thai-nhi-26-tuan-quay-dau

Thai nhi 26 tuần đã quay đầu chưa? Góc giải đáp dành cho mẹ

Thai nhi 26 tuần đã quay đầu chưa là những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu thai 26 tuần đã quay đầu thì sau bao lâu sẽ sinh? Để có lời giải đáp cho chủ đề này mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Thai nhi 26 tuần đã quay đầu chưa?

Thông thường, với những mẹ mang thai lần đầu, thai nhi trong bụng sẽ quay đầu khi được 35 tuần tuổi. Còn với những mẹ mang thai lần 2, thời gian quay đầu sẽ muộn hơn, khoảng 36- 37 tuần tuổi. Tư thế của thai nhi trong bụng mẹ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời.

Với thai 26 tuần tuổi, mặc dù con đã có hình dáng giống với trẻ sơ sinh nhưng con vẫn còn quá nhỏ để quay đầu vào tuần này. Tuy nhiên, tư thế của thai nhi sẽ thay đổi liên tục đến khi chào đời. Cho nên mẹ không nên lo lắng quá nhé!

thai-26-da-quay-dau-chua
Thai 26 tuần đã quay đầu chưa?

Thai 26 tuần đã quay đầu có sao không?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quay đầu sớm so với dự kiến là 1 dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm phần nào về cuộc vượt cạn sắp tới nếu có ý định sinh thường.

Trong trường hợp em bé quay đầu sớm ở tuần 26, ngôi thai thuận thì mẹ không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên với những trường hợp ngôi đầu nhưng mặt quay ra ngoài thì cũng đừng vội hoang mang, trong trường hợp này do thai vẫn còn quá nhỏ nên bác sĩ chưa can thiệp gì mà sẽ theo dõi thêm. Đến những tuần cuối của thai kỳ nếu em bé vẫn không quay đầu về ngôi thai thuận thì thai phụ sẽ được khuyên nên đi lại để thai nhi xoay chuyển vị trí. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ có thể xoay ngôi thai thủ công bằng tay hoặc dùng kẹp. Khi sinh sản phụ có thể sẽ bị rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Đối với trường hợp thai nhi 26 tuần đã quay đầu tức là quay đầu sớm thì mẹ nên chú ý tránh vận động nhiều, nếu không bé có nguy cơ tụt xuống khung xương chậu nhanh hơn dẫn đến sinh sớm hơn dự sinh.

Thai nhi quay đầu ở vị trí thế nào là tốt nhất?

Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu em bé chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ (ngôi trước). Vị trí này giúp em bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng sẽ cảm thấy đỡ đau hơn rất nhiều so với các vị trí quay đầu khác của bé khi sinh.

Một số trường hợp, em bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của người mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau. Và vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ, vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.

vi-tri-tot-cho-qua-trinh-sinh
Thai nhi quay đầu ở vị trí thế nào là tốt nhất?

Hành trình mang thai thật kỳ diệu nhưng cũng ẩn chứa đầy thử thách phải không mẹ? Nếu mẹ còn đang lo lắng về tư thế của bé, hãy để lại thông tin của mẹ vào form dưới đây. Các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps sẽ liên hệ để tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng về tình trạng của bé cho mẹ nhé!

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?

Để mẹ bầu có thể thuận lợi khi sinh, thai nhi phải được quay đầu, ngôi thuận là đầu chúc xuống dưới, gáy quay về bụng mẹ, để thai tạo áp lực lên tử cung, cho tử cung mở rộng hơn khi có cơn co thắt xuất hiện.

Bạn đi khám, bác sĩ cho biết thai nhi đã quay đầu, đây là một dấu hiệu thai kỳ phát triển bình thường, theo ngôi thuận và bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Thông thường, từ 39 – 40 tuần, thì em bé sẽ chào đời.em bé quay đầu bao lâu thì sinh.

Tuy nhiên, khi em bé đã quay đầu thì mẹ nên lưu ý vận động nhẹ nhàng, nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn. Ở giai đoạn mang thai, các tâm lý sợ hãi lo lắng, đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi và mẹ bầu. Hãy giữ tâm trạng thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường chế độ dinh dưỡng, để bé yêu khỏe mạnh, phát triển bình thường. Đồng thời, bạn cũng nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

sau-khi-quay-dau-thi-sinh
Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?

Thai nhi quay đầu mấy lần?

Nhiều người nghĩ rằng, thai nhi thích quay đầu bao nhiêu lần thì quay và đổi tư thế nào thì đổi khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những trường hợp thai nhi còn nhỏ tháng tuổi. Còn đối với những thai nhi đã được 5 tháng tuổi trở đi thì hầu như sẽ hạn chế thay đổi tư thế. Vì lúc này, tử cung của mẹ sẽ không còn rộng rãi như ban đầu, thai nhi cũng không thể tự do đổi tư thế mình thích nữa. Do đó, hầu hết thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần, sau đó, giữ ngôi thai cho đến khi được sinh ra.

Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ quay đầu vào các thời điểm khác nhau, phần lớn trẻ (chiếm đến 80%) đã quay đầu từ tuần thứ 29 của thai kỳ, nhưng có trẻ sẽ quay đầu khi bước vào tuần thứ 34 hoặc 35 của thai kỳ (chiếm khoảng 17%), thậm chí có trẻ chỉ quay đầu khi mẹ chuẩn bị sinh và có trường hợp trẻ không quay đầu trong suốt thai kỳ (chiếm khoảng 3%). Các trường hợp thai nhi không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn em bé.

Để biết trẻ đã quay đầu hay chưa và ngôi thai của mình là ngôi thuận hay ngôi nghịch, mẹ bầu hãy đi siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện ngôi thai của trẻ không thuận từ giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu các phương pháp luyện tập để điều chỉnh ngôi thai, từ đó thuận lợi sinh con.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “thai nhi 26 tuần đã quay đầu chưa?”. Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích cho quá trình mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

__Vũ Thoa__

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/symptoms-of-baby-turning-head-down#timing

https://www.insider.com/when-does-baby-turn-head-down

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ