Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi thường khiến mẹ bầu lo lắng, sợ thai nhi gặp vấn đề về sức khỏe. Thực tế, đây chính là một trong những dấu hiệu của sảy thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp là do các nguyên nhân khác như: tính nhầm tuổi thai, thai phát triển chậm nhưng vẫn bình thường. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây của Aplicaps để tìm hiểu xem mình có thuộc những trường hợp đặc biệt này không nhé!
Có yolksac chưa có phôi nghĩa là gì?
Yolksac hay còn gọi là túi noãn hoàng, nằm trong túi thai cùng với phôi. Yolksac đóng vai trò là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai phát triển trong giai đoạn nhau thai chưa hình thành.
Phôi thai là tên gọi ban đầu của bào thai, cách gọi này được áp dụng cho thai từ lúc thụ tinh đến hết tuần thai thứ 8. Trong giai đoạn này, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể của em bé mới hình thành cơ bản, thai nhi còn rất bé và chưa rõ hình dáng của một em bé.
Thông thường, yolksac có thể nhìn thấy được qua siêu âm đầu dò âm đạo từ tuần thai thứ 5. Còn phôi thai nhìn được trên siêu âm kể từ tuần thứ 7, đây cũng là thời điểm mẹ có thể nghe được tim thai. [1]
Nhiều bà bầu thắc mắc rằng, có túi noãn hoàng thì bao lâu có phôi thai?
Câu trả lời là: Khoảng 2 tuần sau khi siêu âm thấy yolksac (túi noãn hoàng), bạn sẽ có thể nhìn thấy phôi thai nếu siêu âm qua ngả âm đạo.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bà bầu 7 tuần đi siêu âm thấy có yolksac mà chưa có phôi. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Vì sao siêu âm có yolksac chưa có phôi? Dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng siêu âm có yolksac chưa có phôi. Bao gồm những nguyên nhân không đáng lo ngại như siêu âm quá sớm, tính nhầm tuổi thai. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một nguyên đáng lo khác, đó là do trứng trống – một trong những nguyên nhân gây sảy thai ở bà bầu 3 tháng đầu.
Trường hợp 1: Siêu âm quá sớm, phôi chưa phát triển
Trường hợp này thường gặp ở bà bầu 5 – 6 tuần. Tại thời điểm này, kích thước của túi yolksac đã đủ lớn để nhìn thấy trên siêu âm (khoảng 3 – 5mm). Tuy nhiên, lúc này kích thước của phôi thai còn quá bé (dưới 2mm), do đó rất khó để có thể quan sát được trên siêu âm đầu dò.
Để nhận biết xem thai kỳ có đang khỏe mạnh không, bác sĩ có thể quan sát cực phôi thay vì phôi thai. Cực phôi là tiền thân của phôi thai, sau này sẽ phát triển thành phôi thai.
Ngoài ra, mẹ bầu lưu ý, siêu âm đầu dò sẽ nhìn thấy phôi thai sớm hơn so với siêu âm qua ổ bụng.
Trường hợp 2: Tính nhầm tuổi thai
Những bà bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều (ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, chênh lệch giữa các chu kỳ lớn hơn 5 ngày) thường khó tính tuổi thai chính xác.
Nếu tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, có thể thai nhi của mẹ đã được 7 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, do kinh nguyệt không đều nên có thể thời điểm rụng trứng của mẹ xảy ra muộn hơn, dẫn để tuổi thai bé dự kiến, chỉ mới 5 – 6 tuần.
Trường hợp 3: Trứng trống, nguy cơ sảy thai, thai lưu
Trứng trống (Blighted ovum) là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ, nhưng phôi thai không phát triển, hoặc phát triển được một thời gian ngắn thì dừng lại. Trong tổng số ca sảy thai, thai lưu 3 tháng đầu, trứng trống chiếm đến 50%. [2]
Thông thường, vào tuần thai thứ 7, phôi thai đã phát triển đủ lớn (2 – 5mm) để quan sát được trên siêu âm. Tuy nhiên, trong trường hợp trứng trống, siêu âm tuần thứ 7 sẽ không nhìn thấy phôi thai.
Nguyên nhân chủ yếu của trứng trống là do bất thường về nhiễm sắc thể (thừa hoặc thiếu một nhiễm sắc thể), khiến cho thai nhi không thể sống và phát triển bình thường được.
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Y học New England, thai phụ được chẩn đoán mang trứng trống nếu siêu âm đầu dò cho kết quả: [3]
- Kích thước túi thai (GS) lớn hơn 25mm và không có yolksac.
- hoặc Kích thước túi thai (GS) lớn hơn 25mm và không có phôi thai.
Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi: Để ý dấu hiệu sảy thai
Thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi là một hiện tượng bất thường, bởi như Aplicaps đã giải thích ở mục (1) và mục (2), phôi thai thường nhìn thấy được trên siêu âm từ tuần thứ 7.
Nguyên nhân
Xét theo 3 nguyên nhân kể trên, thai 7 tuần đã có yolksac nhưng chưa có phôi sẽ rơi vào Trường hợp 2 (Tính nhầm tuổi thai) hoặc Trường hợp 3 (Trứng trống).
Giải pháp
– Xem đường kính túi thai (GS):
Để loại trừ ngay trường hợp trứng trống, mẹ hãy xem đường kính túi thai (GS) trên kết quả siêu âm. Nếu túi thai có kích thước < 25mm, vẫn còn cơ hội thai nhi khỏe mạnh. Nếu GS > 25mm, khả năng cao là trứng trống.
Bên cạnh đó, dựa vào kích thước túi thai (GS), bác sĩ cũng dự đoán được tuổi thai thực sự, giúp mẹ xác định được mẹ có đang tính nhầm tuổi thai hay không.
– Siêu âm lại:
Nếu đường kính túi thai GS < 25mm, vẫn còn khả năng thai nhi khỏe mạnh. Mẹ hãy đi tái khám vào 1-2 tuần tiếp theo. Lưu ý, mẹ nên siêu âm đầu dò âm đạo thay vì siêu âm ổ bụng, bởi siêu âm ổ bụng sẽ khó quan sát hơn.
Nếu do tính nhầm tuổi thai, khả năng cao mẹ sẽ quan sát thấy phôi thai ở lần tái khám này. Thông thường, mẹ bầu có kinh nguyệt không đều sẽ có khả năng tính nhầm tuổi thai cao hơn.
– Để ý dấu hiệu sảy thai:
Bên cạnh việc chờ đợi đến lần khám thai tiếp theo, mẹ cũng nên quan sát xem cơ thể có dấu hiệu bất thường hay không, đặc biệt là dấu hiệu sảy thai. Bởi trứng trống sẽ gây sảy thai trong thời gian ngắn.
Dưới đây là dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý:
- Đột ngột hết ốm nghén và mất các triệu chứng thường gặp của thai kỳ như: đau ngực, đầy hơi,…
- Nồng độ beta-hCG trong máu giảm. Để xác định được triệu chứng này, mẹ có thể đi làm xét nghiệm đo beta-hCG.
- Chảy máu nhiều như máu kinh.
- Đau bụng dưới dữ dội.
Nếu có những dấu hiệu này xảy ra, mẹ nên đi khám ngay.
Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi: Siêu âm lại sau 1-2 tuần
Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi là hiện tượng khá bình thường. Bởi trừ một số ít trường hợp thai phát triển sớm hoặc phòng khám, bệnh viện có máy siêu âm hiện đại, nếu không mẹ phải chờ đến tuần thứ 7 mới có thể nhìn thấy phôi thai.
Nguyên nhân
Xét theo 3 nguyên nhân kể trên, thai 6 tuần đã có yolksac nhưng chưa có phôi sẽ rơi vào Trường hợp 1 (Siêu âm quá sớm) hoặc Trường hợp 2 (Tính nhầm tuổi thai), có thể nghi ngờ Trường hợp 3 (Trứng trống).
Giải pháp
– Xem đường kính túi thai (GS):
Mặc dù tỷ lệ gặp trứng trống trong trường hợp này không cao. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên để ý đường kính túi thai xem đường kính có to bất thường không. Nếu GS < 25mm, mẹ có thể yên tâm và chờ đến lần siêu âm tiếp theo.
Ngoài ra, đo đường kính túi thai cũng giúp bác sĩ xác định được tuổi thai thực sự, tránh trường hợp tính nhầm tuổi thai.
– Siêu âm lại:
Tượng tự như trên, nếu chưa thấy phôi thai, mẹ bầu nên đi siêu âm lại vào 1-2 tuần tới. Lúc này phôi thai mới phát triển đến kích thước đủ lớn để nhìn thấy qua siêu âm.
Lưu ý: Siêu âm bằng đầu dò qua âm đạo thay vì siêu âm ổ bụng.
– Để ý dấu hiệu sảy thai:
Thai 6 tuần có yolksac chưa có phôi chưa phải là dấu hiệu chắc chắn của sảy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ không may gặp trường hợp trứng trống, dấu hiệu sảy thai có thể xuất hiện từ sớm. Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường ngay từ tuần này.
Mẹ không nên lo lắng, tuy nhiên vẫn nên chú ý quan sát cơ thể trong thời gian chờ siêu âm lại.
Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi: Hiện tượng bình thường
Nguyên nhân: Siêu âm quá sớm.
Giải thích:
Thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thông thường, mẹ bầu bắt đầu nhìn thấy túi yolksac qua siêu đầu dò kể từ tuần thứ 5. Lúc này, yolksac đã đạt đến kích thước 3-5mm.
Tuy nhiên, lúc này phôi thai còn rất nhỏ < 2mm, chưa quan sát được qua siêu âm, ngay cả siêu âm đầu dò. Nên nếu may mắn, mẹ chỉ có thể nhìn thấy cực phôi ở ngay cạnh túi yolksac. Cực phôi sau này sẽ phát triển thành phôi thai.
Siêu âm có yolksac chưa có phôi: Nên có một chế độ ăn uống khoa học
Nếu gặp trường hợp siêu âm có yolksac chưa có phôi. Mẹ nên bình tĩnh, làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc những hướng dẫn trên đây của Aplicaps.
Bên cạnh đó, để có một thai khỏe kỳ mạnh, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Một chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ 3 tháng đầu, mà còn giúp mẹ có sức khỏe tốt để chống lại cơn ốm nghén.
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu
- Sắt: 30mg/ngày
- Axit folic: 600mcg/ngày
- Canxi: 800mg/ngày
- DHA: 200mg/ngày
- Vitamin A: 800mcg/ngày
- Vitamin E: 10 – 15mg/ngày
- Vitamin C: 70 – 90mg/ngày
- Cùng các vitamin và khoáng chất khác như các vitamin nhóm B, magie, kẽm, i-ốt,…
Bác sĩ sản khoa khuyên dùng viên uống bổ sung
Bên cạnh một chế độ ăn đa dạng và phong phú từ nhiều nhóm thực phẩm. Bác sĩ sản khoa khuyên mẹ nên sử dụng viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên uống cho bà bầu. Nổi bật trong số đó, bộ 3 sản phẩm Aplicaps chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng nhờ bảng thành phần tối ưu, đáp ứng chính xác nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, bộ 3 Aplicaps còn được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha, đạt tiêu chí thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh Châu Âu. Do đó, bà bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn.
Bộ 3 Aplicaps gồm những sản phẩm nào?
- Vitamin tổng hợp Befoma: Bổ sung 30mg sắt amin, 600mcg axit folic thế hệ 4, cùng 16 vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho bà bầu.
- Menacal: Canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ và san hô, kết hợp với vitamin D3 và K2 giúp tối ưu hóa hấp thu canxi tại ruột và gắn canxi vào xương, hỗ trợ cải thiện đau mỏi, đồng thời hạn chế tác dụng như nóng trong táo bón.
- Hymega: DHA tinh khiết hàm lượng cao từ cá hồi nước lạnh châu Âu, được chiết xuất bằng công nghệ chiết lạnh độc quyền PCET, giúp giữ trọn giá trị dưỡng của DHA và EPA.
Chỉ với 30.000 đồng mỗi ngày, mẹ không những được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con phát triển khỏe mạnh mà còn được các chuyên gia thai kỳ dõi theo và đồng hành cùng. Ngoài ra, nếu để lại thông tin của mình ngay trong hôm nay, mẹ sẽ được tham gia chương trình “Tích điểm – Đổi quà” cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác. Mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội duy nhất này mẹ ơi!
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ hãy gọi ngay đến số hotline 1900 636 985 và gặp các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps.
Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp mẹ giải đáp thắc mắc về thai 7 tuần có yolksac chưa có phôi. Dù trong bất cứ trường hợp nào, mẹ hãy bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | What the Yolk Sac Does During Pregnancy. Truy cập ngày 20/5/2022. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/fetal-health/yolk-sac-ultrasound |
---|---|
↑2 | What Is a Blighted Ovum? Truy cập ngày 20/5/2022. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/blighted-ovum |
↑3 | Diagnostic criteria for nonviable pregnancy early in the first trimester. Truy cập ngày 20/5/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24106937/ |