thai-15-tuan-tuoi

Tất tần tật những sự thật hay ho thú vị về thai 15 tuần tuổi

Thai 15 tuần tuổi có nghĩa là mẹ đã trải qua tam nguyệt cá đầu tiên và đang ở tam nguyệt cá thứ 2. Ở tuần này chắc các cơn ốm nghén của mẹ đã giảm dần. Vậy thai tuần 15 phát triển như thế nào, mẹ cần chú ý gì không? Hãy cùng Aplicaps tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Thai tuần 15 như thế nào?

Thai 15 tuần thuộc vào tháng thứ tư của thai kỳ. Vậy trong tuần này thai nhi phát triển như thế nào là câu hỏi được nhiều mẹ qua tâm. Để biết rõ hơn về quá trình phát triển của bé, mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thai 15 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần 15 đang phát triển một cách nhanh chóng. Em bé vẫn còn rất gầy, da kéo căng trên cơ thể bé nhỏ. Làn da vẫn còn mờ mờ trong, có thể nhìn thấy các mạch máu phía bên trong. Mẹ có thể tự tính nhịp tim của em bé lúc này, bằng cách đo nhịp tim của mình (bấm mạch ở cổ tay), rồi nhân lên gấp đôi.

Răng sữa của bé lúc này cũng bắt đầu xây dựng nền tảng ở bên trong nướu, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của bé sau này.  Đồng thời, thai nhi đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn còn ngủ rất nhiều nhưng cũng có những khoảng thời gian di chuyển và thực hiện các cử động tập cơ.

Đôi chân của bé có vẻ như không cân xứng lắm với phần còn lại của cơ thể. Chân dài hơn tay, có thể gập lại ở đầu gối và mắt cá. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mình.

thai-15-tuan-phat-trien-nhu-the-nao
Thai nhi tuần 15 đang phát triển một cách nhanh chóng.

Thai 15 tuần nặng bao nhiêu?

Khi được 15 tuần tuổi, bé có chiều dài khoảng 10,1cm tính từ đầu đến chóp mông, và nặng khoảng 70g. Trong tuần này kích thước của bé to bằng quả cà chua. Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:

  • Chức năng nhau thai có tốt và vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không.
  • Dây rốn có vấn đề hay không.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo không.
  • Mẹ có gặp vấn đề về tinh thần không.

Góc giải đáp dành cho mẹ

Trong quá trình mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi đang xuất hiện ở trong đầu. Sau đây là một số câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm khi mang thai được 15 tuần.

Thai 15 tuần độ trưởng thành 1 là gì?

Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Độ trưởng thành của nhau thai bao gồm 4 cấp độ như sau.

  • Độ 0: Tuổi thai dưới 28 tuần. Màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt. Chất nhau thai tập trung ở một vùng.
  • Độ I: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ I là 31 tuần. Màng ối không bị rạn nứt, được xác định rõ ràng, có sự rung động. Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên.
  • Độ II: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ II là 36 tuần.. Màng ối rạn nứt nhiều và dần hoàn chỉnh. Siêu âm thấy: hồi âm phân tán ngẫu nhiên.
  • Độ III: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ III là 38 tuần. Màng ối hoàn chỉnh. Chất nhau thai được phân chia ở các khoang. Trên siêu âm sẽ thấy: Các vách ngăn của nhau thai tích tụ canxi bao quanh các thùy, có các khu vực hồi âm ở trung tâm (hình).

Ở tuần 15 độ trưởng thành là 1 đang thuộc diện phát triển quá sớm sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực lên cả mẹ và bé.. Do đó mẹ cần chú ý kỹ đến chế độ ăn và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Thai 15 tuần bụng đã to chưa

Tuần thứ 15 của thai kỳ đỉnh tử cung của mẹ sẽ nhô cao hơn, cụ thể, chóp trên tử cung sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bầu sẽ nhô ra một chút và rất dễ dàng nhận ra mẹ đang có thai. Nhưng mẹ nên nhớ rằng, việc bụng mẹ to hay bé không đánh giá được phát triển của bé yêu đâu, việc này phụ thuộc vào các yếu tố như cơ bụng của mẹ, mẹ bị thừa cân, mẹ ít vận động, di truyền…

thai-15-tuan-bung-to-chua
Tuần thứ 15 của thai kỳ đỉnh tử cung của mẹ sẽ nhô cao hơn.

Thai 15 tuần đã máy chưa

Ở tuần thai thứ 15, các hoạt động của thai nhi đã diễn ra nhiều hơn và đa dạng hơn. Bé đã biết dang chân tay, ưỡn mình, nấc và đạp qua lại. Lúc này những cú đạp của thai nhi bắt đầu có lực hơn nhưng mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được lực tác động bởi thành tử cung và nước ối vẫn còn khá dày. Càng về các tuần thai sau những chuyển động này sẽ càng rõ ràng hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được bé đang ngọ nguậy trong bụng mẹ, thậm chỉ thỉnh thoảng còn bị bé đạp đau nữa đấy.

Thai 15 tuần biết trai hay gái chưa

Vào tuần 15, bộ phận sinh dục của thai nhi dần dần hoàn thiện, tuy nhiên việc biết được con là trai hay gái chỉ đạt khoảng 60 – 80%. Bởi kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.

Không chỉ ở tuần thứ 15 mà đến trước 20 – 22 tuần tuổi nói chung, bộ phận sinh dục của con vẫn chưa thấy được rõ ràng vì còn đang phát triển, nên không dễ để xác định trai hay gái, nhất là khi, bé nằm co chân, nằm quay mặt vào bên trong hay trường hợp dây rốn buông xuống che mất.

thai-15-tuan-biet-trai-hay-gai-chua
Ở tuần 15 việc biết được con là trai hay gái chỉ đạt khoảng 60 – 80%.

Thai 15 tuần gò cứng bụng

Cơn gò có 2 loại là cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ.

Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.

Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột vì tử cung chèn ép lên, cơn đau này thường không đáng ngại. Trong trường hợp quá khó chịu, thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41

Thai 14 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 13 tuần tuổi phát triển ra sao?

Khám phá quá trình phát triển của thai 12 tuần tuổi.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 11 tuần tuổi[/su_box]

Thai 15 tuần bị ra máu có nguy hiểm không?

Mang thai tuần thứ 15 bị ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Được biết một nửa trong số đó khi có thai 15 tuần bị ra máu vẫn tiếp tục hành trình mang thai và sinh con ra hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng, số còn lại phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cùng nhiều rắc rối nghiêm trọng khác.

Theo các chuyên gia, tất cả các trường hợp chảy máu khi thai nhi ít hơn 24 tuần đều là tình huống báo động đỏ. Chính vì thế mẹ nào gặp phải vấn đề mang thai tuần 15 bị ra máu thì không được phép chủ quan, bởi rất có khả năng mẹ đang vướng vào một số rắc rối như:

  • Có dấu hiệu sảy thai.
  • Dấu hiệu rau bong non
  • Mẹ có nguy cơ bị nhau tiền đạo
  • Thai chết lưu
  • Dấu hiệu vỡ tử cung

Với những trường hợp chảy máu bất thường kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai 15 tuần vẫn nghén có sao không?

Các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước được gọi là nghén khi mang thai. Tình trạng này thường xảy ra vào trước tuần thứ 9 của thai kỳ và kết thúc trước 12 – 14 tuần. Tùy thuộc vào cơ để và các yếu tố khác, một số mẹ có thể kéo dài đến vài tháng cuối hoặc nghén đến hết thai kỳ. 

Nghén thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại nghén cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, bánh nhau tiết ra các hormon như Beta hCG, estrogen…vào máu mẹ. Điều này khiến cho mẹ bị nghén nhiều. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. 

thai-15-tuan-van-nghen
Nghén thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì?

Trong quá trình mang thai, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là một điều vô cùng cần thiết. Sau đâu là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai được 15 tuần.

Carbohydrates

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà mẹ bầu sử dụng để tạo ra năng lượng để nuôi dưỡng tế bào của mẹ và bé. Một số loại thực phẩm chứa carbohydrate tốt như: cơm, ngô, khoai lang, bí đỏ, đậu, lạc, khoai tây, ngô, củ cải vàng, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt…

Chất béo

Các loại chất béo tốt cho sức khỏe của mẹ là những chất béo không bão hòa đơn. Chúng có trong một số loại thực phẩm như: bơ, hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ và quả hồ đào, dầu ô liu, dầu cải…

Protein

Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, duy trì sức khỏe. Chính vì thế, để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nhớ bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein như: tôm, cua, cá, thịt, vừng, lạc, các loại đậu…

thai-15-tuan-nen-bo-sung-protein
Để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh mẹ nhớ bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày.

Vitamin & khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ một số loại vitamin và khoáng chất như: vitamin D, vitamin C, sắt, canxi, acid folic, kẽ, iot,…

Nước

Nước đóng một vai trò quan trọng đối với bà bầu. Nước giúp hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu. Thông qua nhau thai, máu sẽ đưa các dưỡng chất cần thiết đến để nuôi thai nhi. Do đó mẹ bầu nhớ uống đủ nước mỗi ngày

Chất xơ

Các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch chứa rất nhiều chất xơ, việc bổ sung chất xơ sẽ giúp mẹ ngăn chặt chứng táo bón

Để bổ sung đủ các dưỡng chất trên, ngoài việc cung cấp bằng chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung bằng viên uống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Befoma với công thức vượt trội  3 tác động cho thai kỳ toàn diện

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và không lo táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.
bo-bau-befoma
Befoma – Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

Menacal với công thức ưu việt 3 tác động giúp hấp thu đủ lượng canxi  cần thiết cho cơ thể, không lo táo bón, không lắng đọng.

Canxi từ tự nhiên: Canxi tảo đỏ, canxi san hô giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.

Nhóm khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen kích hoạt & hoạt hóa enzym hấp thu canxi.

Nhóm vitamin K2 & vitamin D3 giúp vận chuyển canxi đến đích ( hay đến tế bào xương). 

Bộ đôi bổ bầu & canxi của Aplicaps là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 15 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!

__Vũ Thoa__

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ