Mẹ đi siêu âm và gặp phải tình trạng thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi. Điều này khiến cho mẹ bầu lo sợ không biết có nguy hiểm đến con không? Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất.
Yolksac là gì? Sự hình thành của phôi thai
Yolksac hay noãn hoàng là bộ phận có cấu trúc màng bao quanh phôi thai. Yolksac được coi là cấu trúc hoàn chỉnh ban đầu của thai nhi. Trước khi nhau thai hình thành, túi noãn hoàng chịu trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng và thực hiện quá trình trao đổi khí giữa mẹ – phôi. Trong thời kỳ đầu, yolksac có chức năng tạo máu và sản xuất tế bào. Ngoài ra, yolksac tham gia nhiều chức năng khác như trao đổi chất, tổng hợp protein, hình thành dây rốn,… [1].
Thông thường, sau 6 ngày thụ tinh, phôi nang sẽ bắt đầu quá trình hình thành phôi. Phôi nang phát triển nhanh chóng và biến đổi thành các tế bào chuyên biệt. Lớp màng ngoài vỡ ra và giải phóng phôi nang đến ống dẫn trứng về tử cung. Sau đó, chúng sẽ được làm tổ và cấy vào nội mạc tử cung. Tế bào bên ngoài phôi nang và lớp lót bên trong tử cung sẽ hình thành nên nhau thai.
Khi phôi nang đã đến độ “chín muồi” sẽ phát triển thành phôi thai. Phôi thai sẽ hình thành từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Tim thai thường sẽ phát triển vào tuần thứ 7. Sau đó bơm đầy dịch qua các mạch máu vào tuần thứ 8. Tại tuần thứ 8, phôi thai có kích thước khoảng 15mm. [2].
Siêu âm thai có thể phát hiện ra phôi thai từ tuần thứ 7. Tại thời điểm này, mẹ cũng có thể nghe thấy nhịp đập tim của em bé.
Nguyên nhân thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi thai
Yolksac thường được phát hiện vào tuần thứ 5 của thai kỳ. Siêu âm có yolksac cho thấy phôi thai đã làm tổ. Tuy nhiên, một số trường hợp thai được 8 tuần nhưng siêu âm có yolksac mà chưa có phôi. Nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Đó là:
Tính nhầm tuổi thai
Thông thường, tuổi thai sẽ tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kỳ trước khi mang thai. Ở những mẹ có kinh nguyệt không đều thì việc tính tuổi thai thường bị sai sót. Tuổi thai tính toán có thể bị chênh lệch đến 1-2 tuần. Thai kỳ được xác định là 8 tuần nhưng thực tế, thai nhi có thể mới 6-7 tuần mà thôi.
Nếu trước đó mẹ có kinh nguyệt không đều, mẹ có thể yên tâm hơn. Đồng thời mẹ nên đi siêu âm lại sau 1 tuần. Đến lúc đó, phôi thai sẽ hoàn thiện hơn.
Trứng trống
Trứng trống là hiện tượng trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, các cấu trúc phôi thai lại không được phát triển hoàn thiện. Trong khi đó, túi thai và yolksac vẫn được hình thành, phát triển bình thường. Hiện tượng trứng trống thường xảy ra ở tuần 8 đến 13 của thai kỳ.
Tình trạng này không thể loại trừ và chẩn đoán trước được. Mẹ vẫn có những dấu hiệu như khi đang mang thai nhưng cuối cùng cũng dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng có thể kèm theo các dấu hiệu như:
- Co thắt và đau nhức vùng bụng.
- Chảy máu âm đạo.
- Ngực cương cứng.
Nguyên nhân
Trứng trống có thể do các nguyên nhân sau[3]:
- Do bất thường về nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc gen.
- Tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng.
- Sự phân chia tế bào bất thường.
- Mẹ mắc bệnh tự miễn, mãn tính.
Chẩn đoán
Khi mang thai trứng trống, hormon hCG vẫn tăng lên bình thường. Do đó, xét nghiệm sẽ khó phát hiện ra. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò. Hiện tượng trứng trống được xác định khi:
- Số đo chiều dài đầu mông của thai nhi CRL ≥ 7mm và tim thai không hoạt động.
- Đường kính trung bình túi thai MSD ≥ 25mm và không có yolksac.
- Tim thai không hoạt động sau 14 ngày siêu âm đã xác nhận có túi thai, không có yolksac.
- Tim thai không hoạt động sau 11 ngày siêu âm đã xác nhận có túi thai, có yolksac.
Để chẩn đoán trứng trống chính xác nhất, mẹ sẽ được chỉ định khám lại sau khoảng 1 tuần. Từ đó, bác sĩ sẽ có những biện pháp xử trí thích hợp nhất với mẹ.
Chửa trứng toàn phần
Chửa trứng là tình trạng nhau thai phát triển quá mức và tạo thành một khối. Khối nang được tạo thành chùm như quả trứng nên gọi là chửa trứng. Chứa trứng có 2 loại là chửa trứng toàn phần và bán phần. Chửa trứng toàn phần sẽ nghiêm trọng hơn khi các tổ chức thai, gai rau phình to. Trong khi đó mạch máu lông rau tiêu biến, các lớp tế bào nuôi phát triển mạnh.
Nguyên nhân
Chửa trứng toàn phần do sự thụ tinh với trứng không chứa thông tin di truyền. Do đó mà hình thành một thai trứng không có phôi.
Chẩn đoán
Thai phụ chửa trứng vẫn có những dấu hiệu mang thai bình thường. Mẹ sẽ bị ốm nghén rất nặng, nôn nhiều và gầy gò. Thêm vào đó là tình trạng chảy máu âm đạo dai dẳng từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Các phương pháp chẩn đoán chửa trứng gồm:
- Siêu âm: Hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong và không thấy phôi thai.
- Định lượng beta-hCG: Tăng trên 100.000mUI/ml.
- Định lượng estrogen: Chẩn đoán chính xác hơn khi thai từ 14 tuần trở lên.
- Định lượng HPL: Nồng độ HPL thường thấp hơn bình thường.
Phải làm gì khi thai 8 tuần mà chưa có phôi?
Trước tiên mẹ cần bĩnh tĩnh, tránh lo lắng quá mức. Hãy theo dõi sát sao những dấu hiệu của cơ thể và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu sức khỏe của mẹ vẫn bình thường cho đến lần tái khám, có khả năng thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Do đó, mẹ tránh lo quá mà ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu có những dấu hiệu bất thường, cần đi bệnh viện ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
Mẹ cần nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe cẩn thận trước khi đến lần khám tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian này thực sự quan trọng. Hãy thiết lập cho mình thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp. Trong đó, bộ 3 Aplicaps bổ sung nguồn dinh dưỡng chuẩn Châu Âu cho mẹ bầu, bảo vệ con yêu của mình:
- Aplicaps Befoma – Vitamin tổng hợp hữu cơ cho thai kỳ: Bổ sung sắt, acid folic và các khoáng chất thiết yếu cho sự phát diện toàn diện của trẻ. Đây đều là nguồn dưỡng chất quan trọng ngăn ngừa tình trạng dị tật bẩm sinh, thai lưu, sinh non.
- Aplicaps Menacal – Canxi tự nhiên D3K2 không lo nóng táo: Bổ sung canxi cho sự hình thành và phát triển khung xương của trẻ. Đồng thời, canxi ngăn ngừa tình trạng loãng xương của mẹ trong và sau mang thai.
- Aplicaps Hymega – DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền: Bổ sung DHA cho sự phát triển của não bộ và thị giác thai nhi. DHA, EPA ngăn ngừa chứng trầm cảm, hay quên của mẹ.
Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ đã hiểu được tình trạng thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi. Để được tư vấn về tình trạng này giúp mẹ yên tâm hơn, mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Embryology, Yolk Sac. Truy cập ngày 25/11/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK555965/#:~:text=The%20yolk%20sac%20is%20responsible,mother%20and%20the%20developing%20embryo |
---|---|
↑2 | Stages of Development of the Fetus. Truy cập ngày 26/11/2022. https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/normal-pregnancy/stages-of-development-of-the-fetus#:~:text=From%20Egg%20to%20Embryo&text=First%2C%20the%20zygote%20becomes%20a,surrounded%20by%20fluid%2Dfilled%20membranes |
↑3 | Blighted Ovum. Truy cập ngày 26/11/2022. https://www.webmd.com/baby/blighted-ovum |