Thai ngừng phát triển là tình trạng cho thấy thai có biến chuyển xấu và rất dễ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng thai ngừng phát triển có cứu được không? Phải làm gì khi gặp phải tình trạng này? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau của Aplicaps.
Thai ngừng phát triển là gì?
Thai ngừng phát triển là tình trạng mang thai không thành công, thai nhi không thể hấp thu dưỡng chất để phát triển được nữa. Khi siêu âm, thai nhi không còn dấu hiệu sinh tồn. Thai ngừng phát triển có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào. Thai ngừng phát triển có 5 trường hợp là:
- Thai chết lưu.
- Dọa sảy thai lưu.
- Sảy thai khó tránh.
- Sảy thai không trọn.
- Sảy thai trọn.
Thai ngừng phát triển có cứu được không?
Thai ngừng phát triển có cứu được không? Câu trả lời là KHÔNG. Khi ngừng phát triển, thai bị mất nhịp tim và không còn sự sống. Việc cứu thai rất khó có thể thực hiện được.
Thai ngừng phát triển là điều không một ai mong muốn gặp phải. Điều quan trọng là mẹ cần cố gắng hồi phục sức khỏe thật tốt và có kinh nghiệm tránh được tình trạng này trong lần mang thai sau.
Dấu hiệu thai ngừng phát triển
Tình trạng thai ngừng phát triển có thể dễ dàng nhận biết nhưng nhiều trường hợp xảy ra khá sớm và bất ngờ khiến thai phụ khó nhận biết. Nhiều mẹ còn thậm chí chưa biết mình đã mang thai trước đó.
Các dấu hiệu thai ngừng phát triển có thể xảy ra là:
- Mất cảm giác căng ngực hoặc các dấu hiệu mang thai trước đó.
- Xuất huyết, tăng tiết dịch âm đạo bất thường. Dịch nhầy có màu nâu đen.
- Ở những tháng sau, mẹ không cảm nhận thấy nhịp tim và hoạt động của thai. Bầu ngực kích thước nhỏ dần.
- Đau bụng âm ỉ hoặc theo từng cơn.
Nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển
Đa số các trường hợp thai ngừng phát triển đều không rõ nguyên nhân. Theo các bác sĩ, các yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này là:
- Nhiễm sắc thể bất thường: Là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến gây sảy thai sớm. Trường hợp này là do trứng hoặc tinh trùng có sự bất thường về NST. Kết quả tạo ra một phôi thai bất thường và gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
- Do vấn đề về sức khỏe mẹ: Tình trạng sức khỏe của mẹ yếu, không đảm bảo đủ điều kiện cho con tiếp tục phát triển được. Nguy cơ thai ngừng phát triển tăng cao hơn khi mẹ có tình trạng dưới đây:
-
- Mẹ mang thai khi trên 35 tuổi.
- Mẹ bầu mắc các bệnh lý về tử cung, nội tiết,…
- Mẹ mắc các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, suy gan, suy thận,…
- Do vấn đề về dây rốn, nhau thai: Thông qua dây rốn và nhau thai, thai nhi sẽ được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất để tăng trưởng. Nếu “đường đưa dưỡng chất không được thông”, sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Nhiễm trùng: Mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc virus nhưng sức đề kháng kém có thể lây sang thai nhi. Điều này khiến thai ngừng phát triển hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe.
- Sử dụng thuốc: Khi chưa biết mình mang thai, mẹ có thể sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây sảy thai.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé như áp lực, có chuyện buồn, làm việc nặng nhọc, môi trường,…
>>> Xem thêm: Cách nhận biết nước ối và huyết trắng? Cảnh báo nguy hiểm đến thai nhi
Xử lý an toàn khi thai ngừng phát triển
Sau khi thai nhi ngừng phát triển, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mẹ mà có những biện pháp xử trí phù hợp, an toàn và tránh ảnh hưởng đến lần mang thai sau.
- Sảy thai sớm: Thai ngừng phát triển khi còn nhỏ thường được đẩy ra ngoài nhờ cơn co bóp tử cung. Trường hợp này không cần thủ thuật can thiệp nào cả. Nhiều trường hợp mẹ còn chưa biết đến sự có mặt của phôi thai trong bụng.
- Thai dưới 3 tháng và không tự ra: Với những thai lớn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kích thích co bóp tử cung. Để từ đó tăng co bóp tử cung và đẩy hết phôi thai ra ngoài, tránh nhiễm trùng.
- Thai trên 12 tuần với kích thước lớn: Mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc đẩy thai ra ngoài. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ tiến hành các thủ thuật nạo hút để đưa thai ra bên ngoài.
Trường hợp nào thì mẹ cũng cần đến bệnh viện để được can thiệp sớm nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Nếu tình trạng này để lâu sẽ làm tăng nguy cơ băng huyết và nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Sau đó, mẹ cần duy trì khám sức khỏe định để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Chăm sóc sức khỏe sau sảy thai
Sau sảy thai, sức khỏe của mẹ yếu hơn. Mẹ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh hồi phục và tránh ảnh hưởng về sau.
Chế độ sinh hoạt giúp nhanh phục hồi
Sau khi sảy thai, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi để sớm phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần. Không nên làm việc nặng nhọc ngay sau khi sảy thai.
Mẹ hãy đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe và thoải mái hơn.
Nên dành thời gian tâm sự với bạn bè, gia đình để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vệ sinh vùng kín rất quan trọng với mẹ. Mẹ hãy dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch hằng ngày. Không được sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thụt rửa quá sâu vào âm đạo.
Bên cạnh đó, mẹ cần kiêng cữ một số điều sau:
- Kiêng đồ ăn cay hoặc có tính hàn như hải sản, cua, ốc,… vì chúng dễ gây kích ứng, đau tấy.
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Kiêng quan hệ vợ chồng: Do sau khi sảy thai, tử cung và cô bé của mẹ rất yếu. Mẹ cần tránh quan hệ để tử cung được nhanh hồi phục và tránh viêm nhiễm.
Dinh dưỡng cho mẹ sau sảy thai
Chế độ dinh dưỡng quyết định quan trọng đến quá trình phục hồi của mẹ. Bổ sung nguồn dưỡng chất đa dạng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý các dưỡng chất quan trọng nhất là:
- Sắt: Khi thai ngừng phát triển, cơ thể mẹ đã mất nhiều máu. Điều này khiến cho mẹ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt,… Do đó, mẹ cần được bổ sung thêm các sắt để bù đắp lại lượng máu đã mất và giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Canxi: Trước đó, thai nhi đã lấy một lượng canxi từ mẹ khiến mẹ bị thiếu hụt canxi. Thiếu canxi khiến cho mẹ đau nhức xương khớp, mỏi cơ và không có năng lượng. Việc bổ sung canxi thực sự cần thiết với mẹ lúc này.
- Vitamin tổng hợp: Bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe. Vitamin đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp mẹ nhanh hồi phục cả về thể chất và tinh thần. Các vitamin đặc biệt cần thiết với quá trình hồi phục cho mẹ sau sảy thai là vitamin C, vitamin B, vitamin A,…
Mong rằng thông qua bài viết trên, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thai ngừng phát triển có cứu được không” và những kinh nghiệm để vượt qua hoàn cảnh này. Để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe đúng cách, nhanh chóng hồi phục và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, mẹ hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900 636 985.
Aplicaps chúc mẹ nhanh chóng hồi phục!