Quatrefolic là gì? Quatrefolic là thành phần phổ biến trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là ở các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Khi so sánh quatrefolic và axit folic, các chuyên gia đã chỉ ra quatrefolic mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các thế hệ axit folic truyền thống.
Tìm hiểu Quatrefolic là gì?
Quatrefolic có công thức hóa học là 5 – methyltetrahydrofolate (5 – MTHF) là một dạng axit folic đã hoạt hóa. Quatrefolic được sử dụng để bổ sung axit folic cho cơ thể, mang lại những tác dụng tích cực như:
- Hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi: Mẹ bầu cần nạp đủ axit folic để ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật. Ngoài ra, việc bổ sung đủ axit folic còn đảm bảo sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như: dị tật ống thần kinh (dị tật nứt đốt sống và bệnh thiếu não), sứt môi, hở hàm ếch…
- Duy trì sức khỏe não bộ: Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và sửa chữa DNA, RNA và protein trong cơ thể, đặc biệt là ở não bộ. Do đó, bổ sung đủ axit folic là cách duy trì sức khỏe não bộ, hạn chế nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Axit folic dưới dạng 5 – MTHF giúp việc chuyển đổi homocysteine thành methionine dễ dàng hơn. Đây là phản ứng quan trọng ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.
- Hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Axit folic tham gia vào việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nồng độ folate trong máu thấp liên quan đến chứng trầm cảm, tâm thần phân liệt và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác[1].
4 thế hệ phát triển của axit folic/ folate
Axit folic/ folate đã được nhiều chuyên gia quan tâm, nghiên cứu trong nhiều năm và chia thành 4 thế hệ chính:
Thế hệ 1 – Folate trong thực phẩm
Folate thế hệ 1 là dẫn xuất tetrahydrofolate. Loại folate này được tìm thấy nhiều trong thực phẩm thiên nhiên như: trứng, măng tây, các loại hạt, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm…
Đặc điểm của folate thế hệ 1 là không ổn định, dễ bị oxy hóa bởi nhiệt, ánh sáng hoặc các ion kim loại trong quá trình sản xuất, lưu trữ và chế biến. Vì vậy, sinh khả dụng của folate trong thực phẩm tương đối thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Thế hệ 2 – Axit folic tổng hợp
Axit folic thế hệ thứ 2 là axit folic tổng hợp được phân lập từ rau bina vào năm 1941, không có sẵn trong tự nhiên. Khi đi vào cơ thể người, chúng được sử dụng như một loại tiền chất chuyển hóa thành folate có hoạt tính sinh học. Sau đó, folate mới tham gia vào các quá trình trao đổi chất quan trọng như: chuyển hóa homocysteine thành methionine, tái tạo tế bào, sản xuất DNA…
Thế hệ 3 – Muối canxi của 5 – methyltetrahydrofolate
Muối canxi của 5 – methyltetrahydrofolate là đại diện cho thế hệ thứ ba của axit folic. Hoạt chất này được tổng hợp bằng cách khử axit folic thành axit tetrahydrofolic. Sau đó là quá trình methyl hóa và kết tinh chọn lọc diastereoselective (trong nước) của 5 – methyltetrahydrofolate dưới dạng muối canxi.
Axit folic thế hệ thứ 3 có thể xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể và hoàn thành vai trò của mình mà không cần trải qua quá trình trao đổi chất phức tạp [2].
Thế hệ 4 – Quatrefolic hay muối glucosamine của (6S) – 5 – methyltetrahydrofolate
Quatrefolic là gì không còn là từ khóa xa lạ với nhiều người. Hoạt chất này còn gọi là muối glucosamine của (6S) – 5 – methyltetrahydrofolate được coi là một tiến bộ vượt trội nhất trong công nghệ axit folic ở thời điểm hiện tại. Quatrefolic có cấu trúc tương tự như dạng folate hoạt động trong cơ thể. Vì vậy, chất dinh dưỡng này có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất quan trọng ngay khi đưa vào cơ thể mà không cần trải qua các bước chuyển hóa phức tạp.
Ngoài ra, quatrefolic có độ ổn định, khả năng hòa tan trong nước và tính linh hoạt cao hơn dạng axit folic thế hệ thứ 3 (muối canxi của 5 – methyltetrahydrofolate). Nói cách khác là quatrefolic có sinh khả dụng tốt, dễ hấp thu hơn và đảm bảo không gây dư thừa trong cơ thể.
Quá trình chuyển hóa của axit folic và folate trong cơ thể
Quá trình chuyển hóa của axit folic và folate trong cơ thể bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Hấp thụ: Folate và axit folic được hấp thụ chủ yếu thông qua ruột non, đặc biệt là ở phần tá tràng và hỗng tràng.
- Chuyển hóa: Tại ruột non, folate được biến đổi thành dạng hoạt động là tetrahydrofolate (THF), dưới sự tác động của enzyme dihydrofolate reductase (DHFR).
- Methylation: THF tham gia vào các chu trình methylation, chuyển đổi thành dạng 5 – methyltetrahydrofolate (5 – MTHF) dưới sự tác động của enzyme methyltransferase. 5 – MTHF là dạng hoạt động quan trọng nhất của folate trong cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa homocysteine thành methionine, giúp tổng hợp protein và DNA.
Một số người không có enzyme chuyển hóa folate thành dạng có hoạt tính do di truyền. Vì vậy, việc sử dụng axit folic thế hệ 1 và 2 không mang lại hiệu quả.
- Truyền giao methyl: 5 – MTHF cũng có thể truyền giao nhóm methyl (CH3) cho một loạt các phân tử khác nhau trong quá trình methylation, bao gồm cả việc tái tạo methionine từ homocysteine.
- Lưu trữ và sử dụng: Folate và các dạng chuyển hóa được lưu trữ trong gan và các mô khác nhau của cơ thể để sử dụng khi cần thiết. [3] .
Ưu điểm giữa các thế hệ “tiền nhiệm” và Quatrefolic là gì?
Khi so sánh quatrefolic và axit folic ở các thế hệ trước, quatrefolic được đánh giá cao hơn nhờ những ưu điểm vượt trội như sau:
- Hấp thu trực tiếp không phụ thuộc vào gen 5 – MTHF: Quatrefolic được cơ thể hấp thu dưới dạng sẵn sàng hoạt động. Hoạt chất này không cần trải qua các bước chuyển hóa phức tạp và không phụ thuộc vào gen 5 – MTHF. Vì vậy, quatrefolic là giải pháp tối ưu cho những người bị thiếu loại gen này.
- Không gây tích tụ acid folic trong máu: Khi dùng dạng truyền thống của axit folic, cơ thể cần sử dụng các enzyme để chuyển hóa. Đôi khi, quá trình này diễn ra không hiệu quả khiến axit folic bị tích tụ trong máu. Trong khi đó, quatrefolic được hấp thu và hoạt động ngay khi đi vào cơ thể, không cần chờ đợi quá trình biến đổi.
- Tiết kiệm năng lượng trong cơ thể: Quatrefolic ở dạng sẵn sàng hoạt động nên cơ thể không cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng và enzym để chuyển đổi.
Befoma – Lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe với 1200 mg quatrefolic
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm có thành phần quatrefolic tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đâu là sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng thì có thể tham khảo viên uống Befoma.
Mỗi viên Befoma cung cấp cho bạn 1200 mg quatrefolic, tương đương với 600 mcg axit folic. Hàm lượng này đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày của cơ thể, đặc biệt phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Ngoài ra, Befoma còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác như: sắt, canxi, vitamin tổng hợp… với hàm lượng vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Viên uống Befoma được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha và đã đạt chứng nhận an toàn của EFSA, đạt tiêu chuẩn của thực phẩm bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu.
Mong rằng bài viết giải đáp quatrefolic là gì được nêu trên giúp bạn xác định được loại axit folic nào là tốt nhất cho cơ thể. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại truy cập ngay vào website aplicaps.vn hoặc gọi điện cho hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Active Folate Versus Folic Acid: The Role of 5-MTHF (Methylfolate) in Human Health. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9380836/ |
---|---|
↑2 | Folic Acid: Sources, Chemistry, Absorption, Metabolism, Beneficial Effects on Poultry Performance and Health. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024. |
↑3 | The Concept of Folic Acid in Health and Disease. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8235569/ |