? Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề nào khác, chị em vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Prolapsed Uterus. Ngày truy cập: 30/4/2023. https://www.webmd.com/women/guide/prolapsed-uterus |
---|---|
↑2 | Is Prolapse Normal After Giving Birth? Ngày truy cập: 30/4/2023. https://drjohnmacey.com/is-prolapse-normal-after-giving-birth/ |
↑3 | Uterine Prolapse. Ngày truy cập: 30/4/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse |