uống thuốc điều kinh có gây sảy thai

Giải đáp: Uống thuốc điều kinh có gây sảy thai không?

Nhiều người vô tình uống thuốc điều kinh trong những ngày đầu mang thai do chưa kịp phát hiện một thiên thần bé nhỏ đang dần hình thành. Điều đáng lo lắng là uống thuốc điều kinh có gây sảy thai không? Cùng Aplicaps tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để có những quyết định đúng đắn, kịp thời, bảo vệ được cả mẹ và bé!

Thuốc điều kinh là gì? Tác dụng của thuốc điều kinh

Thuốc điều kinh là loại thuốc được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ngoài ra, chúng còn có giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu thường xuất hiện trong những ngày đèn đỏ như: đau bụng, đau lưng, nhức đầu, bốc hoả, rối loạn tâm trạng…

Thuốc thường dùng cho người có chu kỳ kinh nguyệt không đều do nhiều nguyên nhân như: thay đổi nội tiết tố, ăn uống thiếu dưỡng chất, căng thẳng lâu ngày, hoặc mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang.

Thuốc điều kinh thường được dùng phổ biến nhất là: [1]

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Thành phần chính của loại thuốc này bao gồm hormone estrogen và progesterone. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa rụng trứng, giảm khả năng tinh trùng tiếp cận trứng và thay đổi lớp niêm mạc tử cung để cản trở quá trình trứng đã thụ tinh làm tổ.
  • Thuốc có thành phần dược liệu: Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tăng cường lưu thông máu như: ích mẫu, nhọ nồi, trinh nữ hoàng cung, cam thảo, ngải cứu…

Lưu ý: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều kinh nào để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Phổ biến nhất là rối loạn nội tiết tố, co thắt dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu, giảm chức năng gan thận, tác động đến hệ thần kinh như căng thẳng, lo lắng, đau đầu, mất ngủ…

Ích mẫu thường được dùng cho người có chu kỳ kinh nguyệt không đều
Ích mẫu thường được dùng cho người có chu kỳ kinh nguyệt không đều

Uống thuốc điều kinh có gây sảy thai không?

Vậy uống thuốc điều kinh có gây sảy thai không? Câu trả lời là CÓ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu dùng thuốc điều kinh, đặc biệt là các loại thuốc với thành phần dược liệu như ích mẫu có đặc tính hoạt huyết mạnh mẽ, tăng lưu thông máu quá mức, kích thích tử cung co bóp khiến cho phôi thai không bám chắc vào tử cung. Điều này dẫn đến nguy cơ bong nhau thai hoặc sảy thai.

Các loại thuốc tránh thai chứa nội tiết tố không gây sảy thai hoàn toàn, bởi không có khả năng kích thích tử cung co bóp. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng tử cung hoặc thậm chí là thủng tử cung kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất khả năng sinh sản, mất máu nặng, nhiễm trùng huyết…

Trong trường hợp nhẹ hơn, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, chủ yếu là dị tật lỗ tiểu thấp, hoặc trẻ sinh ra bị thở khò khè, viêm mũi, thường xuyên nghẹt mũi và chảy nước mũi. [2]

Dùng thuốc điều kinh khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Dùng thuốc điều kinh khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách xử lý nếu lỡ uống thuốc điều kinh khi đang mang thai

Nếu lỡ uống thuốc điều kinh khi mang thai, để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và sự phát triển bình thường của bé, cần hết sức lưu ý:

  • Ngừng dùng thuốc ngay lập tức.
  • Đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khoẻ toàn diện của bản thân và thai nhi. Đừng quên cung cấp đầy đủ thông tin về loại thuốc, liều lượng, khoảng thời gian sử dụng và các triệu chứng gặp phải như: đau bụng, đau đầu, chảy máu, các cơn co bóp tử cung… Mẹ nên mang theo loại thuốc đó để bác sĩ có thể xác định dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc mẹo dân gian nào khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động nặng để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Những ai không nên uống thuốc điều kinh?

Thuốc điều kinh không phù hợp cho những trường hợp sau: [3]

  • Người đã biết hoặc đang nghi ngờ mang thai với các dấu hiệu như: mệt mỏi, buồn nôn, đau và căng ngực trong thời gian dài, ra máu bào thai, đi tiểu thường xuyên hơn…
  • Người mắc bệnh động mạch vành, đái tháo đường; có tiền sử đột quỵ, đau tim, xuất hiện cục máu đông; nghi ngờ ung thư vú hoặc ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo; chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân; bị cao huyết áp không kiểm soát, chứng đau nửa đầu…
  • Người dự định phẫu thuật và mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Người trên 35 tuổi và đang hút thuốc.
Không dùng thuốc điều kinh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai
Không dùng thuốc điều kinh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai

Lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc trong thai kỳ

Khi phát hiện bản thân đang mang thai, việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi như: thuốc kháng sinh tetracyclin, thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị mụn chứa isotretinoin, thuốc chống nấm fluconazole…
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về thời điểm và hàm lượng thuốc được phép sử dụng.
  • Liên hệ bác sĩ ngay khi gặp những tác dụng không mong muốn như: buồn nôn hoặc nôn mửa nặng, đau bụng hoặc co thắt, sưng hoặc đau ở tay, khó thở hoặc thở khò khè, đau đầu nghiêm trọng, phát ban, ngứa…

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống thuốc điều kinh có gây sảy thai không?”. Truy cập ngay website aplicaps.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé, hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What are the common treatments for menstrual irregularities? | NICHD – Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development. Truy cập ngày 01/ 11/ 2024.
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation/conditioninfo/treatments
2 What Happens If You Take Birth Control While Pregnant?. Truy cập ngày 01/ 11/ 2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/what-happens-if-you-take-birth-control-while-pregnant#the-pill
3 Who shouldn’t take the pill? – Student Health Center. Truy cập ngày 01/ 11/ 2024.
https://students.umw.edu/healthcenter/clinics/womens-clinic/who-shouldnt-take-the-pill/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ