Thai ngừng phát triển là tình trạng đau lòng mà không ba mẹ nào muốn gặp phải. Nếu chẳng may thai 6 tuần ngừng phát triển phải làm sao? Bên cạnh biện pháp xử trí đúng cách, mẹ cũng cần có một chế độ chăm sóc sức khoẻ khoa học, hợp lý giúp nhanh hồi phục.
Thai ngừng phát triển là gì? Dấu hiệu thai 6 tuần ngừng phát triển
Thai ngừng phát triển là biến cố xảy ra trong quá trình mang thai, đặc biệt thường gặp ở 3 tháng đầu. Thai nhi không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng và phát triển được nữa. Trong trường hợp thai còn nhỏ, dấu hiệu thai ngừng phát triển thường không rõ. Nếu không được xử trí kịp thời, sức khoẻ của sản phụ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với trường hợp thai 6 tuần tuổi ngừng phát triển thường có các biểu hiện sau:
- Các biểu hiện của thời kỳ đầu mang thai như ngực căng, buồn nôn, chướng bụng… biến mất.
- Xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng bụng. Cơn đau có thể âm ỉ và kèm theo tình trạng chuột rút, đau nhức từng cơn.
- Dịch nhờn âm đạo kèm xuất huyết một cách bất thường.
- Siêu âm không nghe thấy nhịp tim thai.
Với các dấu hiệu trên, mẹ nên đi khám bác sĩ để có những xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh sản sau này.
Thai 6 tuần ngừng phát triển phải làm sao?
Khi xuất hiện các dấu hiệu ở tuần thứ 6 cho thấy thai ngừng phát triển, mẹ cần phải thật bình tĩnh. Mẹ hãy nhờ người nhà đưa đến bệnh viện phụ sản để được khám. Sau đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của thai nhi để đưa ra biện pháp xử trí an toàn nhất.
Nếu em bé vẫn tiếp tục phát triển tiếp thì điều đó thật may mắn. Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc an thai và hướng dẫn mẹ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, đúng cách.
Ngược lại, với trường hợp không may thì thai 6 tuần đã bị ngừng phát triển. Ở tuần tuổi này, thai còn khá nhỏ nên tử cung có khả năng tự co bóp để đẩy ra ngoài mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai không tự đẩy ra ngoài được mà cần có sự can thiệp. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khoẻ của mẹ và tình trạng thai nhi để thực hiện can thiệp đưa thai ra ngoài theo 1 trong 2 cách:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ cho mẹ uống thuốc kích thích co bóp tử cung để đẩy thai là ngoài. Đây là phương pháp an toàn để đưa thai nhi ra ngoài mà không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được tự thực hiện phương pháp này tại nhà.
- Thực hiện hút thai: Trường hợp thai đã lớn và không thể tự đẩy ra ngoài, bác sĩ sẽ thực hiện hút thai. Phương pháp hút chân không diễn ra khá nhanh chóng, an toàn và ít để lại biến chứng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn các cơ sở uy tín để tiến hành thực hiện hút thai.
Thai lưu 6 tuần để lâu có sao không? Khi phát hiện thai ngừng phát triển cần được xử trí các sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng tới lần mang thai sau. Nếu thai nhi đã ngừng phát triển ở bụng mẹ lâu thì có thể gây tình trạng băng huyết, thậm chí đe doạ đến tính mạng của mẹ.
Sau khi thực hiện các biện pháp đưa thai nhi ra ngoài, mẹ cần chăm sóc cơ thể khoa học để nhanh hồi phục:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt để bù đắp lại lượng máu đã mất. Tham khảo ngay: Bà bầu 6 tuần nên ăn gì để tốt cho mẹ và thai nhi mới nhất năm 2023
- Tâm sự, chia sẻ với người thân trong gia đình để vượt qua cú sốc.
- Cần dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần để sức khoẻ được phục hồi. Nếu như sản phụ có ý định mang thai tiếp thì nên chờ tối thiểu 1-2 tháng hoặc tốt nhất từ 6-12 tháng. Đồng thời, mẹ cũng cần kiểm tra sức khoẻ một cách toàn diện trước khi mang thai.
Đọc thêm: Có thai 6 tuần nên kiêng những loại thực phẩm nào? Tham khảo ngay
Nguyên nhân khiến thai 6 tuần ngừng phát triển
Đa số các trường hợp thai ngừng phát triển xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thai càng lớn, nguy cơ sảy thai càng giảm. Có rất nhiều yếu tố gây sảy thai vào tuần thứ 6 của thai kỳ là [1]:
- Bất thường về nhiễm sắc thể: Chiếm đến 50% trường hợp sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Khi tinh trùng hoặc trứng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường sẽ khiến cho phôi thai bị ảnh hưởng và dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân này xảy ra một cách ngẫu nhiên và khó có thể loại trừ được.
- Sức khoẻ của mẹ không tốt: Trạng thái sức khoẻ và tinh thần của mẹ quyết định quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ không đủ sức khoẻ và mắc các bất thường về sức khoẻ sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ hãy đi kiểm tra sức khoẻ trước khi mang thai để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Dây rốn bất thường: Dây rốn chính là sợi dây liên kết và vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang con. Khi dây rốn có bất thường khiến cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi bị gián đoán và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển.
- Nhau thai bất thường: Nhau thai là bộ phận quan trọng cũng cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Các rối loạn về dây rốn cũng như nhau thai đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo thống kê có đến 15 – 25% số ca chết lưu do có sự bất thường về nhau thai.
- Nhiễm trùng: Nhiều trường hợp nhiễm trùng lây từ mẹ sang con thông qua bào thai. Hệ miễn dịch của thai nhi chưa có khiến thai bị nhiễm trùng và có thể ngừng phát triển.
- Tử cung bất thường: Mẹ bầu có các vấn đề về tử cung như u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn, lạc nội mạc tử cung,… thì nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi rất cao.
Ngoài ra, một số trường hợp thai ngừng phát triển xuất phát từ nguyên nhân khách quan bên ngoài như:
- Mẹ bầu làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hoá chất.
- Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống kích thích như rượu, bia,…
- Mẹ bầu lao động vất vả dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Mẹ bị bị áp lực và ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng.
Đối tượng có nguy cơ gặp tình trạng thai ngừng phát triển
Tình trạng thai ngừng phát triển có thể tiềm ẩn ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, với những mẹ bầu thuộc đối tượng sau thì sẽ có nguy cơ cao hơn:
- Mang thai trên 35 tuổi, khi khả năng thụ thai và sinh sản giảm sút.
- Mẹ có những bất thường về tử cung trước đó như u xơ, niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng,…
- Mẹ có tiền sử mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, nhược giáp, suy thân,..
- Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân.
Để đảm bảo con được hình thành và phát triển tốt nhất, mẹ hãy có chế độ chăm sóc cơ thể khoa học. Đồng thời cần tiến hành theo dõi sức khoẻ đặc biệt và thường xuyên trong suốt quá trình mang thai.
Bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi “Thai 6 tuần ngừng phát triển phải làm sao?”. Mong rằng bạn sẽ sớm hồi phục và vượt qua được cú sốc này. Nếu mẹ còn băn khoăn hay lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình, hãy liên lạc đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).
Tài liệu tham khảo
↑1 | Miscarriage. Truy cập ngày 08/3/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage#:~:text=Most%20miscarriages%20(80%25)%20happen,that%20happen%20shortly%20after%20implantation |
---|