Khi một người phụ nữ sảy thai, chắc chắn họ sẽ phải vượt qua một khoảng thời gian đầy khó khăn cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sảy thai sẽ là cả quá trình cẩn thận và kiên trì. Sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu? Nên ăn những loại thực phẩm nào?… Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý giá để người mẹ có thể vượt qua khó khăn này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu? Giải thích lý do
Phụ nữ sảy thai nên kiêng tiếp xúc với nước lạnh nước lạnh từ 3-7 ngày. Thay vào đó, thai phụ sử dụng nước ấm cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, ăn uống, chườm, rửa tay chân, …
Giải thích: Sảy thai là một sự kiện lớn với cơ thể mẹ. Sảy thai khiến người mẹ mất nhiều máu, sức khỏe yếu kém rõ rệt, đồng thời tác động xấu đến tinh thần. Vì thế, việc tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến sức đề kháng giảm sút, người mẹ dễ bị nhiễm lạnh, nặng hơn là nhiễm khuẩn vùng kín. Đặc biệt mùa nóng, nhiều chị em chủ quan dùng nước lạnh dễ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Theo Y học cổ truyền, phụ nữ sảy thai khí huyết kém, tử cung rất cần giữ ấm. Việc dùng đồ uống hoặc đồ ăn lạnh sẽ làm chậm quá trình hồi phục của tử cung, niêm mạc mỏng ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng. Và hậu quả để lại là làm giảm khả năng thụ thai sau này.
Hướng dẫn cách vệ sinh cho phụ nữ sau sảy thai an toàn
Sau khi sảy thai, nhiều chị em xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến viêm nhiễm và các bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Dù kiêng nước lạnh nhưng chị em vẫn phải thường xuyên vệ sinh cá nhân để tránh những rủi ro xấu nhất có thể xảy ra. Các bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc vệ sinh dưới đây:
- Sử dụng nước ấm vệ sinh cơ thể và vùng kín ít nhất 2 lần/ngày: Do tình trạng chảy máu vùng kín có thể kéo dài đến 2 tuần nên vệ sinh thường xuyên sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Không thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục sau khi sảy thai: Bạn nên sử dụng kết hợp dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch vùng kín và giảm bớt những đau đớn hoặc nguy cơ nhiễm trùng có thể mắc phải.
- Không nên tắm bồn hoặc bể bơi ít nhất 2 tuần: cho đến khi không còn chảy máu: Bởi đây môi trường tích tụ nhiều vi sinh vật, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy thay vào đó bạn có thể sử dụng vòi sen để làm sạch cơ thể.
- Không đặt bất kỳ vật gì vào trong âm đạo: Các vật dụng như tampon, cốc nguyệt san,… trừ khi có chỉ định của bác sĩ [1]
Sảy thai nên làm những gì để nhanh chóng hồi phục?
Sau khi mất đi bé yêu, nhiều mẹ gần như rơi vào trạng thái suy sụp, mất mát. Bên cạnh đó, người phụ nữ sau sảy thai còn gặp phải nhiều dấu hiệu sức khỏe suy giảm như dịch nhầy âm đạp, chảy máu vùng kín, đau lưng hoặc bụng,… Vì vậy việc phục hồi sau sinh là cực kỳ quan trọng. [2]
Sau sảy thai nên làm gì?
Nghỉ ngơi tại nhà là việc ưu tiên hàng đầu sau khi sảy thai. Nếu không may sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất một tuần. Nếu sảy thai tuổi thai càng lớn thì mức độ tổn hại cơ thể mẹ càng nhiều. Do đó, sau sảy thai, mẹ càng cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Nếu mẹ vẫn cố làm việc sau sảy thai sẽ khiến cơ thể nhanh mất sức, các vết thương bên trong khó lành, làm chậm quá trình lành lại của các mô.
Tuy nhiên, dù cần thiết nhưng việc nằm trên giường nhiều cũng dễ khiến bạn mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông. Hãy thực hiện một số động tác thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga hoặc chỉ đơn giản là đi lại sẽ là cách hiệu quả để hoạt huyết và giảm stress trong thời gian nghỉ ngơi.
Một điều nữa bạn không được phép bỏ qua sau khi sảy thai đó là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Người mẹ nên được bồi bổ bằng những thức ăn giàu protein, folate, canxi, magie, vitamin C để phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Một số thực phẩm điển hình giàu dinh dưỡng như sữa, trứng, cá, ngũ cốc, thịt đỏ, bông cải xanh,… Bên cạnh đó, các bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt như sữa, nước dừa, nước lựu để tăng khả năng hấp thu ion và rất tốt cho sức khỏe. [3]
Phụ nữ sau sảy thai nên kiêng làm những gì?
Bên cạnh những việc nên làm, sau khi sảy thai sản phụ cũng cần kiêng những hoạt động sau:
- Kiêng đi lại, cúi người, gập người: Bởi hoạt động này sẽ gây tác động mạnh đến vùng tử cung, làm chậm quá trình hồi phục của cơ quan này.
- Kiêng lao động nặng nhọc: Giặt quần áo, xách nước, bưng bê nặng,… Dù được vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu, nhưng những việc nặng trên đây sẽ khiến chị em dễ mệt mỏi, khó lành vết thương và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
- Kiêng quan hệ tình dục: Trong thời gian này, nếu quan hệ tình dục rất dễ gây thương tổn cho tử cung, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Hãy đợi một khoảng thời gian nhất định (từ 1,5-3 tháng tùy thể chất) thì mới có thể quan hệ. Và thời gian lý tưởng để chị em có thể thụ thai lại là khoảng 4-6 tháng từ lúc sảy thai.
- Kiêng nước lạnh, đồ ăn, thức uống lạnh: Với thể chất yếu ớt, nước lạnh dễ khiến chị em sinh bệnh hơn. Còn các đồ ăn, uống lạnh cần tuyệt đối tránh xa vì chúng có thể gây các tổn thương bên trong như sưng đau vùng tử cung.
Biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai ở phụ nữ
Thai nhi khỏe mạnh là ước muốn của tất cả mẹ bầu. Dù không hề mong muốn nhưng nhiều trường hợp mẹ vẫn bị sảy thai. Tuy nhiên, sảy thai có thể hạn chế được nếu được phòng ngừa từ trước bằng những biện pháp sau:
- Khám tiền hôn nhân: Phương pháp này có thể giúp vợ chồng biết trước được những nguy cơ tiềm tàng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Từ đó bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp khắc phục hoặc có cách để hạn chế điều không mong muốn xảy ra.
- Không dùng rượu bia hoặc chất kích thích, thuốc lá: Bởi sẽ làm chậm quá trình hồi phục cơ thể đồng thời khiến chị em khó có thai hơn ở các lần thụ thai sau đó.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trước – trong quá trình mang thai: Bởi để mang thai, phụ nữ cần rất nhiều dưỡng chất như DHA, axit folic, Canxi, Kali,… mà một chế độ ăn thông thường khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Mẹ có khỏe mạnh mới đủ sức mang thai và thai nhi mới phát triển toàn diện được. Do đó, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe.
- Khám thai định kỳ: Đây là biện pháp cực kỳ được khuyến khích với tất cả mẹ bầu. Kiểm tra sức khỏe mẹ và thai thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời nguy cơ tiềm ẩn có thể gây sảy thai.
- Hoạt động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và dẻo dai cho mẹ
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin hữu ích như sảy thai kiêng nước lạnh bao lâu, nên làm gì để hạn chế nguy cơ sảy thai hay cách vệ sinh an toàn sau sảy thai,… Để được tư vấn thêm về các vấn đề sinh sản nói chung và sức khỏe thai kỳ nói riêng, bạn đọc có thể truy cập tại Aplicaps hoặc liên hệ hotline 1900 636 985. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ đang và sẽ mang thai có thể bảo vệ bé yêu thật tốt suốt thai kỳ nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | How can I prevent infection after a miscarriage. Ngày truy cập: 20/4/2022. https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/pregnancy-loss/physical-recovery-after-miscarriage/ |
---|---|
↑2 | What happens after a miscarriage. Ngày truy cập: 19/04/2022. https://www.parents.com/pregnancy/complications/miscarriage/healing-after-a-miscarriage/ |
↑3 | Best food to eat after miscarriage. Ngày truy cập: 19/04/2022. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/web-stories/best-foods-to-eat-after-miscarriage/photostory/81124863.cms |