Mặc dù sự phát triển của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng và mức độ hoạt động của mẹ bầu. Tuy nhiên, tâm lý của mẹ cũng là một phần quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ và sau sinh. Vậy mẹ khóc nhiều có ảnh hưởng đến con không? Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây của Aplicaps để biết câu trả lời và cách giúp mẹ bầu vui vẻ trở lại nhé.
Mẹ khóc nhiều có ảnh hưởng đến con không?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ khóc nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của đứa con nhỏ trong bụng đây cũng là một dấu hiệu trầm cảm khi mang thai. Khi đó, nếu mẹ không được cải thiện tâm lý vui vẻ trở lại và vẫn xảy ra tình trạng khóc thường xuyên thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:
Trẻ sinh ra có nguy cơ trầm cảm
Khóc nhiều trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ bị trầm cảm. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 10% phụ nữ mang thai bị trầm cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và thai nhi trong thai kỳ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro ở trẻ sau khi được sinh ra.
Những trẻ được sinh ra từ mẹ trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm khi trưởng thành. Điều này dẫn đến những thất bại về cảm xúc của trẻ sau này. [1]
Trẻ chậm lớn, kém phát triển
Mẹ bầu khóc nhiều trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng. Điều này có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy chán ăn, ăn uống không đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ khóc nhiều khiến lượng oxy cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi giảm đi. Khi đó, em bé sẽ không được nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và tăng trưởng.
Bởi những lý do này khiến cho thai nhi kém tăng trưởng từ trong bụng mẹ và còi cọc, chậm lớn so với các bạn đồng trang lứa trong quá trình phát triển.
Con sinh ra chậm biết nói, tự kỷ hoặc tăng động
Vấn đề này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó tâm lý hoặc mẹ bầu khóc nhiều trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ. Bởi khi mẹ khóc nhiều hoặc xảy ra khủng hoảng tâm lý khi mang thai sẽ sản sinh ra các hormone cortisol di chuyển vào cơ thể thai nhi qua nhau thai.
Chính sự gia tăng đột ngột hormone cortisol ở mẹ bầu có thể khiến cho trẻ sinh ra chậm biết nói, có nguy cơ mắc tự kỷ hoặc tăng động, thậm chí dễ mắc các vấn đề tim mạch.
Trẻ thường xuyên quấy khóc
Tâm lý của mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Vì vậy, nếu mẹ khóc nhiều trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho con sinh ra thường xuyên quấy khóc, dẫn đến ngủ kém và rối loạn tiêu hóa. Không những vậy, trẻ có thể bị nhút nhát, ngại tiếp xúc với người lạ, dẫn đến thiếu tự tin trong cuộc sống. [2]
Nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh
Trong những tháng đầu thai kỳ, dị tật bẩm sinh là một trong những ảnh hưởng nguy hiểm nhất. Tình trạng này có nguy cơ xảy ra nếu mẹ bầu khóc nhiều trong thời kỳ đầu mang thai. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ bao gồm: Sứt môi, hở hàm ếch,…
Mẹ bầu khóc nhiều là do đâu?
Mang thai khiến mẹ thay đổi rất nhiều, từ thể chất đến tinh thần. Mặc dù bạn là một người đa cảm hay dễ xúc động sẽ cảm thấy bản thân khóc nhiều hơn trong quá trình mang thai. Vậy mẹ bầu khóc nhiều là do đâu?
Mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, sự bài tiết hormone trong cơ thể mẹ diễn ra khiến nồng độ estrogen và progesterone tăng cao. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho tâm trọng mẹ bầu thay đổi, trở nên khó chịu, cáu kỉnh.
Không những vậy, mang thai là một trong những thay đổi lớn trong cuộc sống của người phụ nữ. Vì vậy, kết hợp lý do này với sự thay đổi nhanh chóng của hormone trong cơ thể sẽ khiến cho dễ xúc động cùng với tâm trạng lo lắng cho sự phát triển của em bé. Điều này dẫn đến mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Quá trình thay đổi nội tiết trong cơ thể mẹ vẫn diễn ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba trong thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là cân nặng. Bởi đây là thời kỳ thai nhi đang phát triển từng ngày. Khi đó, nhiều mẹ bầu tăng cân đột ngột khiến bản thân cảm thấy tự ti, thất vọng và có thể gây ra những cơn khóc. [3]
Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ 3 – giai đoạn mẹ chuẩn bị cho quá trình sinh nở của bản thân. Lo lắng về tài chính, cách nuôi dạy con, quá trình sinh con sẽ khiến mẹ rơi vào tâm lý hoảng sợ, căng thẳng và cảm xúc dễ dâng trào.
Vậy mẹ bầu khóc nhiều có sao không – Tham khảo: Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con không – Tư vấn của dược sĩ Aplicaps
Làm sao để giúp mẹ bầu vui vẻ trở lại?
Để giúp mẹ vui vẻ trở lại và thai nhi có sự phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu và người thân có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống điều độ. Mẹ bầu hãy cố gắng ăn đầy đủ bữa ăn và chất dinh dưỡng mỗi ngày để giúp cải thiện tâm trạng và cảm giác đói. Hãy đảm bảo rằng, ít nhất trong 2 bữa ăn trong ngày của mẹ có trái cây, rau xanh và các loại hạt,…
- Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi cơ thể của mẹ bầu được nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp cho thai phụ có một sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, ngủ sẽ giúp tâm trạng của mẹ thoải mái hơn, quên đi những khó chịu khiến mẹ bầu khóc trong thời kỳ mang thai.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu có một tâm lý thoải mái hơn. Trong đó, yoga là một bài tập được thực hiện trong môi trường yên tĩnh nên có thể giúp mẹ thoát khỏi tâm lý hỗn loạn.
- Hạn chế tiếp xúc với công nghệ. Mặc dù rất khó khăn nhưng hạn chế sử dụng điện thoại là rất cần thiết. Bởi nếu mẹ bầu tiếp cận với những thông tin tiêu cực sẽ khiến tâm lý của mẹ trở nên tồi tệ hơn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích. Nhiều mẹ bầu suy nghĩ, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… có thể giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng chúng trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Hy vọng bài viết giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con?” và những giải pháp giúp cải thiện tâm lý mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trong thời kỳ mang thai, mẹ hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để được chuyên gia sức khỏe tư vấn.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Does Pregnancy Have You Crying Like a Baby? Here’s Why and What You Can Do. Truy cập ngày 24/06/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/crying-during-pregnancy |
---|---|
↑2 | Stress and emotional problems during pregnancy and excessive infant crying. Truy cập ngày 24/06/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18091087/ |
↑3 | Crying during Pregnancy: How It Affects Your Baby. Truy cập ngày 24/06/2022. https://parenting.firstcry.com/articles/crying-during-pregnancy-how-it-affects-your-baby/ |