Thai nhi chưa được hình thành hoàn chỉnh và dễ bị tác động tiêu cực. Rất nhiều băn khoăn và thắc mắc của mẹ bầu trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Trong đó “Mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi không?” là một thắc mắc được đặt ra. Aplicaps sẽ giải đáp giúp mẹ thông qua bài viết dưới đây.
Thời điểm thai nhi có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài
Vào tuần thứ 4-5, các tế bào bắt đầu sắp xếp thành các bộ phận của bé như mặt, não, mũi, tai, mắt,… Đến tuần thứ 9, vết lõm ở tai thai nhi được phát triển. Thai nhi được 18 tuần thì bắt đầu nghe thấy âm thanh đầu tiên. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng tim đập, tiếng không khí qua phổi bé đều có thể nghe thấy.
Độ nhạy cảm của thính giác tăng lên ở tuần thứ 24. Sau đó 1-2 tuần, em bé có thể có những phản ứng với tiếng ồn, giọng nói. Chính vì thế, mẹ có thể cảm thấy các cử động và tiếng thình thịch khi mẹ nghe âm thanh lớn [1].
Mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi. Tiếng nói của mẹ là âm thanh rõ ràng nhất với thai nhi. Đến tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đã có thể phân biệt và nhận ra nó. Khi mẹ nói to hoặc la mắng, em bé sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Thai nhi bị giật mình
Tiếng nói to của mẹ khiến cho thai nhi bị giật mình. Và chính điều đó khiến cho em bé cựa quậy và tinh nghịch hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ. Sau khi sinh ra, bé cũng dễ bị giật mình hơn.
Gây trạng thái căng thẳng cho bé
Nhiều nghiên cứu trên động vật thí nghiệm như chuột, khỉ cho thấy: Khi thai nhi phải nghe thấy những âm thanh lớn thường xuyên, cơ thể sẽ bị kích thích sản sinh ra cortisol và corticotropin. Hai loại hormon này là nguyên nhân gây tình trạng căng thẳng cho bé khi chào đời. Trẻ còn có nguy cơ sinh sớm và trí não kém phát triển. Ngoài ra, cortisol còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học sau này của bé khi sinh ra.
Ảnh hưởng đến thính giác
Mẹ bầu nói to khiến trẻ tiếp xúc với âm thanh lớn trong một thời gian dài. Điều này có thể tác động đến khả năng nghe của thai nhi. Tiếng ồn tác động đến thính giác thai nhi bằng cách làm hỏng các tế bào lông trong và ngoài ốc tai. Do đó, những âm thanh lớn truyền qua cơ thể mẹ, tác động đến em bé và khiến bé tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác.
Tăng nguy cơ sinh non
Sinh non là tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tiếng ồn, âm thanh lớn là một nguyên nhân gây ra. Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu ở trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn thời gian dài có thể gây tình trạng sinh sớm. Kèm theo đó là những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.
Mẹ bị mất sức và ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ nói nhiều với cường độ lớn dễ bị hụt hơi và mất sức. Tình trạng này kéo dài khiến cho lượng oxy nuôi dưỡng thai nhi không được cung cấp đủ. Các chức năng và hoạt động của thai nhi sẽ bị rối loạn. Em bé sẽ chậm phát triển hơn và có thể mắc một số vấn đề sức khỏe.
Ảnh hưởng đến cấu trúc não thai nhi
Trên một thí nghiệm trên chuột, Chang-Hee Kim và cộng sự kết luận: Thai nhi khi tiếp xúc với tiếng ồn, sự hình thành thần kinh và độ dày của vỏ não vận động, cảm quan bị giảm [2]. Điều này chứng tỏ, âm thanh không tốt là tác nhân kìm hãm sự hình thành thần kinh và não bộ của thai nhi.
Những âm thanh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Ô nhiễm tiếng ồn vốn dĩ gây ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người. Đối với mẹ bầu, nó còn gây tác động mạnh mẽ hơn. Mức âm thanh thích hợp cho sản phụ là từ 10dB đến 35dB. Khi mẹ tiếp xúc với âm thanh ngưỡng 35dB – 80dB trong thời gian dài cũng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Với âm thanh có cường độ trên 80dB tác động trực tiếp đến cả 2 mẹ con.
Những âm thanh tác động xấu đến mẹ và thai nhi như:
- Tiếng ồn ào của máy móc, động cơ, công trường đang thi công.
- Các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp.
- Tiếng cãi nhau.
- Các âm thanh bất kỳ có cường độ trên 80dB.
Tốt nhất mẹ bầu nên tránh xa những nơi ồn ào và không phù hợp với mẹ.
Thai nhi trong bụng mẹ có được bảo vệ khỏi tác động của tiếng ồn không?
Âm thanh được truyền từ bên ngoài vào thai nhi thông qua thành bụng đến tử cung và đến màng ối. Các nghiên cứu báo cáo rằng dịch chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi tiếng ồn. Đồng thời nó giúp cải thiện tính đối xứng cấu trúc ốc tai bằng cách giảm ảnh hưởng của việc truyền trực tiếp âm thanh đến xương [3].
Tuy nhiên, điều này chỉ bảo vệ thai nhi được một phần. Những âm thanh cường độ lớn vẫn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ bầu phải hạn chế đến những nơi ồn ào và có âm thanh quá lớn.
Ngoài tác động trực tiếp, âm thanh lớn còn tác động gián tiếp đến thai nhi thông qua mẹ. Tiếng ồn lớn làm mẹ đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hơn và gây ra căng thẳng. Khi đó, em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thai nhi nên nghe âm thanh nào?
Không như những âm thanh có cường độ lớn, âm nhạc có tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ. Âm nhạc nuôi dưỡng trí não và tâm hồn của trẻ. Bên cạnh đó, âm nhạc đem lại sự thư giãn và những cảm xúc tích cực cho mẹ bầu. Mẹ sẽ bớt căng thẳng và thư giãn hơn khi nghe nhạc.
Mẹ nên nghe những bản nhạc “chill” và thư giãn. Chúng sẽ kích thích cơ thể sản sinh Endorphin, hỗ trợ cho thần kinh của trẻ phát triển. Đồng thời, mẹ không nên nghe nhạc quá mạnh vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Bên cạnh âm nhạc, thai nhi cũng rất thích nghe cha mẹ tâm sự. Trò chuyện với thai nhi mỗi ngày, mẹ và bé sẽ nhận được những lợi ích không ngờ. Tình cảm cha con, mẹ con sẽ được gắn kết ngay từ khi bé chưa được sinh ra. Bé cũng cảm thấy được yêu thương, được bảo vệ để yên tâm phát triển. Hơn nữa, tư duy và tính cách của bé sẽ được phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Aplicaps đã giúp mẹ trả lời câu hỏi “Mẹ bầu nói to có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Ngoài ra, em bé trong bụng mẹ còn có thể bị ảnh hưởng những điều tiêu cực khác nữa. Để tìm hiểu thêm phương pháp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, mẹ hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe thai kỳ số 1900 636 985 (nhánh số 2).
Tài liệu tham khảo
↑1 | When Can a Fetus Hear? Truy cập ngày 07/11/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/when-can-a-fetus-hear |
---|---|
↑2 | Exposure to Music and Noise During Pregnancy Influences Neurogenesis and Thickness in Motor and Somatosensory Cortex of Rat Pups. Truy cập ngày 07/11/2022. https://www.researchgate.net/publication/258062567_Exposure_to_Music_and_Noise_During_Pregnancy_Influences_Neurogenesis_and_Thickness_in_Motor_and_Somatosensory_Cortex_of_Rat_Pups |
↑3 | Does Noise Exposure during Pregnancy Affect Neonatal Hearing Screening Results? Truy cập ngày 07/11/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7158898/#:~:text=%5B8%2C9%5D%20During%20pregnancy,ear%20through%20soft%20tissue%20transmission |