Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng nhằm đánh giá tình hình sức khỏe thai phụ và kịp thời phát hiện biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu nên đi khám khi nào và ở đâu là tốt nhất?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh như thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng nồng độ đường máu tăng cao trong suốt thai kỳ. Bệnh lý xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin – hormon điều hòa lượng đường trong máu.
Với bà bầu, tiểu đường có thể xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn cả ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tiểu đường thai kỳ có tính di truyền. Thai phụ có tiền sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai.
Tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh. Tuy vậy, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở bà bầu trong tương lai. Vì vậy, mẹ bầu cần khám thai định kỳ và phát hiện kịp thời đái tháo đường thai kỳ, tránh để bệnh phát triển nặng hơn. [1]
Thời điểm xét nghiệm thai kỳ chuẩn nhất
Nhằm sàng lọc và phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên chú ý các thời điểm nên làm xét nghiệm tầm soát.
Xét nghiệm tiểu đường ở tuần thứ 12
Mốc thời điểm đầu tiên mẹ bầu cần làm xét nghiệm tiểu đường là vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Xét nghiệm sớm giúp thai phụ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, sàng lọc dị tật, khám sức khỏe tổng quát,…
Xét nghiệm tiểu đường tuần thứ 12 của thai kỳ đặc biệt cần thiết cho bà bầu có nguy cơ cao:
- Bà bầu có chỉ số BMI > 30.
- Từng sinh con nặng hơn 4,1kg vào các lần trước đó.
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm tiểu đường tiểu đường tuần 24 – 28
Trong giai đoạn tuần thứ 24-28 của thai kỳ, bánh nhau đã phát triển hoàn thiện. Đây là cơ quan tiết hormon estrogen, cortisol – hormon làm giảm khả năng tiết insulin, khiến đường huyết tăng cao. Vì vậy, bà bầu nguy cơ thấp nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose để đánh giá đường huyết.
Với thai phụ nguy cơ cao hoặc đang mắc tiểu đường, phương pháp này cũng giúp khẳng định lại kết quả của lần khám ở tuần thứ 12. Nếu thai phụ ghi nhận chỉ số đường huyết cao, cần theo dõi và điều trị sớm.
Đo đường huyết tại nhà hàng ngày
Thai phụ đã mắc tiểu đường typ 1, typ 2 hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ nên chuẩn bị máy đo đường huyết để kiểm tra hàng ngày. Việc đo đường huyết tại nhà hàng ngày giúp mẹ bầu dễ dàng kiểm soát bệnh và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Hiện nay, có nhiều dòng máy tiểu đường trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Mẹ bầu nên lựa chọn các dòng sản phẩm uy tín như Accu – chek, Oncall, Onetouch,… để có kết quả đo chính xác nhất.
4 cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến nhất
Trước khi tiến hành tầm soát tiểu đường thai kỳ, thai phụ không nên ăn uống bất kỳ thứ gì trong khoảng 8-12 tiếng. Nếu đói, mẹ bầu chỉ có thể uống nước lọc từng ngụm nhỏ và đợi đến khi lấy xong mẫu máu kiểm tra mới được ăn. Việc nhịn đói giúp kết quả đo đường huyết được chính xác nhất.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c
Xét nghiệm này phản ánh chỉ số đường huyết của thai phụ trong phạm vi 3 tháng gần nhất. Nhờ vậy, bác sĩ có thể dự đoán tình trạng đường huyết trong các tháng tới và đưa lời khuyên thích hợp. Để thực hiện xét nghiệm, bà bầu tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch cánh tay của bà bầu đem đi phân tích. Kết quả chỉ số HbA1c được phân thành nhiều mức độ khác nhau:
- Bà bầu bình thường: HbA1c < 5,7%.
- Bà bầu có nguy cơ đái tháo đường: HbA1c từ 5,7 – 6,4%.
- Đái tháo đường: HbA1c > 6,5%.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước là xét nghiệm đánh giá khả năng dung nạp đường (glucose) tại thời điểm lấy máu. Xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất vào sáng sớm, khi bụng đói. Đầu tiên, bác sĩ kiểm tra đường huyết khi nhịn đói được 8 – 14 tiếng. Sau đó mẹ được cho uống một cốc nước chứa 75g glucose để lấy mẫu máu 1 giờ, 2 giờ. Nếu chỉ số đường huyết vượt quá giá trị dưới đây, bà bầu được kết luận mắc tiểu đường thai kỳ:
- Đường huyết lúc đói: 92mg/dl (5,1mmol/l).
- Sau 1 giờ: 180mg/dl (10mmol/l).
- Sau 2 giờ: 153mg/dl (8,5mmol/l).
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước gồm bước thử glucose và bước đánh giá khả năng dung nạp glucose của cơ thể. Xét nghiệm này được khuyến khích thực hiện khi thai được 24 – 28 tuần tuổi. Lúc này, bác sĩ tiến hành xét nghiệm theo 2 bước sau:
- Bước 1: Bà bầu không nhịn đói, được yêu cầu uống cốc nước chứa 50g đường glucose và tiến hành đo đường huyết sau 1 giờ. Nếu chỉ số này > 7,2 mmol/L mới được tiếp tục thực hiện bước 2.
- Bước 2: Bà bầu được yêu cầu uống một lọ dung dịch chứa 100g glucose. Sau đó, bác sĩ lấy mẫu máu sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ để kiểm tra đường huyết và khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể.
Bà bầu được kết luận mắc tiểu đường nếu các chỉ số đường huyết bước 2 cho kết quả như sau:
- Đường huyết lúc đói: > 95mmg/dl (5,3mmol/l).
- Sau ăn 1 giờ: > 180mg/dl (10mmol/l).
- Sau ăn 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l).
- Sau ăn 3 giờ: > 140mg/dl (7,8mmol/l).
Thử máu tại nhà
Bà bầu nguy cơ cao được khuyến cáo nên thường xuyên làm xét nghiệm tiểu đường. Đặc biệt, những đối tượng có biểu hiện dưới đây nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà càng sớm càng tốt nếu chưa thể đi khám:
- Thường xuyên thấy khát nước.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Thị lực mờ.
- Luôn cảm thấy đói thậm chí khi vừa ăn xong.
- Tần suất đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường.
Thai phụ ngày nay hoàn toàn có thể đo đường huyết hoặc nồng độ HbA1c tại nhà với sự hỗ trợ của các thiết bị. Bà bầu thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Làm sạch tay bằng xà phòng, lau khô và vệ sinh ngón tay lại bằng bông thấm cồn.
- Bước 2: Lắp kim lấy máu vào vị trí cố định trên thân máy đo đường huyết. Điều chỉnh mức chích thích hợp. Gắn que thử vào máy đo.
- Bước 3: Lấy máu bằng cách bấm cây kim vào đầu ngón tay.
- Bước 4: Đưa máy đo chấm máu vào que thử. Mẹ bầu cần chắc chắn lượng máu lấy đã đủ để máy đo được đường huyết. Đợi 10-20s để máy đọc kết quả.
- Bước 5: Cầm máu vùng lấy máu. Bọc kim và lưỡi đo kỹ càng trước khi vứt bỏ.
Bà bầu nên thực hiện đo đường huyết tại nhiều thời điểm: khi đói, sau ăn 1 – 2 giờ. Ghi chép lại kết quả đo đường huyết mỗi ngày giúp mẹ bầu theo dõi sát sao tình hình đường huyết. Nhờ đó, nếu kết quả bất thường, thai phụ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt hoặc đến ngay cơ sở y tế nếu cần giúp đỡ.
Xét nghiệm tiểu đường có cần thiết không?
Xét nghiệm tiểu đường khi mang thai là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé yêu. Thai phụ mắc đái tháo đường có nguy cơ gặp các biến chứng như:
- Nguy cơ tiền sản giật, sản giật cao hơn 4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, thai phụ phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như nhiễm trùng, băng huyết, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối…
- Khó sinh: Em bé có mẹ bị tiểu đường thường có kích thước lớn hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bà bầu bị khó sinh, bắt buộc phải can thiệp y tế khi sinh nở.
Không chỉ thai phụ, đái tháo đường còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên thai nhi nếu diễn biến xấu:
- Hội chứng hạ đường huyết trẻ sơ sinh: Tình trạng này thường gặp ở mẹ bầu đang dùng insulin. Dùng liều cao khiến đường huyết hạ quá mức, kéo theo thai nhi bị hạ đường huyết ngắn sau sinh. Trường hợp nặng, em bé xuất hiện triệu chứng co giật, hôn mê và tổn thương não nếu không được xử lý kịp thời.
- Béo phì: Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 4 lần so với những đứa trẻ khác.
- Hội chứng suy hô hấp: với các trường hợp sinh non, em bé dễ bị suy hô hấp. Nguyên nhân chính là do phổi chưa phát triển đầy đủ nên hoạt động kém và dễ bị tổn thương.
- Chậm phát triển, còi cọc: Do rối loạn chuyển hóa nên em bé có mẹ mắc đái tháo đường có nguy cơ chậm phát triển cao hơn.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền
Tùy vào bệnh viện, loại hình dịch vụ,… mà chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng khác nhau. Thông thường, mức giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến là:
- Xét nghiệm 1 bước: 80.000 đồng.
- Xét nghiệm 2 bước: 250.000 đồng.
- Xét nghiệm HbA1c: 180.000 đồng.
Tuy nhiên, khi đến khám tại bệnh viện nhà nước (bệnh viện công), thai phụ có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để hỗ trợ chi phí. Cụ thể như sau:
Xét nghiệm 1 bước | Xét nghiệm 2 bước | Xét nghiệm HbA1c | |
Đúng tuyến (giảm 80%) | 16.000 đồng | 50.000 đồng | 36.000 đồng |
Trái tuyến (giảm 40%) | 48.000 đồng | 150.000 đồng | 108.000 đồng |
Nhìn chung, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại bệnh viện công thường thấp hơn so với bệnh viện tư nhân. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất đôi khi kém hơn một chút. Nếu thai phụ không muốn chờ đợi lâu hoặc đang tìm kiếm địa chỉ có cơ sở mới đẹp, bệnh viện tư nhân cũng là một lựa chọn tốt.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành phố đều có nhiều cơ sở có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ uy tín để được xét nghiệm bằng trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, đồng thời đảm bảo an toàn cho thai phụ. Dưới đây là một số bệnh viện mẹ bầu có thể tham khảo:
Tại Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I tại Hà Nội. Đây là địa chỉ khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa hàng đầu trên cả nước. Đặc biệt, dịch vụ xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe thai phụ khá tốt với mức chi phí hợp lý.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội có khu dịch vụ và khu thường. Trong khu thường, bà bầu có thể sử dụng BHYT và chỉ cần chi trả khoảng 20 – 60% mức phí. Vì vậy, bà bầu có thể đến đây để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và sử dụng nhiều dịch vụ sản khoa khác.
- Địa chỉ:
- Số 929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. 0243 834 3181.
- Số 38, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 0246 2785 746.
- Số 10, đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. 0243 3512 424.
- Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h30.
- Thứ 7, Chủ Nhật: 8h – 16h (làm theo hình thức dịch vụ)
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện Top đầu tại miền Bắc. Bệnh viện thu hút được nhiều bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành và các thầy thuốc uy tín. Đặc biệt, chi phí khám và chữa bệnh không quá cao, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.
Tuy nhiên, nếu đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tranh thủ đi sớm để lấy số thứ tự. Do khám chuyên khoa và khám tổng quát được quy về một khu nên số lượng bệnh nhân thường quá tải và phải chờ lâu để đến lượt.
- Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 8284 3869 3731.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 6h30 – 17h30.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những bệnh viện tuyến cuối của Quân Y. Đây là cơ sở có chức năng tổ chức khám, chữa, cấp cứu,… Khi thực hiện tầm soát tiểu đường, thai phụ được trải nghiệm trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chất lượng hàng đầu.
Bên cạnh đó, thời gian nhận kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, do là bệnh viện tuyến Trung ương nên mẹ bầu có thể áp dụng BHYT (nếu có giấy chuyển tuyến) để giảm chi phí khám và chữa bệnh tại đây.
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0967 751 616.
- Thời gian làm việc:
- Khoa khám bệnh đa khoa: Thứ 2 – thứ 6.
- Khoa khám bệnh theo yêu cầu:Thứ 2 – thứ 7.
- Trung tâm khám sức khỏe định kỳ: Thứ 2 đến thứ 6 dành cho khám cá nhân. Thứ 7, bệnh viện chuyên khám cho đoàn và công ty.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện tuyến Trung Ương. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng thẻ BHYT để cắt giảm các chi phí khám và chữa bệnh. Hiện nay, bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện đa khoa, được trang bị nhiều máy móc hiện đại và ứng dụng thành công kỹ thuật y khoa tân tiến. Vì vậy, thai phụ có thể lựa chọn đây là cơ sở xét nghiệm tiểu đường thai kỳ uy tín.
- Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại:
- Cấp cứu: 024 3574 7979.
- Đột quỵ: 0522 115 115.
- Khám sức khỏe: 024 3564 2222.
- Thời gian làm việc:
- Khoa khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: 7h15 – 16h45. Thứ 7 làm việc buổi sáng từ 7h15 – 12h.
- Khoa khám theo yêu cầu: Thứ 2 đến thứ 7: 7h15 – 12h. Vào buổi chiều, bệnh viện chỉ làm việc tại một số khoa đặt lịch trước như ung bướu, tâm thần, da liễu,…
- Phòng khám số 1: Thứ 2 đến thứ 7: 7h15 – 12h.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hồng Ngọc là cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nên thai phụ không thể áp dụng thẻ BHYT tại đây. Tuy nhiên, đây là bệnh viện đa khoa cung cấp dịch vụ khám sức khỏe và chữa bệnh tổng hợp. Ưu điểm khi sử dụng các dịch vụ tư nhân là thời gian nhanh chóng, dịch vụ tận tình, cơ sở vật chất khang trang. Tuy nhiên, thai phụ cần chú ý đến giá thành khi sử dụng dịch vụ tại đây.
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội..
- Cơ sở 2: Plaza Goldseason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 3927 5568.
- Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, từ 7h30 – 17h.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Thu Cúc là bệnh viện tư nhân bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011. Bệnh viện được người dân đánh giá cao về chất lượng y bác sĩ và dịch vụ chu đáo dù không thể sử dụng thẻ BHYT tại đây. Không chỉ vậy, bệnh viện cũng đầu tư nhiều cho các trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ quá trình khám và chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 216 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 3: 32 Đại Từ, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243 728 0888.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 7h30 – 11h30.
Bệnh viện Quốc tế Vinmec
Vinmec là một trong những bệnh viện Đa khoa tư nhân hàng đầu Hà Nội. Hiện nay, bệnh viện ngày càng phát triển và mở rộng thêm nhiều cơ sở trên toàn quốc để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở đầu tiên đạt chứng chỉ JCI – chứng chỉ quốc tế về quản lý bệnh viện và an toàn người bệnh hàng đầu thế giới.
- Địa chỉ: 458 Minh Khai, khu đô thị Time City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243 9743 556.
- Thời gian làm việc:
- Phòng khám đa khoa và chuyên khoa: Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h30 – 11h30. Chiều: 12h30 – 16h30.
- Phòng khám nhi: Thứ 2 đến Chủ Nhật: 8h – 17h.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện Nhân dân 115 là địa chỉ uy tín để mẹ bầu đến làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cùng nhiều dịch vụ sức khỏe khác. Đây là bệnh viện nhà nước được đánh giá Top đầu tại TP HCM. Bệnh viện có nhiều ưu điểm, hấp dẫn hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày:
- Thời gian chờ nhanh chóng.
- Thái độ nhân viên y tế nhiệt tình, thân thiện.
- Hệ thống y bác sĩ trình độ cao, làm việc tỉ mỉ, chuyên nghiệp.
- Có thể sử dụng thẻ BHYT với mức hỗ trợ lên đến 80%.
Với những ưu điểm trên, mẹ bầu có thể tham khảo đến bệnh viện Nhân dân 115 và tiến hành kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3865 2368.
- Thời gian làm việc:
Khoa | Thời gian làm việc |
Khoa khám và điều trị theo yêu cầu | Thứ 2 đến thứ 6: 5h30 – 16h.
Thứ 7: Sáng: 7h – 12h. Chiều: 13h – 16h. Chủ nhật: 7h – 12h. |
Khám và tái khám tại khoa lâm sàng | Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h.
Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ. |
Phòng khám VIP – Doanh nhân | Thứ 2 đến thứ 6: bắt đầu nhận bệnh nhân từ 6h30.
Thứ 7: 7h – 11h30. Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ |
Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tiền thân của bệnh viện là phòng khám Đa khoa Lý Thường Kiệt – phóng khám đầu tiên tại TP HCM. Trải qua nhiều năm phát triển, bệnh viện mở rộng với 8 hệ thống bệnh viện và 1 phòng khám. Là bệnh viện tư nhân nên thai phụ đến xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không thể sử dụng thẻ BHYT. Do đó, chi phí tại bệnh viện cao hơn so với bệnh viện nhà nước. Nhưng đổi lại, thai phụ có thể trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại, nhân viên y tế tận tình, chu đáo.
- Địa chỉ: 60 – 60A Phan Xích Long, phường 1, Phú Nhuận.
- Số điện thoại: 028 3990 2468.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: Sáng 6h30 – 11h30, chiều 12h30 – 16h. Chủ nhật: Sáng 6h30 – 12h.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện thuộc quyền sở hữu của Sở Y tế TP HCM. Bệnh viện được xếp vào bệnh viện đa khoa loại I nên chất lượng y bác sĩ và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn hàng đầu.
Khi đến khám tại bệnh viện, thai phụ nên mang theo BHYT để hỗ trợ chi phí tốt nhất. Ngoài ra, bà bầu có thể lựa chọn khám thường hoặc khám dịch vụ tùy thuộc nhu cầu và tình hình kinh tế.
- Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3841 2692.
- Thời gian làm việc:
Hình thức khám | Thời gian làm việc |
Khám thường (có hoặc không BHYT) | Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h – 12h, chiều 13h – 16h.
Thứ 7, Chủ nhật: 7h – 11h30. |
Khám dịch vụ | Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h – 12h, chiều 13h – 16h.
Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: nghỉ |
Khám dịch vụ VIP | Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h – 12h, chiều 13h – 16h.
Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ. |
Khám ngoài giờ | Thứ 2 đến Chủ nhật:16h – 19h. |
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện Sản phụ tuyến 4 tại TP HCM. Đây là cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được nhiều người dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận lựa chọn. Bệnh viện chuyên trách khám và điều trị các bệnh sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay, bệnh viện hoạt động với 400 giường bệnh với nhiều chuyên gia bác sĩ và các thiết bị y tế tân tiến bậc nhất.
- Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 3855 8532.
- Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6 làm việc từ 6h30 – 19h.
- Thứ 7, Chủ nhật: Sáng: 7h – 11h. Chiều 13h – 17h.
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện Phụ sản tuyến tỉnh tại TP HCM. Bệnh viện nổi tiếng với dịch vụ thụ tinh nhân tạo hoặc bệnh nhân hiếm muộn. Đây cũng là cơ sở thực hành của nhiều trường Đại học nổi tiếng như Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược TP HCM,… Bệnh viện là cơ sở được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn trong quá trình khám và chữa bệnh của mình.
- Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM.
- Số điện thoại: 028 5404 2829.
- Thời gian làm việc:
- Khám thường: Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7h – 11h, chiều 12h30 – 16h30. Nghỉ thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ.
- Khám dịch vụ: Thứ 2 đến thứ 6: 6h – 18h. Thứ 7: 7h – 16h. Chủ nhật: 7h – 11h.
- Khám kế hoạch gia đình: Thứ 2 đến thứ 6: 6h15 – 16h30. Thứ 7: 6h30 – 15h. Chủ nhật, ngày lễ, Tết không làm việc.
Bệnh viện quận Thủ Đức
Thủ Đức là bệnh viện nhà nước tuyến tỉnh, phục vụ nhu cầu người dân địa bàn quận và nhiều tỉnh lân cận như Bình Dương, Kiên Giang, Long An,… Bệnh viện ngày càng được nâng cấp với hơn 800 giường bệnh, hơn 3500 bệnh nhân mỗi ngày. Đặc biệt, Thủ Đức có hơn 1200 y bác sĩ với 32 khoa khác nhau.
- Địa chỉ: 29 Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức.
- Số điện thoại: 0966 331 010.
- Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: 6h30 – 16h30 (Nghỉ trưa 11h – 13h),
- Thứ 7, Chủ Nhật, ngày lễ: Nghỉ.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ có thêm thông tin liên quan đến xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề sức khỏe thai kỳ nào, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Gestational diabetes. Ngày truy cập: 25/7/2022. https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes |
---|---|
↑2 | Gestational diabetes – Overview. Ngày truy cập: 25/7/2022. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/ |