ba-bau-uong-sua-dau-nanh

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Thời điểm mẹ nên sử dụng

Để bé con chào đời khỏe mạnh, mẹ luôn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Một trong những loại thực phẩm thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng được nhiều mẹ yêu thích đó là sữa đậu nành. Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lợi ích của sữa đậu nành cho cơ thể là gì? Mẹ hãy cùng Aplicaps tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật, thường được dùng để thay thế cho sữa bò. Thức uống này được làm từ đậu nành với đa dạng thành phần dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Theo thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g sữa đậu nành sẽ chứa khoảng:

  • Calories: 28kcal.
  • Protein: 3,1g.
  • Tinh bột: 400mg.
  • Canxi: 18mg.
  • Sắt: 1,2mg.
  • Nước: 94,3mg.
  • Chất béo: 1,6g.
  • Chất xơ: 100mg.
  • Photpho: 36mg.
  • Vitamin PP: 300mg.
  • Vitamin B1: 100mcg.
  • Vitamin và khoáng chất khác: vitamin K1, folate, mangan, đồng,… [1]

Có thể thấy, trong sữa đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết với mẹ bầu như chất xơ, canxi, sắt, vitamin,… Chính vì vậy, uống sữa đậu nành cũng là một cách để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi một cách an toàn, tự nhiên nhất.

dinh-duong-trong-sua-dau-nanh
Dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành. Bởi loại thức uống này có hương vị thơm ngon, dễ uống, thích hợp làm thức uống giải khát. Ngoài ra, sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng từ thực vật nên mang đặc tính an toàn, lành tính. Sữa đậu nành chứa nhiều thành phần có lợi cho bà bầu, điển hình như:

  • Folate: Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và ung thư ở mẹ bầu.
  • Vitamin B1, PP: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Đạm: Đảm bảo các cơ quan hoạt động hiệu quả, thai nhi phát triển ổn định.
  • Canxi, photpho: Liên quan đến sự phát triển khung xương của thai nhi và phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp cho mẹ bầu.

Thêm vào đó, sữa đậu nành còn cung cấp lượng protein, đường bột thực vật cho cơ thể mẹ bầu rất tốt. Thành phần này có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, không thể không kể đến lượng chất xơ dồi dào trong 100g sữa đậu nành. Đây là chất có khả năng hỗ trợ tiêu hóa cho chứng táo bón ở phụ nữ mang thai.

Lợi ích của sữa đậu nành đối với mẹ bầu

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Trong đó phải kể đến những công dụng như:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Trong thành phần của sữa đậu nành có chứa một lượng protein tương đương ó trong sữa bò. Chính nhờ lượng dồi dào như vậy, sữa đậu nành giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

Ngoài ra, protein trong sữa đậu nành là dạng protein thực vật nên khả năng hấp thu sẽ tốt hơn so với nguồn từ động vật. Do đó, mẹ bầu có thể dễ dàng và nhanh chóng hấp thu để tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Hơn thế nữa, mẹ cũng tiết kiệm được một phần năng lượng dành cho các hoạt động khác, từ đó hạn chế tình trạng mệt mỏi trong suốt thai kỳ.

Xương khớp chắc khỏe

Sữa đậu nành chứa đến 18mg canxi và 36 mg photpho nên có thể giúp hỗ trợ hệ xương khớp của mẹ thêm chắc khỏe. Hơn nữa, hai loại khoáng chất này cũng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển khung xương của thai.

sua-dau-nanh-giup-cung-co-he-xuong-khop-cho-ba-bau
Sữa đậu nành giúp củng cố hệ xương khớp cho bà bầu

Cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ

Trong những tháng đầu của thai kỳ, sự thay đổi nồng độ hormone progesterone làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Chính vì vậy việc hấp thu dưỡng chất gặp nhiều khó khăn, mất thời gian hơn, thậm chí cơ thể không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Những dưỡng chất chưa hấp thu được đưa ra ngoài cơ thể và gây táo bón.

Đặc biệt, trong 100g sữa đậu nành chứa đến 100mg chất xơ. Đây là thành phần có vai trò quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Ngoài ra, chất xơ cũng mang lại nhiều công dụng khác như giảm đầy hơi, chướng bụng, điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…

Hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi

Sữa đậu nành có chứa một lượng folate (dạng tự nhiên của acid folic) dồi dào. Đây là một dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, acid folic còn giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu, đồng thời giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung,…

Đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch

Do thành phần chứa ít cholesterol, chỉ chứa các acid béo tự nhiên, không no như omega-3 nên sữa đậu nành là thực phẩm lý tưởng cho mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồ uống này sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa,… Nhờ vậy, mẹ bầu có thể bớt đi nỗi lo nguy cơ gặp phải tình trạng đau tim, đột quỵ,… [2]

Bà bầu nên uống sữa đậu nành khi nào?

Sữa đậu nành là thực phẩm từ tự nhiên, rất an toàn với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nên mẹ có thể yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, để hấp thu tối đa dưỡng chất có trong những cốc sữa đậu nành thơm ngon thì đây là thời điểm lý tưởng để uống:

  • Buổi sáng: Đây là thời điểm trong ngày để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ có thể uống sữa đậu nành cùng với bữa sáng. Nhờ hương vị thơm dịu dễ uống nên sữa đậu nành là thức uống tuyệt vời để mẹ bắt đầu một ngày mới.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: Mẹ bầu chỉ nên uống sữa đậu nành trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng. Bởi đây là thời gian cơ thể hấp thu rất tốt các isoflavones có trong sữa.
uong-sua-dau-nanh-vao-buoi-toi-hoac-buoi-sang
Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành vào buổi tối hoặc buổi sáng

Uống nhiều sữa đậu nành có ảnh hưởng đến em bé không?

Hiện nay, có nhiều quan niệm rằng, khi dùng sữa đậu nành, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi. Nhận định này bắt nguồn vào thời điểm phát hiện trong sữa đậu nành có chứa một lượng isoflavone. Trong khi đó, chất này có hoạt tính giống như estrogen – hormone ảnh hưởng đến giới tính thai nhi. Đặc biệt với các bé trai khi sử dụng thường xuyên thực phẩm chứa estrogen sẽ gây teo tinh hoàn, thậm chí nặng hơn là vô sinh. [3]

Chính vì vậy, một loạt nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh rằng liệu quan niệm này có đúng hay không:

  • Năm 1999, tạp chí Sức khỏe sinh sản được phát hành tại Mỹ cho thấy việc sử dụng liên tục sữa đậu nành làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở mẹ bầu. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu trên một số lượng nhỏ mẹ bầu và độ chính xác không cao.
  • Năm 2002, tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ công bố rằng việc uống sữa đậu nành khi mang thai không hề ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
  • Năm 2003, trong các nghiên cứu về nhóm isoflavones cho thấy sữa đậu nành chi phối sự phát triển giới tính của thai nhi, đặc biệt là em bé nam.

Ngoài nhược điểm này, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào liên quan đến tác dụng phụ của sữa đậu nành lên thai nhi. Vì vậy, có thể nói đây là thực phẩm an toàn với mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

uong-sua-dau-nanh-co-the-anh-huong-den-gioi-tinh-thai-nhi
Uống sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi

Những lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Để việc sử dụng sữa đậu nành luôn an toàn và phát huy tối đa công dụng thì mẹ bầu nên chú ý những điều sau đây:

  • Hàm lượng sữa đậu nành tối đa phù hợp với mẹ đang mang thai là 500ml/ngày, mỗi lần uống 250ml, ngày 2 lần.
  • Mẹ không nên uống sữa đậu nành khi bụng rỗng. Bởi khi đói, phần lớn protein sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng để cơ thể tiêu thụ. Chính vì thế, nếu uống sữa đậu nành lúc này thì cơ thể sẽ không thể hấp thu dưỡng chất.
  • Mẹ bầu không nên dùng chung thuốc với sữa đậu nành vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc uống. Tốt nhất mẹ chỉ nên uống sữa đậu nành sau khi uống thuốc khoảng 30 phút.
  • Ăn kèm những thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành sẽ làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng: Bánh mì, bánh ngọt,…
  • Thực phẩm nên tránh dùng với sữa đậu nành như trứng, trái cây họ cam, quýt, đường đỏ,… Bởi nếu dùng chung sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, bụng căng trướng, khó chịu.
  • Mẹ bầu hạn chế sử dụng sữa đậu nành đã bảo quản lâu trong tủ lạnh. Bởi khi được trữ lạnh trong khoảng thời gian dài, lượng dưỡng chất có trong sữa đậu nành cũng bị thất thoát dần và đi cùng với nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Mẹ bầu đang gặp phải những bệnh lý như sỏi thận, dị ứng, viêm thận, viêm dạ dày,… thì không nên sử dụng sữa đậu nành. Các thành phần như oxalat, protein trong sữa đậu nành có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

Uống sữa đậu nành đúng cách là giải pháp an toàn để mẹ bầu tận dụng tối đa nguồn lợi dinh dưỡng tự nhiên. Nhờ vậy, mẹ bầu có thêm năng lượng và dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện.

7-luu-y-khi-uong-sua-dau-nanh
7 lưu ý khi uống sữa đậu nành

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến “Bà bầu uống sữa đậu nành được không?”. Nếu mẹ bầu còn bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ nào cần được các chuyên gia của Aplicaps hỗ trợ thì hãy truy cập ngay tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 nhé!

Tham khảo thêm:

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Almond milk vs.soy milk: Which is better. Ngày truy cập: 29/6/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324746
2 Health benefits of soy milk. Ngày truy cập: 28/6.
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-soy-milk
3 Is soy formula safe for your baby? Ngày truy cập: 29/6/2022.
https://www.healthline.com/nutrition/soy-formula

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ