Tieu-duong-thai-ky-khi-nao-can-tiem-insulin

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Lưu ý khi sử dụng

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý mà mẹ bầu có nguy cơ mắc phải khi lượng glucose huyết trong máu tăng cao. Trong một số trường hợp, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc insulin để điều trị. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, cần lưu ý gì khi sử dụng, Aplicaps sẽ cung cấp tất cả thông tin này qua bài viết dưới đây!

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Mẹ bầu sẽ được tư vấn insulin để điều trị đái tháo đường nếu chế độ ăn uống, luyện tập thể dục không làm giảm lượng đường trong máu. Có nghĩa là, mẹ bầu không đạt chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn:

  • Duy trì dưới 5.3 – 5.8 mmol/L lúc đói.
  • Dưới 7.8 mmol/L sau ăn 1 giờ.
  • Dưới 6.7 mmol/L sau ăn 2 giờ.

Nhau thai tạo ra hormone cản trở hoạt động của insulin nên nhu cầu insulin có xu hướng thay đổi liên tục trong suốt thời kỳ mang thai. Cụ thể như sau:

  • Sau 18 tuần, nhu cầu về insulin sẽ bắt đầu tăng lên.
  • Sau 30 tuần, mẹ bầu có thể cần lượng insulin gấp 2 hoặc 3 lần so với trước khi mang thai.
  • Nhu cầu insulin sẽ tiếp tục tăng cho đến khoảng 34 – 36 tuần thai kỳ.
tiem-insullin-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu được chỉ định insulin nếu chế độ sinh hoạt không kiểm soát được đường huyết

Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng insulin thích hợp với thể trạng và mức đường huyết. Thông thường, liều khởi đầu an toàn là 4-6 đơn vị/lần x 1-2 lần/ngày. Sau đó tăng liều từ 2-4 đơn vị mỗi tuần cho đến khi đạt được mức đường huyết ổn định.

Để tiểu đường thai kỳ tiêm insulin hấp thu tốt hơn và ít gây đau thì vị trí tiêm insulin cho bà bầu cần được chú ý lựa chọn ở những vùng nhiều mỡ như:

  • Bụng, cách rốn 5cm, có thể tiêm ở trên hoặc dưới thắt lưng.
  • Mặt ngoài cánh tay (tại vị trí 1 gang tay từ vai xuống và 1 gang tay từ khuỷu tay đi lên).
  • Mặt trên và mặt ngoài của đùi (tại vị trí 1 gang tay từ bẹn xuống và 1 gang tay từ đầu gối lên).
  • Vùng trên và bên ngoài của mông.

Cách tiêm insulin cho bà bầu dễ dàng áp dụng với mọi loại bút tiêm mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Rửa tay và chuẩn bị bút tiêm, kim tiêm, bông tẩm cồn.
  • Mở nắp bút và làm sạch đầu bút bằng bông tẩm cồn.
  • Thảo vỏ kim tiêm và lắp vào bút.
  • Xoay bút lên 1 đơn vị và ấn nút tiêm. Khi thấy insulin chảy ra có nghĩa là bút hoạt động tốt.
  • Xoay núm trong bút theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
  • Làm sạch vùng tiêm bằng bông tẩm cồn và tiêm 1 góc 90 độ.
  • Giữ yên trong 5-10 giây rồi rút kim tiêm ra. [1]
tiem-insulin-la-giai-phap-an-toan-cho-ba-bau-bi-tieu-duong
Tiêm insulin là giải pháp an toàn cho bà bầu bị tiểu đường

Vai trò của insulin trong tiểu đường thai kỳ

Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Hormone này chuyển đổi glucose trong máu thành năng lượng được các tế bào sử dụng cho hoạt động của cơ thể.

Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu và có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin. Vì thế, tiêm insulin là một lựa chọn an toàn giúp duy trì lượng đường trong máu về mức bình thường và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Tiêm insulin có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các bác sĩ thường chỉ định tiêm insulin đầu tiên bởi tính an toàn trong thai kỳ, không đi qua nhau thai nên thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mẹ bầu thực hiện mũi tiêm insulin, glucose sẽ được thải ra ngoài theo cách thích hợp mà vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé. Điều này ngăn không cho lượng glucose dư thừa đi qua nhau thai, từ đó phòng ngừa những biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. [2]

Bà bầu sau tiêm insulin cần lưu ý gì?

Sau khi tiêm insulin, mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn với bệnh tiểu đường:

  • Nếu cảm thấy chóng mặt, tay chân run rẩy, nhìn mờ, tim đập nhanh,… hãy uống ngay 1 thìa mật ong hoặc hoa quả sấy khô hay nước ép trái cây để xử lý tác dụng phụ do insulin gây ra như hạ đường huyết.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên. Có thể sử dụng máy đo tại nhà để theo dõi dễ dàng hơn.
  • Đánh dấu vị trí tiêm insulin để giảm thiểu sự đau nhức do tiêm nhiều lần trên cùng một khu vực.
  • Tiêm insulin vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thay đổi thói quen tập thể dục hoặc chế độ ăn uống của bạn.
  • Bảo quản lọ insulin (đang được sử dụng) ở nhiệt độ phòng.
  • Vứt kim tiêm insulin trong hộp đựng dành riêng cho các vật sắc nhọn tách biệt với các chất thải khác.
  • Tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi bệnh và xác định những vấn đề cần thay đổi.
tieu-duong-thai-ky-khi-tiem-insulin-nen-danh-dau-vi-tri-tiem
Tiểu đường thai kỳ khi tiêm insulin nên đánh dấu vị trí tiêm

Một số câu hỏi thường gặp

Sử dụng biện pháp tiêm insulin khi bị tiểu đường thai kỳ vẫn là một nỗi lo sợ đối với tất cả mẹ bầu. Chắc hẳn nhiều mẹ bầu thắc mắc về vấn đề xoay quanh biện pháp tiêm insulin. Cụ thể như sau:

Mẹ bầu nên ăn uống và vận động như thế nào khi tiêm insulin?

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường và đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Để làm được điều này, mẹ bầu cần tới gặp chuyên gia dinh dưỡng và xây dựng một kế hoạch phù hợp với tình trạng tiểu đường thai kỳ, cân nặng và thói quen ăn uống.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống và tập thể dục sau khi tiêm insulin để ngăn ngừa tác dụng phụ (hạ đường huyết) mà nó gây ra:

Chế độ ăn uống

  • Ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày.
  • Nên ăn vừa phải trong mỗi bữa ăn, không ăn quá no và đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  • Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giới thiệu với mẹ bầu 1 ứng dụng đo khẩu phần thực phẩm, giúp đo lường dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
  • Chỉ nên uống 200ml sữa không đường mỗi ngày.
  • Không nên ăn quá nhiều trái cây vì chúng có lượng đường tự nhiên cao. Mẹ bầu nên ăn trái cây cả vỏ (đối với những loại trái cây ăn được), không nên xay thành sinh tố.
  • Một bữa ăn của mẹ bầu nên bắt đầu ăn từ rau – thịt/cá – cơm.
  • Hạn chế nghiêm ngặt đồ ngọt, bánh kẹo, đường, bia rượu,…
  • Những chất làm ngọt nhân tạo an toàn cho bà bầu bị tiểu đường như: Cây cỏ ngọt, sucralose, acesulfame, aspartame,…

Chế độ luyện tập

  • Mẹ bầu có thể đi bộ, yoga, thiền hoặc đi bơi 15-20 phút/ngày.
  • Chú ý tập thể dục cần cách xa thời điểm tiêm insulin ít nhất 4 giờ.
  • Ngừng tập thể dục nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu sau khi tập như đau bụng, nước chảy ra từ âm đạo, buồn nôn, khó thở, đổ mồ hôi,… và đi khám ngay lập tức.

Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc uống thay vì tiêm insulin không?

Nếu bà bầu gặp khó khăn khi sử dụng insulin hoặc không muốn sử dụng, hãy liên hệ và hỏi ý kiến của bác sĩ. Khi đó, mẹ bầu có thể uống thuốc tiểu đường để kiểm soát đường huyết.

Cho đến nay, FDA đã không chấp thuận bất kỳ loại thuốc nào khác ngoài insulin cho phụ nữ có thai vì chúng có đi qua nhau thai. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy, một số loại thuốc như metformin, glyburide là an toàn và được bác sĩ kê đơn. [3]

can-nhac-su-dung-metformin-hoac-glyburide-cho-me-bau-tieu-duong
Có thể cân nhắc sử dụng metformin hoặc glyburide cho mẹ bầu tiểu đường

Có thể thấy rằng, trong trường hợp mẹ bầu không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống và tập luyện thì insulin là 1 giải pháp an toàn trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ bầu đã hiểu và an tâm hơn khi điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin.

Mọi thắc mắc và vấn đề cần giải quyết, mời các mẹ liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại ĐÂY để được giải đáp sớm nhất.

Đọc thêm: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? 3 điều kiện cần có và những lưu ý

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Gestational Diabetes: Giving Yourself Insulin Shots. Truy cập ngày 2/8/2022.
https://myhealth.alberta.ca/Health/Pages/conditions.aspx?hwid=tp17124
2 Effects of insulin on placental, fetal and maternal outcomes in gestational diabetes mellitus Truy cập ngày 2/8/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3998986/

3 Is It OK to Take Insulin for Gestational Diabetes? Truy cập ngày 2/8/2022.
https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-insulin-safe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ