Chắc hẳn trong thời gian mang thai, mẹ bầu từng nghe đến hai từ “sắt” và “axit folic”. Tuy nhiên bởi chúng có nhiều chức năng giống nhau nên không ít trường hợp mẹ thắc mắc sắt và axit folic có giống nhau không? Vậy hãy để Aplicaps giúp mẹ giải đáp vấn đề này nhé!
Sắt và axit folic có giống nhau không?
Sắt là khoáng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt trong chức năng tạo hemoglobin của hồng cầu. Nhờ có sắt, hồng cầu mới có khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể.
Axit folic (hoặc gọi là vitamin B9) là dưỡng chất hết sức cần thiết cho bà bầu. Bởi chúng tham gia hình thành tế bào thần kinh, phát triển não bộ và tủy sống. Nếu không được bổ sung axit folic đầy đủ, thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh hoặc sinh non, chậm phát triển. Axit folic cũng có vai trò trong việc cải thiện tâm trạng bà bầu và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh [1].
Như vậy, sắt và axit folic là hai dưỡng chất hoàn toàn khác nhau và có vai trò riêng với cơ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn có vẫn có một số chức năng khá giống nhau, đặc biệt với bà bầu như:
- Hỗ trợ hình thành và phát triển tế bào hồng cầu, từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
- Góp phần cải thiện tâm trạng và phòng ngừa trầm cảm cho mẹ sau sinh.
- Tham gia sự phát triển trí não của thai nhi và phòng ngừa nhiều dị tật thai kỳ.
Vai trò của sắt và axit folic với cơ thể
Sắt và axit folic được đánh giá là dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt cần bổ sung suốt thời gian mang thai. Trong đó như đã nói ở trên, chức năng chính của sắt là hình thành hemoglobin của hồng cầu. Ngoài ra, sắt còn đảm nhiệm vai trò khác như:
- Phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thời gian mang thai. Nhờ đó mẹ bầu giảm thiểu đáng kể triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ khi mang thai.
- Tăng cường sức đề kháng, kích thích cơ thể tạo các tế bào lympho T để chống lại các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài.
- Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, phòng ngừa nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển,…
- Phòng ngừa biến chứng thai kỳ nguy hiểm như xuất huyết, nhiễm trùng sau sinh,…
- Cải thiện tâm trạng mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh.
Với axit folic, chức năng quan trọng nhất là phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu không cung cấp đủ axit folic thì em bé sinh ra có nguy cơ cao bị thai vô sọ, cột sống chẻ đôi. Đồng thời chất này cũng có công dụng khác như:
- Tham gia phân chia tế bào hoặc nhân đôi ADN, hạn chế tình trạng đột biến gây ung thư.
- Hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim, dị tật tay chân hoặc ống tiểu.
- Hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi bổ sung sắt, axit folic cho bà bầu
Trong quá trình sử dụng sắt và axit folic, bà bầu cần chú ý những điểm sau để tối ưu hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ nhất có thể:
- Uống đủ nhu cầu: Nhu cầu sắt và axit folic khi mang thai cao hơn bình thường nhưng lại khác nhau ở từng giai đoạn thai kỳ. Thừa sắt hoặc axit folic sẽ gây tích lũy và tổn thương cơ quan nội tạng. Ngược lại, bà bầu thiếu sắt hoặc axit folic dễ bị thiếu máu thai kỳ và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
- Lựa chọn sản phẩm hấp thu cao, thân thiện: Bà bầu là đối tượng đặc biệt nhạy cảm. Việc thừa, thiếu hoặc sử dụng dưỡng chất khó hấp thu đều có thể để lại hậu quả trực tiếp lên sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy các sản phẩm hấp thu tốt, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu.
- Thời gian uống hợp lý, đúng thời điểm: Sắt và axit folic nên uống khi dạ dày rỗng. Tức là mẹ có thể uống trước ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng, vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Không nên uống chúng vào bữa tối bởi cơ thể khó hấp thu hết được.
- Kết hợp với thực phẩm: Bên cạnh việc sử dụng viên uống bổ sung, bà bầu nên kết hợp thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Ví dụ các thực phẩm giàu sắt là nội tạng động vật, bông cải xanh, các loại đậu, thịt đỏ,… Thực phẩm có hàm lượng axit folic cao là rau xà lách, bina, trái cây, bông cải xanh,… [2]
- Tránh uống cùng canxi: Không nên uống axit folic và sắt cùng với canxi. Tốt nhất mẹ nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ để chúng không ảnh hưởng hấp thu lẫn nhau.
- Không uống cùng thuốc kháng axit, trà xanh, cà phê, rượu bia,… Những thức uống này khiến cơ thể khó hấp thu sắt và axit folic.
Sắt sinh học Ferrolip hấp thu cao, không lo nóng táo
Khi bổ sung sắt, bà bầu nên lựa chọn sản phẩm có khả năng hấp thu tốt, không gây nóng, táo. Sắt sinh học Ferrolip là một trong những sản phẩm cho mẹ bầu được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay.
Sắt sinh học Ferrolip là một trong những ứng dụng hàng đầu của công nghệ liposome vào viên uống bổ sung sắt. Điều này mang đến những khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm sắt trên thị trường như:
- Khả năng hấp thu cao: Với công nghệ này, các hạt sắt được bào chế dưới dạng hạt hình cầu kích thước siêu nhỏ. Do đó hạt này dễ dàng đi qua niêm mạc đường tiêu hóa để hấp thu vào máu, cao hơn 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống.
- Không để lại tác dụng phụ: Do chất sắt được hấp thu gần như hoàn toàn nên hạn chế tối đa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Mẹ bầu không còn gặp triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn hoặc nóng trong.
- Hương vị dễ chịu: Nếu như sắt thông thường có vị tanh kim loại đặc trưng thì lớp màng bao liposome của Ferrolip có thể che dấu hoàn toàn vị khó chịu này. Đồng thời Ferrolip còn bổ sung thêm hương chanh thanh mát, vô cùng dễ uống ngay cả với bà bầu đang ốm nghén.
- Dạng buccal tiện lợi: Đây là dạng dùng không cần sử dụng nước. Thay vào đó, mẹ chỉ cần đổ gói sắt trực tiếp vào miệng và đợi bột tự tan trong nước bọt. Do đó sắt Ferrolip thích hợp để mẹ bầu bỏ túi mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, dù là đi chơi hay đi làm.
Sắt sinh học Ferrolip được chứng minh an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Sản phẩm cũng giúp bổ sung sắt cho các đối tượng thiếu sắt như người mất máu do phẫu thuật, thiếu máu hoặc người trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt.
Vitamin tổng hợp hữu cơ Befoma – Bổ sung acid folic thế hệ 4 hoạt tính cao
Một sản phẩm nữa không thể thiếu trong thời gian mang thai của nhiều mẹ là vitamin tổng hợp hữu cơ Befoma Mujier. Sản phẩm là sự kết hợp của 18 loại dưỡng chất cần thiết bao gồm:
- Axit folic thế hệ 4: Với axit folic thế hệ trước, cơ thể cần trải qua nhiều bước chuyển hóa để hấp thu. Tuy nhiên, với axit folic thế hệ 4 (Quatrefolic) cơ thể dễ dàng sử dụng trực tiếp mà không cần tốn thời gian và năng lượng chuyển hóa.
- Sắt amin: Chất sắt được bao bọc bởi axit amin bên ngoài giúp tăng khả năng hấp thu trên đường tiêu hóa lên nhiều lần. Đồng thời thành phần này cũng giảm đáng kể tác dụng phụ khi uống sắt cho mẹ bầu.
- 16 loại vitamin và khoáng chất khác: Đó là canxi, magie, kali, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B,… Đây đều là dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe thai phụ đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của em bé.
Vitamin tổng hợp Befoma rất an toàn cho bà bầu bởi sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt châu Âu như:
- Tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng liên minh châu Âu.
- Chứng nhận an toàn của EFSA.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ biết được sắt và axit folic có giống nhau không và cách sử dụng hiệu quả trong thời gian mang thai. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thai kỳ khác, mẹ vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Folic Acid and Pregnancy. Ngày truy cập: 13/10/2023. https://www.webmd.com/baby/folic-acid-and-pregnancy |
---|---|
↑2 | 15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 13/10/2023. https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid |