Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp trong thời gian mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy bệnh lý này xuất hiện vào giai đoạn nào? Tiểu đường thai kỳ có hết không? Mẹ hãy theo dõi những chia sẻ của Aplicaps dưới đây nhé!
Tiểu đường thai kỳ là bệnh như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khiến lượng đường máu tăng cao trong suốt thời gian mang thai. Sau khi sinh, bệnh lý này thường sẽ biến mất nhưng để lại nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe em bé và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 ở mẹ bầu trong tương lai.
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở giai đoạn nào?
Tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng thường xảy ra ở tuần thứ 24 trở đi. Đây là thời điểm nhau thai phát triển hoàn thiện, làm tăng lượng hormon thai kỳ (estrogen, cortisol hoặc lactogen). Chính những hormon này có tác dụng ngăn chặn insulin, gây kháng insulin – hiệu ứng chính gây tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, với bà mẹ đang mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ bắt đầu ngay từ những ngày đầu mang thai. Vì vậy, việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và tuân thủ các biện pháp ổn định đường huyết cần được thực hiện ngay từ đầu thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ có hết không?
Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh, đường huyết của bà bầu sẽ trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ tiếp tục biến chứng thành tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng sau sinh bằng thói quen tập thể dục và ăn uống khoa học rất quan trọng, để mẹ bầu ngăn ngừa đái tháo đường diễn biến xấu.
Một số trường hợp khác, bà bầu bị mắc tiểu đường trước khi mang thai, nên dù thai kỳ đã kết thúc, chỉ số đường máu vẫn liên tục tăng cao. Trong trường hợp này, bà bầu cần tiếp tục dùng thuốc, kiểm tra đường máu và duy trì lối sống lành mạnh.
Ngoài ra, bà bầu có các yếu tố nguy cơ dưới đây dễ bị tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh hơn:
- Tuổi trên 40.
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2.
- Bị thừa cân hoặc béo phì.
- Đang sử dụng thuốc steroid hoặc thuốc chống loạn thần.
- Từng bị biến chứng trong các lần mang thai trước đó.
- Từng sinh em bé nặng hơn 4,1 kg.
Biện pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Hiện nay có nhiều loại xét nghiệm giúp chẩn đoán đái tháo đường. Trong đó, thai phụ cần đánh giá chỉ số HbA1c và chỉ số đường huyết tại nhiều thời điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chỉ số HbA1c: Đây là chỉ số phản ánh sự gắn kết của glucose và hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Qua đó, bác sĩ đánh giá được khả năng kiểm soát đường máu của bà bầu trong giai đoạn 3 tháng gần nhất, và dự đoán đái tháo đường trong các tháng tiếp theo
- Chỉ số đường huyết lúc đói: Xét nghiệm được thực hiện khi thai phụ đã nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng, chỉ uống nước lọc nếu khát. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán liệu mẹ bầu có bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường hay không?
- Chỉ số đường huyết sau sinh: Thời điểm tốt nhất để đo đường huyết sau sinh là sau ăn 1 – 2 – 3 giờ. Chỉ số này giúp thai phụ nắm được sự chênh lệch đường huyết sau khi ăn từng loại thực phẩm, đồ uống cụ thể. Từ đó, chuyên gia có thể đưa ra hướng dẫn điều hòa đường huyết phù hợp nhất.
Dưới đây là bảng các thông số đường huyết mẹ bầu có thể tham khảo:
Xét nghiệm | Đơn vị | Bình thường | Tiền đái tháo đường | Đái tháo đường |
HbA1c | % | < 5,7 | 5,7 – 6,4 | ≥ 6,5 |
Đường huyết lúc đói | mg/dL | < 100 | 100 – 125 | ≥ 126 (ít nhất 2 lần thử) |
Đường huyết sau sinh (sau ăn 2h) | mg/dL | 120 – 140 | 140 – 199 | ≥ 200 |
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên cả mẹ và thai nhi. Cụ thể như sau:
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra tai biến cao hơn so với thai phụ bình thường. Phổ biến nhất là:
- Sinh non: Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường trước khi thai được 24 tuần tuổi, tỷ lệ sinh non tăng lên đáng kể.
- Sảy thai: Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp – nguyên nhân phổ biến gây tiền sản giật, sản giật. Trong đó, sản giật có thể khiến em bé bị chết lưu ngay khi còn trong bụng mẹ.
- Sinh mổ do kích thước thai lớn: Lượng đường máu cao hơn bình thường là nguyên nhân chính khiến em bé phát triển quá nhanh, khiến cân nặng lúc sinh có thể đạt đến 4kg. Kích thước thai lớn khiến mẹ dễ bị chấn thương nếu sinh thường, vì vậy sinh mổ được đề xuất để (thiếu)
- Băng huyết sau sinh: Tình trạng rối loạn dung nạp glucose khiến mẹ dễ bị nhiễm khuẩn niệu. Bệnh lý này có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng ối, băng huyết,…
- Chấn thương sau sinh: Mẹ bầu mắc tiểu đường thường sinh con to. Thai nhi quá nặng khiến trọng tâm cơ thể dồn về phía trước. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cố vấp ngã trong quá trình sinh hoạt thường ngày.
Biến chứng tiểu đường trên thai nhi
Thai nhi có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ phải đối mặt với nguy cơ bị:
- Thừa cân béo phì: Phần lớn trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra nặng hơn 4kg.
- Hô hấp khó khăn: Đường máu tăng cao kích thích thai nhi tăng cường sản sinh insulin dẫn đến dư thừa. Dư thừa insulin làm chậm quá trình giãn nở phế nang, khiếntrẻ bị thiếu oxy, thời gian dài có thể gây chứng suy hô hấp sau sinh.
- Hạ đường huyết: Đây là hậu quả khi thai nhi đáp ứng kém với glucagon, làm giảm khả năng sản xuất glucose của gan. Em bé dễ mắc bệnh lý hạ glucose huyết hơn trẻ khác.
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị rối loạn. Vì vậy việc hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi, sắt,… trở nên khó khăn. Thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất nên gia tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở cột sống hoặc não.
Biện pháp chăm sóc tiểu đường thai kỳ
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ, duy trì đường huyết ổn định, mẹ bầu nên chú trọng đến biện pháp chăm sóc khi mang thai.
Khám thai định kỳ
Trong các buổi khám thai định kỳ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá quá trình chăm sóc, điều trị và dự đoán sự thay đổi đường huyết thời gian tới. Nếu các chỉ số tiểu đường bất thường, bác sĩ có thể cho lời khuyên kịp thời để đưa đường huyết về bình thường.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp thai phụ điều hòa đường huyết, hạn chế biến chứng tiểu đường tốt nhất. Cụ thể, bà bầu nên:
- Chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ.
- Không ăn quá no hoặc quá đói.
- Lựa chọn thực phẩm ít đường, không làm tăng đường huyết đột ngột.
- Dùng thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) nhỏ hơn 70.
Ngoài ra, thai phụ nên thực hiện chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm:
- Chứa nhiều đường: như kẹo ngọt, trái cây GI cao, nước ngọt, bánh nướng,…
- Nhiều tinh bột: Cơm trắng, bún, phở,… được khuyến cáo không nên ăn nhiều trong bữa cơm để tránh đường máu tăng cao đột ngột sau ăn.
- Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Rượu, bia, cafe, thuốc lá,… khiến mẹ bầu khó kiểm soát lượng đường trong máu, tăng huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch,…
Tham khảo kỹ hơn: Bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? 17 lựa chọn ổn định đường huyết và lưu ý khi sử dụng
Theo dõi đường huyết
Thai phụ nguy cơ thấp nên đi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi thai được 24 – 28 tuần tuổi. Thai phụ nguy cơ cao cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Ví dụ, mẹ nên khám thai vào các thời điểm như 12 tuần, 24-28 tuần hoặc theo dõi đường huyết hàng ngày tại nhà.
Bà bầu đã được chẩn đoán tiểu đường typ 1 hoặc 2 cần đo đường huyết tại nhà mỗi ngày. Việc theo dõi đường huyết liên tục giúp bà bầu kiểm soát sự thay đổi lượng đường trong máu, đề phòng đường huyết tăng cao liên tục gây nhiều biến chứng nguy hiểm với mẹ và thai nhi.
Tăng cường luyện tập hàng ngày
Vận động là cách giúp bà bầu kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 30 phút để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như chạy, đi bộ, bơi, đi xe đạp, yoga,… Tuy nhiên, tập thể dục có thể khiến đường huyết bị hạ quá mức. Vì vậy, khi vận động, mẹ nên mang theo bên mình các đồ ăn vặt như kẹo, viên ngậm glucose để tăng đường huyết nhanh chóng khi cần thiết.
Sử dụng thuốc
Nếu chỉ số đường huyết vẫn tăng cao dù mẹ đã áp dụng lối sống lành mạnh, ăn uống đúng cách, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc để giúp mẹ kiểm soát đường trong máu. Lúc này, tiêm insulin là liệu pháp phổ biến được nhiều chuyên gia sử dụng.
Tiêm insulin là phương pháp hiệu quả nhưng đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận. Thai phụ cần ghi chép lại:
- Chỉ số đường huyết ít nhất 4 lần/ngày,
- Số đơn vị insulin đã tiêm mỗi lần và tổn liều tiêm trong ngày.
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “ tiểu đường thai kỳ có hết không?”. Nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, mẹ vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!