Sảy thai liên tiếp

Sảy thai liên tiếp: Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp

Sảy thai là cú sốc tinh thần to lớn với những người chuẩn bị làm mẹ, đặc biệt là những trường hợp bị sảy thai liên tiếp. Bài viết sau của Aplicaps sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân sảy thai liên tiếp để có các biện pháp phòng tránh tốt hơn, chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp. 

Tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp

Sảy thai liên tiếp là tình trạng bị sảy thai từ 2 lần trở lên với thi nhi dưới 20 tuần tuổi. Những nguyên nhân có thể gây ra sảy thai liên tiếp có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền

Có tới 90% trường hợp bị sảy thai liên tiếp liên quan tới những vấn đề về nhiễm sắc thể, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bất thường nhiễm sắc thể có thể do thừa hay thiếu nhiễm sắc thể, xảy ra do vợ, do chồng hoặc do cả hai.

Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp
Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp

Bất thường về cấu trúc tử cung

Bất thường về cấu trúc tử cung cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra các ca sảy thai. Những bất thường về tử cung có thể phát triển trong thai kỳ hoặc bẩm sinh, điển hình là tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa.. Ngoài ra, những khối u như polyp, u xơ tử cung, các vết sẹo tử cung…  khiến phôi thai không thể làm tổ và phát triển bình thường được, gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp. [1]

Rối loạn nội tiết

Tình trạng rối loạn hormone nội tiết tố nữ của người mẹ đặc biệt là sự thiếu hụt Progesterone (hormone có tác dụng nuôi dưỡng thai nhi), rối loạn hormone tuyến giáp, insulin.. cũng có thể gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp. Bên cạnh đó, những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) khó thụ thai và khi có thai dễ bị sảy.

Rối loạn đông máu

Một số bệnh lý gây rối loạn đông máu như hội chứng antiphospholipid có thể gây đông máu và sảy thai tái phát. Những rối loạn hiếm gặp này của hệ thống miễn dịch ảnh hưởng tới lưu lượng máu đến nhau thai và gây ra cục máu đông ngăn nhau thai phát triển, làm mất lượng oxy và dinh dưỡng cho em bé và gây sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sinh sản khác.

Bệnh lý nền khác của người mẹ

Những bà bầu có bệnh lý như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, tim mạch hay lupus ban đỏ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, là yếu tố rủi ro tiềm ẩn làm tăng nguy cơ bị sảy thai mẹ cần lưu ý.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hay các bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới thai kỳ
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hay các bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới thai kỳ

Tác động từ môi trường sống và lối sống

Một số tác động từ môi trường có thể khiến bà bầu bị sảy thai liên tiếp như:

  • Môi trường bị ô nhiễm, mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Bà bầu hút thuốc, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như bị thiếu ngủ, căng thẳng stress kéo dài.

Sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?

Những trường hợp bị sảy thai liên tiếp cần thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân (hoặc loại trừ nguyên nhân gây sảy thai). Các xét nghiệm bao gồm: [2]

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử y khoa, phẫu thuật, gia đình và di truyền, sau đó tiến hành khám sức khỏe để tìm ra bất thường ở cha mẹ có thể truyền cho con cái và gây sảy thai. Kiểu nhân là cấu tạo nhiễm sắc thể hay di truyền của một người, tuy nhiên bất thường về kiểu nhân tương đối hiếm nên bác sĩ có thể không thực hiện xét nghiệm này trừ khi đã loại trừ những bất thường khác phổ biến hơn.
  • Đánh giá tử cung: Một số cách đánh giá tử cung là siêu âm, siêu âm nước muối, chụp X-quang tử cung vòi trứng, MRI (chụp cộng hưởng từ) hay nội soi tử cung để quan sát bên trong của tử cung.
  • Xét nghiệm đông máu: Xét nghiệm kiểm tra kháng thể kháng phospholipid đặc biệt là kháng thể kháng cardiolipin và kháng đông lupus bởi các kháng thể này có liên quan tới hội chứng kháng phospholipid liên quan tới tình trạng sảy thai.
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Những xét nghiệm về chức năng nội tiết tố cũng có thể được thực hiện như xét nghiệm chức năng tuyến giáp và kháng thể tuyến giáp, đo prolactin – hormone sản xuất sữa mẹ, xét nghiệm dự trữ buồng trứng..

Phòng tránh sảy thai liên tiếp

Để phòng tránh tình trạng sảy thai liên tiếp, dưới đây là một số các biện pháp bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai giúp quá trình mang thai và sinh sản thuận lợi, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra như sảy thai:

  • Khám tổng quát: Khám tổng quát giúp xác định sớm các bất thường về sức khỏe của bố mẹ có thể di truyền cho con cái và gây ảnh hưởng tới việc thụ thai, sự phát triển của thai nhi cũng như trẻ sau sinh. Bác sĩ sẽ dựa theo kết quả xét nghiệm để đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh nở, phương pháp thụ thai và chuyển dạ, ngăn ngừa tình trạng thai nhi bị dị tật bẩm sinh hay sảy thai, thai lưu.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch tự nhiên của bà bầu sẽ bị suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm và dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng cho em bé. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi khỏi những tác nhân gây hại.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Trước khi mang thai, người mẹ cần được điều trị ổn định các bệnh lý toàn thân nếu có đặc biệt alf tiểu đường, suy giáp và tăng prolactin máu, điều trị tình trạng nhiễm trùng mạn tính như viêm nội mạc tử cung (nếu có).
Khám sức khỏe trước khi mang thai giúp xác định sớm các bất thường về sinh sản
Khám sức khỏe trước khi mang thai giúp xác định sớm các bất thường về sinh sản

Xây dựng lối sống lành mạnh

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thực hiện lối sống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường khả năng thụ thai và phòng ngừa tình trạng sảy thai: [3]

  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, kẽm và folate để cải thiện khả năng sinh sản cho cả nam và nữ, bổ sung các loại trái cây, rau, các loại hạt dinh dưỡng.. Tránh ăn chất béo chuyển hóa như thực phẩm chiên xào, sản phẩm chế biến… Khi đã mang thai, người phụ nữ nên cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng và ăn đủ chất, không nhịn ăn, bỏ bữa để đảm bảo nhu cầu ngày một tăng của cơ thể.
  • Giảm stress, giữ tâm lý thoải mái: Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn sẽ giúp tăng cường sức khỏe tinh thần hiệu quả. Mẹ nên nhớ, tình trạng stress khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi. Mệt mỏi quá mức làm tăng co bóp tử cung, kích thích vùng nước ối và làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga bầu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng nhanh chóng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Không hút thuốc, tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích: Sử dụng rượu bia và cách chất kích thích, hút thuốc lá có thể gây sảy thai, thai chết lưu và một loại các khuyết tật về thể chất, tinh thần cũng như hành vi của em bé.

Bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai

Bổ sung các sản phẩm có chứa DHA, canxi và acid folic sẽ giúp cải thiện sức khỏe sinh sản, giúp người mẹ có một sức khỏe tốt nhất để sẵn sàng cho việc thụ thai. Các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung đủ từ 28-30mg sắt và 400mg axit folic mỗi ngày trước khi dự định có thai 3 tháng, kéo dài trong suốt các giai đoạn mang thai và sau sinh cho con bú. Riêng với canxi, mẹ bầu nên bổ sung 1000mg – 1200mg canxi mỗi ngày khi thai kỳ đã được 12 tuần tuổi.

Việc bổ sung acid folic là cần thiết đối với giai đoạn trước và trong khi mang thai:

  • Bổ sung mức folate đầy đủ đóng vai trò quan trọng với chất lượng tế bào trứng, quá trình trưởng thành, thụ tinh và làm tổ của phôi thai.
  • Acid folic tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành ống thần kinh của thai nhi. Thiếu acid folic dẫn tới thiếu máu hồng cầu to, có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Acid folic góp phần hình thành tủy sống và não bộ của thai nhi. Không đáp ứng đủ acid folic có thể gây ra dị tật như đốt sống bị chẻ đôi, thai không có não bộ hay xương sọ, làm giảm tỷ lệ sống sót của trẻ sau sinh hay trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thai kỳ với các sản phẩm chức năng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu về vi chất cơ thể cần, giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Những câu hỏi thường gặp

Ngoài những vấn đề trên, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về tình trạng sảy thai liên tiếp.

Sảy thai liên tiếp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản sau này không?

Sau khi sảy thai hai lần, cơ hội sinh con khỏe mạnh vẫn đạt tới 65% và không có biến chứng thai kỳ. Điều quan trọng là bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân vì sau bị sảy thai nhiều lần cũng như có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Sau khi sảy thai, cần bao lâu thì có thể mang thai lại?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, các cặp đôi nên chờ ít nhất sau khi sảy thai 6 tháng mới nên có thai trở lại. Thời gian này sẽ giúp người mẹ phục hồi lại lớp niêm mạc tử cung khỏe mạnh và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. [4]

Sau khi bị sảy thai người mẹ cần đợi ít nhất 6 tháng mới nên có bầu trở lại
Sau khi bị sảy thai người mẹ cần đợi ít nhất 6 tháng mới nên có bầu trở lại

Chăm sóc bản thân như thế nào sau khi sảy thai?

Sau khi bị sảy thai, người mẹ cần giữ cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe, không nên tự dằn vặt bản thân và có những cảm xúc tiêu cực. Chia sẻ với người chồng, bạn bè hay những người thân trong gia đình sẽ giúp bạn vơi đi nỗi buồn, có tinh thần vui vẻ và thư giãn hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm những thông tin về sảy thai liên tiếp, nguyên nhân và cách phòng tránh thế nào để có một thai kỳ thuận lợi. Mời bạn truy cập vào website aplicaps.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Recurrent Miscarriage and Pregnancy Loss. Truy cập ngày 25/10/2024.
https://fertility.womenandinfants.org/services/women/recurrent-miscarriage
2 Recurrent pregnancy loss. Truy cập ngày 25/10/2024.
https://www.uclahealth.org/medical-services/obgyn/conditions-treated/recurrent-pregnancy-loss
3 Prevention Miscarriage. Truy cập ngày 25/10/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/prevention/
4 Getting pregnant after miscarriage, ectopic or molar pregnancy. Truy cập ngày 25/10/2024.
https://www.tommys.org/baby-loss-support/miscarriage-information-and-support/pregnancy-after-miscarriage/getting-pregnant-after-miscarriage

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ