Bà bầu uống nước đậu phụ có tốt không? Điều cần lưu ý khi sử dụng

Nước đậu phụ hay sữa đậu nành là thức uống lành mạnh, bổ dưỡng được nhiều mẹ bầu ưa thích. Tuy nhiên, vì tính cẩn thận, có không ít thắc mắc liệu bà bầu uống nước đậu phụ có tốt không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để hiểu hơn về loại thức uống này, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành là sản phẩm từ thực vật, thường xuyên được sử dụng hàng ngày để thay thế sữa bò. Sữa đậu nành được liệt kê vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhờ rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau. Với mỗi 199g sữa đậu nành, bà bầu có thể hấp thu:

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Calories 28kcal Canxi 18mg
Protein 3,1g Sắt 1,2mg
Tinh bột 400mg Chất béo 1,6g
Chất xơ 100mg Photpho 36mg
Vitamin PP 300mg Vitamin B1 100mcg
Omega- 3 0,6g Omega – 6 4,47g

Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn một lượng nhỏ các chất khác như đồng, mangan, vitamin K1 hoặc folate,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Nước đậu phụ hay sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Nếu sử dụng đúng cách, sữa đậu nành mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Tuy nhiên, thức uống này vẫn tồn tại một vài tác dụng phụ mẹ bầu cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng.

Lợi ích của sữa đậu nành cho bà bầu

Với bảng thành phần dinh dưỡng đa dạng, không thể phụ nhận, sữa đậu nành mang hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Sữa đậu nành rất giàu protein. Nhờ đó cơ thể mẹ có thêm năng lượng để luôn sảng khoái, khỏe khoắn, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi mỗi ngày.
  • Xương khớp chắc khỏe: Do thành phần chứa canxi, photpho, kali, magie. Đây là những khoáng chất giúp bổ sung canxi cho cơ thể đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Vì vậy chúng rất có lợi cho sự phát triển hệ xương của thai nhi.
  • Cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ: Nồng độ hormone progesterone thay đổi đồng thời khiến nhu động ruột bị giảm hoạt động. Điều này khiến mẹ khó hấp thu dưỡng chất, thường bị táo bón, khó tiêu. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong sữa đậu nành có thể hỗ trợ phần nào tình trạng này, giúp bụng dạ mẹ thoải mái hơn nhiều.
  • Hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi phát triển: Đó là nhờ thành phần folate. Chất này tham gia vào hoạt động hình thành tế bào thần kinh và dự phòng dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Không chỉ vậy, acid folic còn ngăn ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… hiệu quả.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: Sữa đậu nành có nguồn gốc tự nhiên, ít cholesterol nên giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ bầu. Thực phẩm này cũng giúp ổn định huyết áp hoặc phòng xơ vữa, đột quỵ, đau tim,… [1]

Tác hại của sữa đậu nành đối với mẹ và thai nhi?

Dù tốt cho sức khỏe thai phụ như vậy nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Dị ứng: Triệu chứng dị ứng ở mỗi người lại khác nhau: phát ban, khó thở, buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng mẹ bầu có thể bị sốc phản vệ.
  • Đau nửa đầu: Triệu chứng này do thành phần isoflavone trong sữa đậu nành. Tùy từng cơ địa mà mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn đau đầu âm ỉ hoặc nhức nhối nếu uống quá nhiều sữa đậu nành.
  • Tăng huyết áp: Biến chứng này không nhiều nhưng cũng có thể xảy ra bởi trong sữa đậu nành có hàm lượng natri tương đối cao.
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Một số thống kê cho thấy mẹ bầu uống sữa đậu nành quá nhiều có thể làm xuất hiện các khối u và dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh cho khẳng định này.
  • Tăng nội tiết tố nữ estrogen: Đó là do thành phần isoflavones có tác dụng giống như hormone estrogen. Nếu mẹ sử dụng sữa đậu nành với quá liều lượng cho phép thì có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để điều trị kịp thời. Vì vậy trong quá trình sử dụng mẹ cần hết sức chú ý liều lượng cũng như biến đổi khác lạ của cơ thể.

Một số tác dụng phụ khi uống sữa đậu nành

Một số lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành được đánh giá là thực phẩm tương đối an toàn. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

  • Hàm lượng dùng hàng ngày tối đa là 500ml. Nếu uống nhiều hơn mẹ dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Không dùng thay nước khi uống thuốc vì làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Người bị viêm dạ dày, sỏi thận, hen suyễn, viêm mũi dị ứng không nên uống vì làm bệnh nặng thêm.
  • Không nên dự trữ sữa đậu nành trong tủ lạnh quá lâu. Thói quen này có thể khiến sữa bị hỏng hoặc biến chất.
  • Không dùng sữa đậu nành cùng trái cây họ cam quýt. Sự kết hợp này có thể gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Uống sữa đậu nành cùng thực phẩm giàu tinh bột như bánh bao, bánh mì,… giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Giải đáp thắc mắc cho bà bầu về sữa đậu nành

Trong quá trình tìm hiểu lợi ích của sữa đậu nành, vô số thắc mắc của mẹ bầu được nêu lên. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất:

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng tới giới tính thai nhi không?

Chắc hẳn mẹ bầu đã từng nghe đến một vài tin đồn về sữa đậu nành, rằng chúng có thể thay đổi giới tính thai nhi, cụ thể là biến nam thành nữ. Nguồn cơn của lời truyền miệng này là do isoflavone trong đậu nành có hoạt tính tương tự estrogen – hormone làm tăng giới tính nữ.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy sữa đậu nành có thể tác động đến giới tính thai nhi hay gây vô sinh, teo tinh hoàn. Chính vì vậy mẹ bầu hãy yên tâm sử dụng sản phẩm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhé [2].

Bà bầu mấy tháng nên uống sữa đậu nành

Vậy bà bầu uống sữa đậu nành khi nào? Mẹ bầu được khuyến khích uống sữa đậu nành ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi với lượng dinh dưỡng của loại sữa này, thai nhi có thể được ổn định, mẹ bầu được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, sữa đậu nành cũng giúp ngừa táo bón, thiếu máu hoặc ngăn ngừa loãng xương,… [3]

Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Bầu 3 tháng hoặc bầu 2 tháng uống sữa đậu nành được không cũng được nhiều mẹ bầu thắc mắc. Câu trả lời là CÓ. Với lượng tối đa 500ml/ngày, sữa đậu nành bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe mẹ bầu hiệu quả.

Bầu 32 tuần uống sữa đậu nành được không?

Thai 32 tuần tức là thai được 8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành. Bởi bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà sữa đậu nành còn cung cấp axit folic để hỗ trợ trí não thai nhi.

Bà bầu nên uống sữa đậu nành khi nào?

Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến khích 2 thời điểm tốt nhất nên uống sữa đậu nành trong ngày là:

  • Uống cùng với bữa ăn sáng. Vì đây là thời điểm cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng nhất.
  • Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavones có trong sữa đậu nành được hấp thu tốt hơn vào thời gian này.

Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ

Như vậy tất cả những thông tin trong bài viết dưới đây đã giúp mẹ trả lời câu hỏi “Bà bầu uống nước đậu phụ có tốt không?”. Nếu mẹ muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị về sức khỏe thai kỳ khác, vui lòng truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Is Soy Safe During Pregnancy? Ngày truy cập: 31/5/2023.
https://www.parents.com/pregnancy/my-body/nutrition/is-soy-safe-during-pregnancy/
2 Soy Milk: What You Need To Know. Ngày truy cập: 30/5/2023.
https://www.forbes.com/health/body/soy-milk/
3 Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? Ngày truy cập: 31/5/2023. https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ