Niêm mạc tử cung là lớp tế bào trên cùng bao phủ toàn bộ mặt bên trong tử cung. Trong quá trình thụ thai, lớp niêm mạc này dày lên để trứng cho nơi làm tổ. Vậy nếu thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu là bình thường? Mời bạn theo dõi bài viết để có câu trả lời cho vấn đề này.
Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu? Độ dày niêm mạc ở phụ nữ
Thông thường độ dày của niêm mạc tử cung trong khoảng 8 – 16mm. Khi mang thai đến tuần thứ 4, lớp tế bào này dày khoảng 13mm. Đây là độ dày thích hợp để phôi thai phát triển bình thường.
Độ dày niêm mạc tử cung phụ nữ luôn có sự thay đổi độ dày mỏng theo từng chu kỳ kinh nguyệt:
- Khi niêm mạc tử cung bình thường: Độ dày của lớp niêm mạc chỉ khoảng 3 – 4mm.
- Độ dày niêm mạc đầu kinh nguyệt: Tử cung chỉ dày 3 – 4 mm. Đây là thời điểm tử cung mỏng nhất.
- Trong thời gian rụng trứng: Niêm mạc tử cung lúc này dày khoảng 8 – 12mm.
- Trong giai đoạn cuối của chu kỳ: Độ dày niêm mạc khoảng 12 – 16mm.
Nếu đến cuối chu kỳ đèn đỏ mà không có sự thụ tinh thì niêm mạc tử cung bong ra và bị đẩy ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng hành kinh.
Ngoài ra, vì niêm mạc tử cung lúc mang thai 4 tuần có độ dày tương đương khi đang có kinh nguyệt nên cần kết hợp dấu hiệu mang thai hoặc que thử thai để kết luận có thai hay không.
Mối quan hệ giữa độ dày của niêm mạc tử cung với quá trình mang thai
Độ dày của niêm mạc tử cung liên quan mật thiết đến quá trình mang thai. Chúng là nơi để trứng làm tổ đồng thời là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ nhau thai trong suốt thai kỳ.
Khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ di chuyển đến và bám trên lớp niêm mạc. Do đó lớp tế bào này phải dày trên 7mm giữ được phôi thai trong suốt 9 tháng 10 ngày. Nếu niêm mạc quá mỏng, phôi thai khó bám vào thành tử cung. Điều này làm cản trở quá trình thụ thai hoặc thụ thai nhưng dễ gây sảy thai, chết lưu.
Ngược lại, khi niêm mạc tử cung quá dày, trên 20mm cũng làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công. Niêm mạc quá dày khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ bị rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc buồng trứng đa nang. Những hiện tượng này khiến việc thụ thai bị cản trở. Ngoài ra, niêm mạc dày thì phôi thai cũng khó làm tổ, dẫn đến mang thai không thành công.
Biện pháp khắc phục niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng
Một điều đáng mừng với chị em có niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng. Đó là có phương pháp điều trị tình trạng này, giúp nâng cao khả năng mang thai. Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện niêm mạc tử cung thường được sử dụng:
Lớp niêm mạc tử cung mỏng
Có nhiều nguyên nhân khiến lớp niêm mạc không dày lên được. Đó có thể do cơ thể tiết quá ít estrogen. Nguyên nhân khác là thiếu máu, bệnh phụ khoa, phá nạo thai quá nhiều lần hoặc dùng thuốc Clomid. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. [1].
Lớp niêm mạc tử cung dày
Những nguyên nhân khiến lớp niêm mạc tử cung quá dày chủ yếu do sự mất cân bằng progesterone và estrogen. Khi nồng độ estrogen quá cao, kích thích niêm mạc dày lên. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là hậu quả của thừa cân, béo phù, tình trạng buồng trứng đa nang, sử dụng thuốc có estrogen hoặc cơ địa khó sản sinh progesterone [2].
Từ những nguyên nhân này, các chuyên gia có phương pháp điều trị như sau:
- Sử dụng hormone: Phương pháp này giúp cân bằng lại tỷ lệ progesterone và estrogen trong cơ thể. Từ đó, niêm mạc tử cung dần trở về độ dày bình thường, chị em có thể mang thai trở lại.
- Sinh thiết: Nếu nghi ngờ về những tế bào phát triển bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để chẩn đoán và có hướng giải quyết phù hợp.
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Chị em cũng được khuyến cáo xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học như giảm vitamin C, vitamin E, thực phẩm từ đậu tương hoặc thịt đỏ.
Giải đáp thắc mắc về niêm mạc tử cung trong quá trình mang thai
Liên quan đến độ dày của niêm mạc tử cung, đặc biệt chị em có ý định mang thai, Aplicaps nhận được rất nhiều câu hỏi như:
Niêm mạc tử cung dày 6mm có thai không?
Niêm mạc tử cung sẽ dày khoảng 8 – 16mm khi mang thai. Vì vậy nếu độ dày của lớp niêm mạc này chỉ ở 6mm thì không có thai. Đọc thêm: Thai 4 tuần đã vào tử cung hay chưa? Xem ngay
Niêm mạc tử cung dày nhưng thai chưa vào tử cung có sao không?
Với trường hợp này, có nhiều khả năng có thể xảy ra:
- Mang thai lạc chỗ: Đây là tình trạng bào thai không làm tổ trên bề mặt niêm mạc tử cung mà ở một trí khác như ổ bụng, vòi tử cung, cổ tử cung,… Đây là biến chứng nguy hiểm bởi thai có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào, gây nguy hiểm cho người mẹ.
- Thụ thai không thành công: Do lớp niêm mạc quá dày, phôi thai không thể làm tổ dẫn đến không thấy xuất hiện phôi trên niêm mạc tử cung. Lúc này mẹ nên điều trị tình trạng niêm mạc tử cung dày trước để tăng tỷ lệ mang thai thành công.
Nội mạc tử cung dày 19mm thử que 2 vạch có sao không?
Dù tử cung dày nhưng thử que 2 vạch tức là đã mang thai. Lúc này phôi thai đã bám thành công trên niêm mạc tử cung.
Với trường hợp này, mẹ bầu cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe thai kỳ để theo dõi các dấu hiệu bất thường của thai nhi. Đặc biệt nếu xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo hoặc đau bụng thì cần đến cơ sở y tế sớm nhất để xem có bị sảy hay không.
Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm?
Kinh nguyệt bị chậm cùng với độ dày niêm mạc trong khoảng 8 – 16mm thì khả năng thai đã được thụ tinh thành công là rất cao. Trường hợp này được khuyến nghị thử thai hoặc đến khám sản khoa tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho chủ đề “Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu?”. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề về sức khỏe thai kỳ, bạn vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 nhé!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Treating patients with “thin” endometrium – an ongoing challenge. Ngày truy cập: 28/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24693854/ |
---|---|
↑2 | Endometrial Hyperplasia. Ngày truy cập: 28/2/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16569-atypical-endometrial-hyperplasia |