Việc bị tiểu đường khi mang thai là điều khó tránh khỏi do những thay đổi trong cơ thể người mẹ. Các vấn đề như tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì? Tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào là điều mà nhiều mẹ bầu đang quan tâm. Mời các mẹ cùng Aplicaps đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.
Tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì?
Thực chất, không có chính xác thức uống nào mẹ bầu nên và không nên uống. Để xác định một loại thức uống có phù hợp cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ hay không cần xem xét chỉ số đường huyết trong loại thực phẩm đó. Đồng thời, cân đối khẩu phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống mới là điều tiên quyết.
Vậy tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì? Theo thống kê, một số loại nước uống dưới đây rất phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:
- Nước lọc: Nước lọc là thức uống an toàn nhất cho bà bầu bị đái tháo đường. Nước lọc không chỉ cung cấp đủ nước cho cơ thể, ngăn tình trạng mất nước mà còn giúp lưu thông tốt, giảm sưng phù.
- Nước lá dứa: Nước lá dứa là loại nước thơm ngon, có chỉ số đường huyết rất thấp và cực kỳ tốt cho mẹ bầu. Để có một ly nước lá dứa ngon miệng, mẹ bầu chỉ cần nấu 5 lá dứa trên 1 lít nước và uống thay nước hằng ngày.
- Nước chanh: Nước chanh là một lựa chọn khác cho bà bầu bị tiểu đường để tránh gây nhàm chán hay muốn thay đổi khẩu vị. Các nghiên cứu cho thấy, chất naringin trong chanh có tác dụng giảm đường huyết và góp phần ngăn ngừa tiểu đường.
- Trà lá xoài: Lá xoài được chứng minh có chứa một số dưỡng chất giúp cải thiện khả năng hấp thu insulin. Đồng thời, lá xoài còn giúp điều hòa sản xuất insulin cho mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại nước khác như nước ép mướp đắng, nước đậu bắp và gừng,… Bên cạnh đó, việc uống nước ép trái cây cũng rất tốt cho mẹ bầu. Nhưng lưu ý, mẹ bầu nên lựa các loại trái cây có chỉ số đường thấp và uống một lượng nhất định. Một số loại nước trái cây mẹ bầu có thể tham khảo như: Nước ép bưởi, cà chua, táo,… [1]
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh việc tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì, mẹ bầu nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng dù mẹ bầu có bị tiểu đường hay không. Lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bà bầu bị tiểu đường xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.
Về dinh dưỡng thai kỳ, bà bầu bị tiểu đường cần chú một số điểm sau:
- Tinh bột: Tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose, chính vì thế, mẹ bầu cần cân nhắc lượng và loại tinh bột nạp vào cơ thể. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn các loại tinh bột thô, tinh bột nguyên cám như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, hạnh nhân, hạt óc chó,…
- Chất đạm: Nên bổ sung chất đạm từ các thực phẩm như cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa,…
- Chất béo: Tuy chất béo không làm tăng lượng đường huyết nhưng mẹ bầu cần hạn chế vì có thể tăng cân quá mức, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên sử dụng dầu thực vật, hạn chế dùng dầu mỡ động vật.
- Chất xơ: Chất xơ cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ăn nhiều rau xanh giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết. Đồng thời, còn giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm táo bón.
- Các loại trái cây: Khi mang thai, mẹ bầu đều được khuyên nên ăn nhiều trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, với bà bầu bị tiểu đường, việc lựa chọn trái cây nên đặc biệt cân nhắc kỹ lưỡng vì hoa quả thường có hàm lượng đường khá cao. Một số loại trái cây bà bầu nên tránh như: Trái cây đóng hộp, nhãn, mít, chôm chôm, vải, sầu riêng,…
Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh việc chú ý chế độ dinh dưỡng, có một số nguyên tắc ăn uống dành riêng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như:
- Không nên ăn một lần quá nhiều, thay vào đó hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi lần ăn một ít sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết, tránh tăng đường huyết đột ngột. Tốt nhất, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 đến 6 lần trong ngày. Mỗi lần ăn cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ.
- Cân nhắc và chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám, tinh bột thô.
- Hạn chế ăn tinh bột vào buổi sáng do cơ thể thường khó kiểm soát đường huyết vào khoảng thời gian này. Bữa sáng mẹ nên chọn các loại tinh bột thô và nên kết hợp cùng thực phẩm giàu đạm.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc các loại thức ăn có nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Tốt nhất, trong thời gian này, mẹ bầu nên ăn nhạt để sức khỏe được đảm bảo.
- Tuyệt đối không ninh hoặc xay quá nhuyễn tinh bột vì điều này làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường.
- Mẹ bầu nên ăn uống đúng giờ và cố gắng duy trì chế độ ăn uống cho đến hết thai kỳ. [2]
Những câu hỏi thường gặp của mẹ bầu
Bên cạnh câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì, còn một số câu hỏi khác cũng xoay quanh chủ đề này như việc uống nước dừa, nước cam hoặc ngũ cốc,…
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa không?
Nước dừa có vị ngọt tự nhiên nên nhiều mẹ bầu khá lo ngại về vấn đề này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bà bầu bị tiểu đường có thể uống nước dừa nhưng với một lượng nhất định, từ 100ml đến 150ml mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu không nên uống vào buổi tối. Đối với mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất thì tuyệt đối không nên uống thức uống này. [3]
Tiểu đường thai kỳ có uống nước cam được không?
“Tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì, có nên uống nước cam?” là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu. Thực tế, nước cam khá tốt cho bà bầu và hoàn toàn có thể sử dụng khi bị tiểu đường. Tất nhiên cần có một liều lượng nhất định, mẹ bầu tốt nhất nên uống hai ly nước ép cam (khoảng 1 đến 2 trái) mỗi tuần. Thế nhưng, mẹ bầu chỉ nên uống nước cam tươi, tuyệt đối tránh nước cam đóng chai.
Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước?
Câu trả lời là có. Uống nhiều nước không chỉ giúp điều hòa lưu thông máu tốt mà còn giúp làm loãng nồng độ đường huyết cho mẹ bầu.
Tiểu đường thai kỳ uống ngũ cốc được không?
Thực tế, ngũ cốc có rất nhiều chất xơ và đạm thực vật. Do đó, ngũ cốc hoàn toàn có thể sử dụng cho người mang thai bị tiểu đường. Thế nhưng, với hàm lượng dinh dưỡng khá cao, mẹ bầu nên cân nhắc sử dụng đúng theo hướng dẫn để tránh dư thừa chất, gây béo phì.
Tiểu đường thai kỳ có được uống nước mía không?
Mía là loại thực phẩm có hàm lượng đường khá cao. Chính vì vậy, mẹ bầu dù có bị tiểu đường hay không cũng nên hạn chế uống nước mía. Nếu quá thích nước mía, mẹ bầu có thể uống 150ml mỗi ngày và chia thành 2 đến 3 lần uống. Hoặc có thể cho thêm 5ml nước cốt gừng để cân bằng lượng đường và ngăn ngừa cảm cúm.
Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không?
Sữa tươi không đường là nguồn cung cấp đạm vô cùng tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, sữa tươi không đường cũng ít ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Do đó, mẹ bầu có thể thoải mái sử dụng loại thực phẩm này.
Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì. Mong rằng, bài viết của Aplicaps đã giúp các mẹ có cái nhìn khách quan hơn về các loại thực phẩm và cách xây dựng một chế độ ăn uống thân thiện với tình trạng sức khỏe khi mang thai. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, bạn đừng quên gọi đến 1900 636 985 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Drinks and gestational diabetes. Truy cập ngày 30/8/2022. https://www.gestationaldiabetes.co.uk/drinks/ |
---|---|
↑2 | Dietary Recommendations for Gestational Diabetes. Truy cập ngày 30/8/2022. https://www.ucsfhealth.org/education/dietary-recommendations-for-gestational-diabetes |
↑3 | Diabetes: Is Coconut Water Good For Managing Blood Sugar Levels?. Truy cập ngày 30/8/2022. https://www.ndtv.com/food/diabetes-is-coconut-water-good-for-managing-blood-sugar-levels-1929925 |