sinh non

Sinh non có nguy hiểm không? Những thông tin mẹ cần biết

Sinh non được biết đến là một trong những tai biến hết sức nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người mẹ cũng như em bé mới chào đời. Vậy để biết sinh non có nguy hiểm không, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Sinh non là gì?

Mỗi năm, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ em bị sinh non và con số này ngày một tăng cao. Tính trên 184 quốc gia, tỷ lệ này chiếm lên đến 18% trong tổng số trẻ em được sinh ra. Có thể nói, đây là con số lớn, cùng với đó là những ảnh hưởng sức khỏe và cả sự mất mát của người thân.

Sinh non được định nghĩa là khi em bé được sinh quá sớm và còn khả năng sống (trước 37 tuần thai kỳ). Theo WHO, dựa vào tuổi thai, sinh non được chia thành 3 phân loại:

  • Trẻ sinh cực kỳ non: Trẻ sinh ra khi chưa được 28 tuần tuổi.
  • Trẻ sinh rất non: Em bé ra đời khi có tuổi thai từ 28 đến 32 tuần.
  • Trẻ sinh non trung bình đến muộn: Lúc này trẻ đã được 32-27 tuần tuổi. [1]
ty-le-sinh-non-ngay-cang-gia-tang
Tỷ lệ sinh non ngày càng gia tăng

Nguyên nhân dọa sinh non

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dọa sinh non là tình trạng mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ khi thai nhi từ 22 – 37 tuần tuổi. Lúc này mẹ bầu thường gặp các cơn co thắt tử cung, tiết dịch âm đạo màu hồng,… nhưng tử cung lại không có dấu hiệu mở ra. Có thể thấy các triệu chứng này rất giống với dấu hiệu chuẩn bị sinh của mẹ bầu. Tuy nhiên, khi chúng xuất hiện quá sớm (trước 37 tuần thai kỳ) thì đây là những dấu hiệu dọa sinh non.

Sinh non có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần nhau (<18 tháng).
  • Mang đa thai (thai đôi, thai ba,…).
  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng màng ối,…
  • Tử cung bất thường như u xơ, tử cung 1 sừng.
  • Đa ối, rau bong non, vỡ ối sớm.
  • Mẹ bầu bị thiếu máu nghiêm trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Đa phần các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu như:

  • Mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ.
  • Hút thuốc, sử dụng thuốc trái phép hoặc uống quá nhiều đồ chứa cồn khi mang thai.
  • Có tiền sử sinh non trong các lần mang thai trước đó.
  • Mẹ bầu đang mắc các bệnh như: Đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận, cao huyết áp.
  • Người mẹ mang thai nhỏ hơn 17 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi. [2]
me-bau-khong-nen-uong-ruou-khi-mang-thai
Mẹ bầu không nên uống rượu khi mang thai

Dấu hiệu sinh non mẹ cần biết

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng sinh non dưới đây thì cần nhập viện ngay:

  • Các cơn co thắt cổ tử cung xuất hiện sớm (trước tuần 37 thai kỳ), lặp lại mỗi 10 phút hoặc ngắn hơn.
  • Xuất huyết âm đạo hoặc có chất dịch từ âm đạo chảy ra. Đôi khi dịch âm đạo loãng như nước, có thể lẫn nhầy và máu.
  • Phần xương chậu hoặc bụng dưới cảm thấy bị kéo xuống.
  • Đau lưng nhẹ và âm ỉ.
  • Đau bụng dữ dội, có thể xuất hiện hoặc không kèm theo tiêu chảy.

Ở các tháng cuối thai kỳ, các cơn chuyển dạ giả sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, tập trung vào phần bụng dưới. Nếu mẹ đổi tư thế hoặc di chuyển thì những cơn co thắt này sẽ biến mất. Nhưng nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường nào khác thì mẹ không nên quá lo lắng. Bởi đây chỉ là triệu chứng sinh lý thông thường để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới của mẹ bầu. [3]

con-co-rut-tu-cung-som
Mẹ bầu dọa sinh non sẽ xuất hiện cơn co rút tử cung sớm

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non sớm

Nếu mẹ bầu đột ngột xuất hiện các dấu hiệu sinh non, mong mẹ và người thân đừng hoảng sợ. Đây là thời điểm mẹ bầu, người thân cần phải bình tĩnh và thực hiện những điều sau:

  • Gọi ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn khẩn cấp. Mẹ bầu có thể nhờ sự trợ giúp của người thân, đồng nghiệp, thậm chí người qua đường,…
  • Nghỉ ngơi, dừng lại toàn bộ công việc đang làm. Mẹ bầu nên nằm nghỉ và nghiêng về bên trái.
  • Uống 2-3 cốc nước (nước lọc hoặc nước trái cây). Mẹ không nên uống rượu, bia, thức uống chứa cafein hoặc đồ uống đóng chai trong trường hợp này.
  • Nếu bị chảy máu âm đạo hoặc vỡ nước ối, mẹ bầu hoặc người thân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Việc tự chăm sóc trong thời gian đợi nhân viên y tế đến là điều rất quan trọng. Mẹ bầu hãy cố gắng bình tĩnh và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xử lý tốt, các cơn đau và tần suất co bóp tử cung có thể giảm dần.

Nếu không ứng phó kịp thời, các triệu chứng có thể diễn biến nặng hơn, gây nguy hiểm đến cả tính mạng mẹ và thai nhi. Vì vậy, từ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ và gia đình nên lưu lại số điện thoại của trung tâm y tế gần nhất để kịp thời liên hệ khi cần thiết.

Rủi ro khi trẻ sinh non

Khi em bé bị sinh non, phần lớn đều gặp vấn đề về sức khỏe. Một số biến chứng có thể nhận thấy ở trẻ sinh non sau khi sinh là:

  • Hô hấp khó khăn.
  • Nhẹ cân hơn so với trẻ được sinh bình thường.
  • Hàm lượng chất béo trong cơ thể thấp.
  • Không có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
  • Vận động ít hơn bình thường.
  • Gặp vấn đề về chuyển động hoặc phối hợp các cơ quan.
  • Khó khăn hơn trong quá trình học được cách bú mẹ.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng, yếu ớt.

Bên cạnh đó, với sức đề kháng yếu kém và các chức năng cơ thể chưa được hoàn thiện, trẻ sinh non dễ mắc các bệnh sau này như:

  • Xuất huyết não hoặc phổi.
  • Lượng đường trong máu thấp, gây hạ huyết áp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm phổi.
  • Thủng ống động mạch.
  • Thiếu máu.
  • Rối loạn nhịp thở, hội chứng suy hô hấp.

Một số biến chứng có thể khắc phục được nếu trẻ sinh non được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị sinh non có thể bị tàn tật hoặc bệnh tật kéo dài suốt cuộc đời.

em-be-sinh-non-rat-yeu-ot
Em bé sinh non rất yếu ớt

Cách kiểm soát những cơn chuyển dạ sinh non

Ngay khi được đưa đến cơ sở y tế, các y bác sĩ sẽ liên tục theo dõi tình trạng của các cơn dọa sinh để đưa ra chế độ chăm sóc phù hợp. Đồng thời, các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để trì hoãn thời gian sinh và giảm các cơn co thắt tử cung:

  • Corticosteroid: Thuốc này được sử dụng nếu tuổi thai từ 24 – 34 tuần. Hai thuốc điển hình được sử dụng là Betamethasone 12mg tiêm bắp và Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch. Vai trò chính của corticosteroid là đẩy nhanh quá trình trưởng thành thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ suy hô hấp, xuất huyết nội sọ và tử vong sau sinh.
  • Magie sulfat: Đây là một loại thuốc thường dùng để giảm các cơn co thắt tử cung. Nhờ đó, thuốc sẽ chậm thời gian chuyển dạ trong ít nhất 48 giờ. Ưu điểm của thuốc là giảm nguy cơ bại não cho thai sinh non.
  • Tocolytics: Tác dụng của Tocolytics là hoãn sinh trong thời gian ngắn (< 48 giờ). Nhờ vậy, bác sĩ có thời gian cho thai phụ sử dụng thuốc khác hoặc kịp di chuyển đến các bệnh viện tuyến trên.

Lưu ý, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, dù đang trong tình trạng khẩn cấp. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tình trạng dọa sinh non càng trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, sử dụng sai thuốc có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Câu hỏi thường gặp về sinh non

Sinh non luôn là mối lo ngại của nhiều mẹ bầu. Trong đó có 3 vấn đề được nhiều người quan tâm nhất.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Theo nhiều chuyên gia cho biết, trẻ sinh ra khi chưa được 22 tuần tuổi có nguy cơ tử vong cực cao. Với bé từ 22-28 tuần tuổi, cơ hội sống sót và phát triển bình thường chiếm khoảng 35-40%. Tuy nhiên, con số này tăng lên đến 90% nếu trẻ sinh non trong thời gian từ 28-36 tuần tuổi.

Trẻ sinh non có thông minh không?

Với các em bé thiếu tháng, chỉ số thông minh (IQ) thường thấp hơn và khả năng tập trung kém hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Các bé cũng có nguy cơ suy giảm chức năng nghe, nhìn, nhận thức cũng như gặp vấn đề về hành vi và kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng các phương pháp giáo dục thông thái cho con ngay từ khi còn bé.

sinh-non-anh-huong-den-iq-cua-tre
Sinh non ảnh hưởng đến IQ của trẻ

Làm sao để tránh sinh non?

Một chế độ chăm sóc đúng cách sẽ giảm đáng kể nguy cơ sinh non của mẹ bầu. Trong đó, mẹ bầu nên chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trước – trong – sau khi mang thai. Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu nạp đủ các loại ngũ cốc, protein, rau và trái cây. Đồng thời, sử dụng các viên uống bổ sung được nhiều chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo duy trì đủ lượng dinh dưỡng hàng ngày. Bộ ba bổ bầu Aplicaps (Befoma, Hymega và Menacal) cung cấp đầy đủ thành phần dưỡng chất cho mẹ bầu, đạt tiêu chuẩn châu Âu như DHA, EPA, axit folic, sắt amin, canxi, các vitamin và khoáng chất,…
  • Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Với mẹ bầu, nước có vai trò làm tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu bia hoặc tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Những hành vi này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc sinh non khi mang thai.
  • Tập thể dục hàng ngày. Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để giảm những cơn đau xương khớp. Đồng thời, các bài tập đơn giản cũng góp phần phòng ngừa béo phì ở mẹ bầu. Nhờ vậy, mẹ luôn khỏe khoắn để ngày vượt cạn thêm an tâm.
bo-ba-bo-bau-apicaps
Bộ ba bổ bầu Aplicaps

Có thể nói sinh non đem đến vô số nguy hại trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng chăm sóc bản thân thật tốt để luôn khỏe mạnh, vui vẻ đón thiên thần nhỏ chào đời. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe thai kỳ, mẹ vui lòng liên hệ tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Preterm birth. Ngày truy cập: 20/5/2022.
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth
2 Premature Infant. Ngày truy cập: 20/5/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/premature-infant
3 Premature birth. Ngày truy cập: 20/5/2022.
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/features/premature-birth/index.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ