Nước dừa là thức uống giải nhiệt quen thuộc với nhiều người. Có nhiều quan niệm cho rằng uống nước dừa giúp nước ối sạch, em bé sinh ra được trắng trẻo bụ bẫm. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, nước dừa có thể gây nguy hiểm đến thai kỳ. Bài viết dưới đây giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc uống nước dừa có sảy thai không và hướng dẫn cách uống đúng nhất.
Thành phần của nước dừa
Dừa là loại cây nhiệt đới chứa nhiều dưỡng chất. Trong một cốc nước dừa, tương đương khoảng 240g chứa các thành phần như:
- Calo: 15g.
- Đường: 8g.
- Kali: 17,45mg.
- Carbohydrate: 10,4g.
- Chất xơ: 0,6g.
- Đường: 9,6g.
- Natri: 64mg.
- Một số lượng nhỏ Mangan, Magie, Canxi, Kẽm, Sắt, Phospho,… [1]
Trong nước dừa có 94% là nước. Thức uống này chứa ít đường, ít chất béo (thường < 1g chất béo trong 1 trái dừa). Ngoài ra, một lượng nhỏ các loại vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm, đồng, magie cùng nhiều chất chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong nước dừa.
Nước dừa có hương vị ngọt nhẹ tự nhiên, thanh mát, cung cấp dinh dưỡng dưới dạng chất điện giải và đường nên dễ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể sử dụng nước dừa để giải nhiệt những ngày nắng nóng mà ít nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hơn so với các loại nước trái cây khác.
Uống nước dừa có sảy thai không?
Uống nước dừa có thể gây sảy thai nếu bà bầu uống quá nhiều, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều trường hợp mẹ bầu lạm dụng, sử dụng nước dừa thay thế nước uống thông thường và xuất hiện các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, bụng khó chịu: Trong nước dừa có chứa một lượng chất béo. Nếu nạp quá nhiều vào cơ thể, các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn có thể nặng hơn. Một số trường hợp, thai phụ có thể bị đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi kéo dài.
- Loãng máu: Dùng nước dừa quá nhiều có thể khiến máu trong cơ thể bị loãng, số lượng hồng cầu sụt giảm. Hậu quả khiến tim đập nhanh hơn để sản sinh hồng cầu nuôi cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
- Thai chết lưu: Nước dừa có tính hàn có thể làm cho tử cung co bóp mạnh dẫn đến sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, lực co bóp này không đủ mạnh để thai tụt hẳn ra ngoài, dẫn đến thai chết lưu trong buồng tử cung.
Lợi ích của nước dừa với bà bầu
Nếu uống một lượng nước dừa vừa đủ mỗi ngày, bà bầu có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe như:
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu: Nhiều khoáng chất và vitamin được tìm thấy trong nước dừa. Ví dụ như magie, sắt, đồng, vitamin C, canxi, kẽm, kali,… Đây đều là dưỡng chất tự nhiên, cần thiết cho sức khỏe người mẹ trong thai kỳ.[2]
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón: Một lượng lớn chất xơ được tìm thấy trong thành phần nước dừa. Do đó, khi bà bầu uống nước dừa, chất xơ hỗ trợ chuyển động ruột, giúp bà bầu tiêu hóa tốt hơn, giảm táo bón hiệu quả.
- Nâng cao sức đề kháng: Nước dừa chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy cần thiết để cải thiện hàng rào miễn dịch, giúp phòng ngừa một số bệnh như cúm, tiêu chảy, mất cân bằng điện giải,…
- Lợi tiểu: Nước dừa giàu các khoáng chất như kali, magie,… nên mang lại công dụng lợi tiểu. Vì vậy, bà bầu uống nước dừa có thể đào thải độc tố, hỗ trợ làm sạch đường tiểu, tăng cường chức năng thận,…
- Cải thiện lưu thông máu: Trong nước dừa chứa thành phần kali, axit lauric có tác dụng làm giãn mạch. Nhờ đó, máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Phòng ngừa đái tháo đường: Do hàm lượng đường thấp, nước dừa không gây tăng đường huyết, đặc biệt với bà bầu bị tiểu đường. Ngoài ra, nhờ thành phần kali, mangan, vitamin C,… nước dừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Mẹ bầu uống nước dừa cần lưu ý gì?
Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu vẫn cần tuân thủ một số lưu ý khi sử dụng nước dừa. Cụ thể như sau:
Bầu mấy tháng uống được nước dừa
Bà bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ 4. Bởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức khỏe thai nhi và nội tiết tố của mẹ bầu chưa ổn định. Nếu thường xuyên sử dụng nước dừa giai đoạn này, thai phụ dễ tụt huyết áp.
Trong khi đó, từ tháng thứ 4, thai nhi đã ổn định, triệu chứng nghén có dấu hiệu thuyên giảm, bà bầu có thể sử dụng 1-2 quả dừa non mỗi ngày, uống 3-4 lần/tuần. Lúc này, nước dừa giúp nâng cao đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm trong thai kỳ, làm đẹp da.
Tuy nhiên, đến tháng thứ 8, mẹ bầu nên giảm lượng nước dừa xuống còn một quả hoặc ít hơn mỗi ngày. Đồng thời, uống lượng vừa đủ giúp mẹ bầu bớt khó chịu do đầy bụng, táo bón, rụng tóc,… Ngược lại, uống quá nhiều nước dừa có thể gây đa ối, dư ối, thậm chí dọa sinh non.
Thời điểm uống nước dừa lý tưởng là buổi sáng, trước bữa ăn sáng. Với hương vị thơm ngon, thanh mát, nước dừa cung cấp dưỡng chất cho mẹ bầu bắt đầu ngày mới đầy năng lượng. [3]
Lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa
Nước dừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu nói chung nhưng nếu uống không đúng cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Dưới đây là một số lưu ý thai phụ cần biết khi sử dụng nước dừa trong thời kỳ mang thai:
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Lúc này cơ thể khó hấp thu hết dưỡng chất từ nước dừa, khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng bụng đầy hơi, khó chịu và mất ngủ.
- Không uống khi mẹ bầu bị huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Nước dừa có tình hàn nên nếu mẹ bầu uống nước dừa vào thời điểm cơ thể bị mệt mỏi, huyết áp thấp có thể gây cảm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
- Không uống nước dừa để qua đêm hoặc có vị khác lạ: Nước dừa có một hàm lượng đường nhỏ. Nếu để qua đêm, nước dừa có thể là môi trường thích hợp để vi sinh vật phát triển. Khi đó, mẹ uống có thể gây đau bụng, thậm chí bị ngộ độc thực phẩm.
- Không lạm dụng nước dừa: Dân gian lưu truyền một số công dụng thần thánh của nước dừa như làm trắng da em bé, mịn da,… nên nhiều mẹ bầu uống với số lượng quá nhiều. Điều này có thể khiến mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí thừa ối ở những tháng cuối thai kỳ.
Như vậy, bài viết trên đây cung cấp một số thông tin để mẹ trả lời câu hỏi “uống nước dừa có sảy thai không?”. Nếu muốn được tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe thai kỳ, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc gọi số hotline 1900 636 985.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | 7 Science – based health benefits of coconut water. Ngày truy cập: 16/9/2022. https://www.healthline.com/nutrition/coconut-water-benefits#2.-May-have-antioxidant-properties |
---|---|
↑2 | 8 Benifits of Drinking Coconut Water during pregnancy. Ngày truy cập: 19/09/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/coconut-water-in-pregnancy |
↑3 | What is the best time to drink coconut water. Ngày truy cập: 19/09/2022. https://food.ndtv.com/food-drinks/what-is-the-best-time-to-drink-coconut-water-1755236 |