tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? 3 điều kiện cần có và những lưu ý

Phần lớn mọi người hiện nay đều mong muốn sinh con bằng phương pháp sinh thường để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, một số thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ lại buộc phải sinh mổ. Vậy người bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không và điều kiện để sinh thường là gì? Hãy cùng Aplicaps đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết này nhé.

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Câu trả lời dành cho câu hỏi Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không là có. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sinh thường. Việc sinh thường hay sinh mổ là do bác sĩ quyết định khi sắp đến thời điểm sinh đẻ và tùy thuộc vào từng bà bầu. Một số yếu tố có liên quan tới quyết định này ví dụ như kích thước thai nhi, nồng độ glucose huyết tương của thai phụ, thể trạng sức khỏe của thai phụ… [1]

Tiểu đường thai kỳ nên sinh ở tuần bao nhiêu? 3 tiêu chí cần có để sinh thường

Sau khi đã biết được tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường, bà bầu thường thắc mắc liệu mình có đủ điều kiện sinh thường không và nên sinh vào thời điểm nào thì tốt. Dưới đây là giải đáp của chuyên gia về thai sản dành cho bà bầu.

Tiểu đường thai kỳ nên sinh ở tuần bao nhiêu?

Thông thường, thời điểm sinh tốt nhất là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 38 đến tuần thứ 41 của thai kỳ. Bởi vì lúc này, các cơ quan trên cơ thể thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện đủ để thích nghi được với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ.

Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu có thể phải sinh trước tuần thai thứ 38 để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đây thường là những thai phụ có nồng độ đường trong huyết tương không ổn định hoặc xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ.

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ phải cực kỳ cẩn trọng để sinh bé ra khỏe mạnh
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ phải cực kỳ cẩn trọng để sinh bé ra khỏe mạnh

3 tiêu chí cần có để bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ sinh thường

Sinh thường luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi vì nó có nhiều ưu điểm cho cả mẹ và em bé so với sinh mổ: Người mẹ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh nở, tránh tình trạng mất máu quá nhiều, ít gặp các vấn đề về thai sản trong những lần mang thai tiếp theo. Em bé có hệ thống miễn dịch tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp… [2]

Tuy nhiên không phải bà bầu nào bị đái tháo đường thai kỳ cũng có thể đẻ thường được. Những bà bầu được bác sĩ chỉ định sinh thường phải đáp ứng được những điều kiện sau: [3]

  • Cân nặng của thai nhi từ 4 kilogram trở xuống.
  • Thai phụ có nồng độ đường huyết ổn định.
  • Phổi của thai nhi đã phát triển hoàn thiện.

Khi nào thì phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ không sinh thường được?

Trong trường hợp không đáp ứng được điều kiện về cân nặng như đã nêu ở phần trên, bà bầu có bệnh tiểu đường thai kỳ bắt buộc phải đẻ mổ. Điều này giúp tránh cho thai nhi gặp phải những mối nguy hiểm như:

  • Nguy cơ ngạt thở, suy hô hấp, có thể dẫn tới tử vong ngay sau khi sinh.
  • Nguy cơ mắc đái tháo đường từ khi còn nhỏ tuổi.
  • Nguy cơ chấn thương ở vùng vai do va chạm trong quá trình chui qua âm đạo.

Lưu ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ sắp sinh

Để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn “vượt cạn”, khi gần tới ngày sinh, bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý những điều như sau:

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp bà bầu biết được lượng đường huyết của mình có đang ổn định hay không, từ đó có thể lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp bà bầu lựa chọn thời điểm sinh tốt hơn bởi lượng đường huyết ở một số mẹ bầu chỉ mất kiểm soát trong những tuần gần sinh. Nếu không phát hiện sớm thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Để thuận tiện, mẹ bầu hoàn toàn có thể tự kiểm tra nồng độ glucose máu tại nhà bằng máy đo. Lưu ý, đo vào một thời điểm cố định trong ngày và ghi chép lại kết quả của các lần để thấy rõ được sự biến đổi chỉ số đái tháo đường thai kỳ của mình. Nếu có bất thường, mẹ bầu hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có giải pháp tối ưu nhất.

Kiểm tra đường huyết thời điểm gần sinh
Kiểm tra đường huyết thời điểm gần sinh

Chế độ ăn khoa học cung cấp vừa đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống đối với người bị đái tháo đường thai kỳ là rất quan trọng. Có một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn nhiều. Một số lưu ý trong quá trình xây dựng thực đơn cho bà bầu:

  • Không ăn quá mặn, quá cay, quá ngọt.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá nạc, đậu phụ, phomai…
  • Hạn chế đồ uống có ga, hoa quả sấy khô, mứt làm từ hoa quả, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp…
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng có vai trò quan trọng không kém đối với bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu có thể dễ dàng áp dụng ngay những lưu ý nhỏ sau:

  • Vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc và tuyệt đối không bỏ qua giấc ngủ trưa.
  • Hạn chế tình trạng tinh thần căng thẳng, lo âu bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: tắm nước ấm, nghe nhạc, thiền, yoga, chia sẻ với người thân…

Trên đây là những giải đáp cơ bản cho thắc mắc Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nếu bạn đọc còn bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được các chuyên gia thai sản của Aplicaps giải đáp 24/7.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Can I have a vaginal birth if I have gestational diabetes? Truy cập ngày 11/08/2022. https://www.babycentre.co.uk/x25005381/can-i-have-a-vaginal-birth-if-i-have-gestational-diabetes
2 Vaginal birth: a guide. Truy cập ngày 11/08/2022. https://raisingchildren.net.au/pregnancy/labour-birth/vaginal-caesarean-birth/vaginal-birth
3 Hướng dẫn Quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Truy cập ngày 11/08/2022. https://mch.moh.gov.vn/Upload/Documents/2018/10/6a81da5f43944ad354051e2c69bb7e71-FINAL-%20HDQG%20Dai%20thao%20duong%20thai%20ky%2020.10.2018.pdf

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ